7. Bố cục của cơng trình nghiên cứu
2.1. Cơ quan quản lý và cơ sở khám chữa bệnh
2.1.5. Một số cơ sở khám chữa bệnh khác
Với chức năng, hoạt động tương tự như Sở Dưỡng Tế do chính quyền sở tại lập ra, các giáo sĩ phương Tây cũng thiết lập và xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh của riêng mình. Đây là một trong những hoạt động nổi bật của các giáo sĩ phương Tây khi đến hoạt động tại Việt Nam để tiện cho việc truyền đạo và thâm nhập, ảnh hưởng văn hóa phương Tây đến đời sống người dân. “Thời gian đầu, Linh mục Lefebre thành lập
một dưỡng đường ở vùng chợ cũ (Bến Thành) gần nhà ông để nuôi dưỡng những người bệnh tật nghèo nàn, không phương kế làm ăn. Về sau, vì nhu cầu chữa bệnh cho cơng chức và dân chúng. Linh mục đồng ý giao dưỡng đường lại cho chính quyền thực dân Pháp, dời về chợ Quán và giao cho các bà Sơ dòng Saint Paul đảm nhận. Đó là tiền thân của nhà thương chợ Quán về sau” [7; tr.298]. Với tư liệu được ghi chép lại
trên đây, ta thấy rằng cơ sở khám chữa bệnh mà các giáo sĩ phương Tây xây dựng có tên gọi là Dưỡng Đường với hoạt động chính là nơi nuôi dưỡng, chữa trị cho những người bệnh tật, người nghèo và người già neo đơn... Tuy số người được tiếp nhận không lớn nhưng những hành động thiết thực này đã đóng góp khơng nhỏ vào q trình chăm sóc những người bệnh cùng những người nghèo khó, góp phần giảm bớt gánh nặng về an sinh xã hội cho chính quyền nhà nước quân chủ đang trên đường suy thối.
Ngồi các “bệnh viện” được nhà nước cho xây dựng cố định kể trên, dưới triều Nguyễn cịn tồn tại hình thức “bệnh viện dã chiến” làm nơi khám, chữa bệnh của các Y sinh, các thầy thuốc được nhà nước phái tới các công trường xây dựng hay đi theo các quân thứ để chữa bệnh cho quan quân, binh sĩ trú đóng tại các địa phương xa xơi miền biên viễn. Năm 1822, vua Minh Mạng “cho phái 5 tên thuộc viên viện Thái Y
quan, lính xứ ấy có tật bệnh thì hết lịng điều trị, cốt chữa được nhiều người khỏi ốm. Công việc xong sẽ giao bộ phân biệt công trạng, ai có cơng hiệu nhiều thì được
thưởng, ai khơng có cơng trạng gì, thì phải nghĩ xử rất nghiêm” [37; tr.520], hay
tháng 3 năm 1831, “lại sai Thái y viện chia đóng nhiều nơi ở cơng trường để điều trị
quân sĩ trong khi có bệnh hoạn” [37; tr.147]. Với việc thành lập các “bệnh viện dã
chiến” này, người bệnh sẽ được tiếp cận với thầy thuốc nhanh hơn, được chữa trị và
chăm sóc sức khỏe kịp thời, chu đáo, hạn chế những diễn biến xấu về bệnh tình, những thiệt hại về nhân mạng khơng đáng có.