Các hoạt động

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 2020 (Trang 55 - 62)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tích môi trường bên trong

2.3.1 Các hoạt động

2.3.1.1Về nguồn vốn hoạt động: bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động a/ Vốn chủ sở hữu:

Hình 2.9: Vốn chủ sở hữu của Quỹ ĐTPT Bình Dương giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Quỹ ĐTPT Bình Dương

VCSH của Quỹ tính đến 31/12/2013 đạt 953,622 tỷ đồng chiếm 62% tổng nguồn vốn hoạt động, thành phần VCSH phần lớn có nguồn gốc từ ngân sách địa phương (vốn điều lệ thực có) 723,552 tỷ đồng chiếm 75,9% VCSH (Hình 2.9). Ngồi ra, Quỹ tự bổ sung thêm bằng nguồn vốn các quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế 230,070 tỷ đồng để mở rộng hoạt động. Mặc dù nguồn vốn bổ sung thêm chiếm tỷ trọng thấp: 24,1% VCSH nhưng cũng cho thấy hoạt động đã tuân theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Tuy nhiên, VCSH cần phải lớn mạnh hơn vì đây chỉ tiêu dùng để xác định giới hạn đầu tư cũng như giới hạn huy động vốn. b/ Vốn huy động.

Bảng 2.6: Số dư huy động vốn (tại thời điểm cuối năm) của Quỹ ĐTPT Bình Dương giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ huy động vốn 44,658 167,632 364,846 299,549 592,942 Nguồn: Tổng hợp báo cáo Quỹ ĐTPT Bình Dương

Tính đến ngày 31/12/2013, số dư vốn huy động là 592,942 tỷ đồng chiếm 38% nguồn vốn hoạt động. Nguồn vốn huy động luôn thấp hơn so với nguồn VCSH, cho thấy Quỹ chưa tận dụng hết các kênh huy động vốn trên địa bàn và ngoài nước,

cũng như tận dụng giới hạn huy động vốn (tối đa bằng 6 lần VCSH của Quỹ tại cùng thời điểm) theo quy định tại Nghị định 138/NĐ-CP [6].

Bảng 2.7: Doanh số huy động vốn tại thời điểm cuối năm của Quỹ ĐTPT Bình Dương giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng NĂM 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG Doanh số huy động vốn 23,358 309,302 359,495 542,199 839,942 2.074,296 - Trung và dài hạn 7,393 159,302 3,714 139,673 439,942 750,024 - Tạm ứng vốn nhàn rỗi ngân sách tỉnh 150 350 400 400 1.300

- Tiền gửi của các tổ

chức, cá nhân tại Quỹ 15,965 5,781 2,526 24,272

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Quỹ ĐTPT Bình Dương

Quỹ đã thực hiện huy động vốn trực tiếp từ các doanh nghiệp, tổ chức tài chính (Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt, Quỹ Phát triển đất, WB, tiền bảo hành cơng trình tại các dự án vay vốn tại Quỹ,..) và từ ngân sách tỉnh với tổng doanh số huy động vốn từ năm 2009 - 2013 là 2.074,296 tỷ đồng (Bảng 2.7). Trong đó chủ yếu là nguồn tạm ứng vốn nhàn rỗi từ ngân sách tỉnh đạt 1.300 tỷ đồng, chiếm 62,7% (vay vào đầu năm và cuối năm trả). Chính vì vậy trong những năm qua doanh số huy động tuy cao nhưng số dư huy động vào cuối năm lại thấp, ngoại trừ năm 2013 đạt trên 500 tỷ đồng (Bảng 2.7).

Việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân còn rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là do lãi suất huy động của Quỹ đòi hỏi phải ở mức thấp để Quỹ thực hiện nhiệm vụ cho vay các dự án đầu tư CSHT theo đúng đối tượng với lãi suất ưu đãi (lãi suất cho vay được xác định theo nguyên tắc khơng thấp hơn lãi suất huy động bình quân, đảm bảo bù đắp phí quản lý và chi phí liên quan đến hoạt động cho vay theo quy định tại Nghị định 37/2013/NĐ-CP [7]). Trong khi đó, các NHTM cạnh tranh gay gắt, thích ứng nhanh với biến đổi của lãi suất thị trường sẽ đưa ra mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn cùng các chương trình huy động vốn rất hấp dẫn. Điều này đã gây ra khó khăn cho Quỹ trong huy động vốn trung và dài hạn trên thị trường.

Quỹ ĐTPT Bình Dương được WB chọn là một trong bốn Quỹ ĐTPT địa phương có năng lực quản lý chuyên nghiệp và uy tín để cho vay đầu tư hạ tầng đơ thị với chính sách tín dụng ưu đãi (Quỹ ĐTPT Bình Dương, 2009) [14], đến cuối năm 2013 số vốn huy động được cho 3 tiểu Dự án là 128.305 tỷ đồng phần nào cải thiện được nguồn vốn huy động của Quỹ trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc huy động vốn từ WB cịn gặp nhiều khó khăn nên số vốn huy động được chưa cao. Việc tiếp cận nguồn vốn từ WB đòi hỏi chủ đầu tư phải thực thi nhiều yêu cầu chuẩn mực khắt khe nhưng lãi suất cho vay áp dụng khung lãi suất của Quỹ, nên các dự án quan trọng của tỉnh thuộc đối tượng vay vốn từ WB không thể đáp ứng, phải tìm nguồn vốn khác tài trợ, mặt khác thời gian thẩm định của Ban quản lý dự án Quỹ ĐTPT địa phương (BTC) kéo dài cũng gây nản lòng chủ đầu tư và ảnh hưởng đến kế hoạch huy động vốn của Quỹ

Đến nay, Quỹ vẫn chưa thực hiện hình thức huy động vốn trên thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu Quỹ ĐTPT Bình Dương là do Quỹ đang chờ BTC trình chính phủ ban hành khung pháp lý cho phép các Quỹ ĐTPT địa phương phát hành trái phiếu Quỹ để huy động vốn trung và dài hạn trên thị trường như các công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Ngồi ra, Quỹ ĐTPT Bình Dương cũng chưa thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu do UBND tỉnh uỷ thác là do Quỹ chưa được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư vào các dự án phát hành trái phiếu cơng trình để huy động vốn.

Quỹ chưa xây dựng được kế hoạch huy động vốn dài hạn từ các tổ chức phi chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển của Việt Nam ADB, AFD,…

2.3.1.2Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn của Quỹ chủ yếu tập trung vào phát triển CSHT KT – XH và kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từ năm 2001 trở về trước, hoạt động sử dụng

vốn của Quỹ chủ yếu tập trung vào đầu tư gián tiếp. Bắt đầu từ năm 2001, hoạt động ĐTTT của Quỹ mới được tiến hành. Về cơ bản, Quỹ đã nhận thức được vai trò của “vốn mồi” của Quỹ khi kêu gọi huy động vốn từ các tổ chức, các thành phần

kinh tế tham gia. Tuy nhiên, do quy mơ của Quỹ cịn nhỏ, nguồn vốn hạn chế nên chưa thực sự phát huy vai trị của Quỹ trong q trình kêu gọi đầu tư.

Trong giai đoạn 2009-2013, Quỹ đã thực hiện tổng vốn đầu tư là: 7.731,46 tỷ đồng. Trong đó, mức đầu tư bằng nguồn vốn Quỹ đạt 2.463,2 tỷ đồng chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư, mức cho vay bằng nguồn vốn ủy thác đạt 5.257,76 tỷ đồng chiếm 68,1% tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy trong các hoạt động sử dụng vốn, hoạt động cho vay bằng nguồn vốn uỷ thác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đầu tư.

a/ Hoạt động ĐTTT:

Bảng 2.8: Hoạt động ĐTTT của Quỹ ĐTPT Bình Dương giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng

Số dư đầu năm 72,792 89,700 120,000 124,323 129,551

Vốn góp trong năm 25,250 30,300 4,323 5,228 10,327 75,428

Thu hồi vốn góp 8,342 0 0 0 0

Số dư cuối năm 89,700 120,000 124,323 129,551 139,878

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Quỹ ĐTPT Bình Dương.

Tổng vốn ĐTTT đến 31/12/2013 là 168,15 tỷ đồng (Bảng 2.1) trong đó có 3 dự án đã thu hồi 100% vốn đầu tư với tổng số tiền là 28,272 tỷ đồng (thu hồi vốn của dự án Khu tái định cư Chánh Phú Hoà vào năm 2006, thu hồi vốn dự án Khu dân cư Tân Đông Hiệp năm 2009 và thu hồi vốn dự án Khu dân cư Phú Hồ 1 năm 2004) [14]. Do đó số dư hoạt động ĐTTT đến 31/12/2013 là 139,878 tỷ đồng (xem bảng 2.8) chỉ chiếm 9,04% nguồn vốn hoạt động của Quỹ. Kể từ khi triển khai thực hiện đến nay, tổng vốn ĐTTT cũng tăng nhẹ nhưng hoạt động ĐTTT luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn đầu tư của Quỹ, nhất là trong giai đoạn 2009-2013 tổng vốn ĐTTT chỉ đạt 75,428 tỷ đồng (xem bảng 2.8) chiếm 3,06% tổng vốn đầu tư bằng nguồn vốn Quỹ. Hoạt động ĐTTT của Quỹ chưa được đa dạng, từ năm 2010 đến nay Quỹ không thực hiện ĐTTT vào dự án nào, cũng như chưa thu hồi vốn được thêm dự án nào, hoạt động ĐTTT chủ yếu dưới hình thức đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp mới như sáng lập và điều hành các công ty cổ phần để đầu

tư, tham gia khởi động các chương trình đầu tư vào các cơng trình trọng điểm theo định hướng phát triển KT - XH của tỉnh.

+ Vấn đề chuyển hoá các hoạt động đầu tư: Thời gian qua việc thực hiện chuyển hóa các hoạt động đầu tư của Quỹ vẫn chưa đạt hiệu quả đã ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng vốn cho các dự án. Tính từ khi thành lập đến nay, Quỹ chỉ mới thực hiện thoái vốn cho 2 dự án Quỹ thực hiện ĐTTT vào dự án và 1 dự án góp vốn liên doanh. Việc chuyển nhượng đầu tư như rút vốn và bán cổ phần tại công ty tham gia liên doanh vẫn chưa được Quỹ thực hiện. Bên cạnh đó, tình hình đóng băng của bất động sản trong những năm qua cũng làm cho các nhà đầu tư không mặn mà tiếp tục đầu tư vào các cơng trình hạ tầng, như dự án Khu trung tâm thương mại dịch vụ Bạch Đằng mà Quỹ góp vốn liên doanh. Mặc dù dự án đã được triển khai từ đầu năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa hồn chỉnh phần thi cơng CSHT kỹ thuật và xây dựng phương án giá để đưa ra chào bán sản phẩm. Việc chậm trễ trong thi công đã làm cho Quỹ khơng thể thối vốn và mất rất nhiều chi phí cơ hội.

b/ Hoạt động cho vay đầu tư bằng nguồn vốn hoạt động của Quỹ.

Bảng 2.9: Tình hình cho vay đầu tư bằng nguồn vốn của Quỹ ĐTPT Bình Dương giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng

1. Số dư đầu năm 330,7 465,7 781,2 989,2 919

2. Giải ngân 221 574,4 603.2 535,7 453,5 2.387,8

- Trung hạn 180,3 334,2 408,5 391,1 181,1 1.495,2

- Ngắn hạn 40,7 240,2 194,7 144,6 272,4 892,6

3. Thu nợ 86,1 269,4 395,2 581,7 403,4

4. Số dư cuối năm 465,7 781,2 989,2 919 969,2

5. Nợ quá hạn 0 2 11,4 10,9 13,6 6. Tỷ lệ quá hạn (%) 0,22 1,15 1,2 1,4 7. Tỷ lệ nợ xấu (%) - 1,4 1,1 4,6 4,5 8. Số tiền trích lập dự phịng rủi ro tín dụng vào cuối năm 7,6 11,52 12,3 32,2 41,8

Giai đoạn 2009-2013, doanh số cho vay từ nguồn vốn hoạt động của Quỹ đạt 2.387,8 tỷ đồng (xem bảng 2.9) chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt động của Quỹ ĐTPT Bình Dương (chiếm 96,94% tổng vốn đầu tư bằng nguồn vốn Quỹ). Tuy nhiên phạm vi cho vay cũng còn hạn chế do Quỹ chưa tạo được thương hiệu nên nhiều đối tượng chưa biết đến Quỹ. Mặc khác, với quy trình thủ tục cho vay của Quỹ còn khá phức tạp, yêu cầu nhiều điều kiện ràng buộc và mất nhiều thời gian xét duyệt cho vay nên khách hàng khó đáp ứng được yêu cầu khi vay vốn tại Quỹ. Điều này cho thấy Quỹ chưa thật sự tạo ra bước đột phá theo yêu cầu, nhiệm vụ mà UBND tỉnh đề ra là đầu tư phát triển CSHT KT-XH.

c/ Hoạt động nhận ủy thác cho vay:

Bảng 2.10: Tình hình nhận ủy thác cho vay của Quỹ ĐTPT Bình Dương giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng

Doanh số cho vay 619,58 646,26 1.277,40 1.443,00 1.271,52 5.257,76 Tỷ trọng doanh số cho vay 69% 52% 68% 73% 74% Dư nợ vốn ủy thác 73 117,85 124,74 266,43 240,32 Tỷ trọng dư nợ vốn ủy thác/tổng doanh số cho vay 18% 10% 14% 24% 20%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Quỹ ĐTPT Bình Dương

Doanh số cho vay từ năm 2009-2013 là 5.257,76 tỷ đồng (bảng 2.10), mặc dù doanh số cho vay trong năm chiếm tỷ trọng cao (năm 2013: 74%) trên tổng doanh số cho vay nhưng dư nợ cho vay cuối năm chiếm tỷ trọng thấp (năm 2013: 20%) trên tổng doanh số cho vay là do nguồn vốn ủy thác của Quỹ chủ yếu là nguồn vốn ủy thác của UBND tỉnh Bình Dương để cho vay bổ sung vốn hoạt động cho các doanh nghiệp trong năm (đầu năm vay, cuối năm trả) và cho vay để bình ổn giá cả thị trường). Điều này cho thấy hoạt động nhận uỷ thác cho vay chưa đa dạng là do Quỹ chưa chủ động khai thác các nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức kinh tế, tài chính khác trong và ngồi nước; việc quản lý vốn uỷ thác cịn mang tính kiêm

nhiệm, chưa có bộ phận chuyên biệt và thực hiện riêng chức năng quản lý vốn uỷ thác.

 Về công tác quản lý rủi ro:

Quỹ đã triển khai các phương án nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ như: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ hàng năm; Thực hiện kiểm tốn Báo cáo tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của Quỹ (Cơng ty kiểm toán độc lập do Ban quản lý dự án Quỹ ĐTPT địa phương thuộc BTC thuê); Kiểm tra định kỳ việc sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo của các đơn vị vay vốn, quản lý tài sản theo số lượng và đánh giá lại tài sản đảm bảo, giảm trừ khấu hao theo quy định; Đánh giá tình hình nợ quá hạn và lãi treo của các khách hàng để tháo gỡ khó khăn và thống nhất giải pháp thu nợ; Xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phần nào đánh giá xếp loại khách hàng và dự báo được nguy cơ tiềm ẩn phát sinh nợ quá hạn; Thực hiện đánh giá phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo quy định để xây dựng giải pháp thu nợ kịp thời, nhằm giảm thiểu nợ xấu và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng dần trong những năm gần đây, cao nhất là trong năm 2013 với tỷ lệ là 1,4% trên tổng dư nợ cho vay làm cho tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao đặc biệt vào năm 2012 – 2013 tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 4,6% và 4,5 %. Giá trị các khoản nợ trích lập dự phòng rủi ro tăng lên đáng kể nhất đến cuối năm 2013 (xem bảng 2.9) là do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung nên khách hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tình hình tài chính yếu khơng có nguồn thu để trả nợ đúng hạn. Vì vậy, Quỹ phải đối mặt với rủi ro tín dụng làm cho chi phí trích lập dự phịng tăng cao, lợi nhuận giảm xuống đáng kể.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư phát triển bình dương giai đoạn 2015 2020 (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w