7. Bố cục của cơng trình nghiên cứu
2.1. Cơ quan quản lý và cơ sở khám chữa bệnh
2.1.2. Ty Lươn gY
Dưới các thành, trấn (triều Gia Long) hay tỉnh (triều Minh Mạng) trở đi, Nhà nước cho lập Ty Lương Y để phục vụ cho quan lại trong bộ máy hành chính địa phương. Việc khám chữa bệnh cho quan lại, tướng sĩ, binh lính ở các doanh trấn trách nhiệm thuộc về vị quan đứng đầu các doanh trấn ấy. Khi binh lính bị ốm, dịch bệnh xảy ra thì quan sở tại có nhiệm vụ sai phái các thầy thuốc của Ty Lương Y đi làm việc và có thể huy động các thầy thuốc trong dân gian cùng tham gia. Nếu dịch bệnh bùng phát mạnh, nguy hiểm, thầy thuốc Ty Lương Y không đủ khả năng chữa trị, ngay lập tức quan đứng đầu địa phương đang có dịch bệnh xảy ra phải làm tờ tấu về Kinh đô để xin triều đình sai phái thầy thuốc Thái Y Viện xuống giúp đỡ.
Gia Long năm thứ 7 (1808), nhà vua đã “Chuẩn định số người Ty Lương Y ở
các doanh trấn thuộc thành Gia Định và Bắc Thành” [37; tr.517]. Theo đó, ở Bắc
gồm 1 Huấn khoa, 15 y sinh, trấn Quảng Nam, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hoa, Sơn Nam Hạ y sinh giảm xuống một phần hai còn lại 10 người, trấn Yên Quảng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hưng Hóa y sinh bằng một nửa các dinh trấn trên.
Năm 1828, theo duyệt y của vua Minh Mạng, Huấn khoa ở Ty Lương Y đổi làm Y sinh. Ở mỗi Ty Lương Y đều đặt 1 Chánh cửu phẩm Y sinh, Y sinh là lại viên (chưa thuộc ngạch quan) trực tiếp phụ trách Ty Lương Y. Minh Mạng năm thứ 10 (1829), chuẩn y lời tâu: “Trấn Sơn Tây thiết lập Ty Lương Y, cho thư lại ty chiêu hậu là Đỗng
Cơng Hiệu ở trấn ấy làm thí sai y sinh Ty Lương Y, cho chiêu tập dân ngoại tịch hơi biết nghề làm thuốc lập làm Ty Lương Y” [37; tr.517]. Nhiệm vụ chính của Ty Lương
Y là lo chăm sóc sức khỏe cho các quan lại và nhân dân trong tỉnh. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó, ngồi sự hỗ trợ của nhà nước về thuốc men, mỗi ty thường có 5 đến 10 Y thuộc cùng trực tiếp tham gia việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của quan, binh lính và nhân dân trong địa hạt, khi cần thiết sẽ có sự tham gia của thầy thuốc Thái Y Viện.