7. Bố cục của cơng trình nghiên cứu
2.3. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn
2.3.3. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
Đối với người dân, triều Nguyễn đã cho thành lập Ty Lương Y ở các địa phương để khi người dân bị bệnh có thể tới thăm khám, điều trị và chữa bệnh. Tuy nhiên, do lực lượng thầy thuốc ở các Ty Lương Y rất mỏng nên người dân khi bị bệnh khó có thể tiếp cận với các thầy thuốc. Vì lẽ đó, khi mắc bệnh, người dân thường tự tìm các thầy lang hoặc các thầy pháp sư, đạo sĩ trong nhân gian để chữa và điều trị bệnh. Nhưng phổ biến nhất vẫn là người dân tự chữa bệnh bằng các kinh nghiệm dân gian. Đây là một hạn chế lớn trong hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân dưới triều Nguyễn.
Đối với các loại bệnh thông thường, triều Nguyễn để người dân tự chữa trị hoặc tự tìm thầy thuốc riêng cho mình nhưng mỗi khi xảy ra các bệnh dịch nguy hiểm, có tính chất lây lan rộng ra các địa phương, gây chết nhiều người thì nhà nước gấp rút thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Dưới triều
Nguyễn, các bệnh dịch gây chết nhiều người, xảy ra ở nhiều địa phương và hầu như năm nào cũng có. Theo thống kê của chính sử triều Nguyễn được ghi chép trong Đại
Nam thực lục thì có những trận đại dịch, quân dân chết hàng vạn người. Trước tình
hình đó, triều Nguyễn đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh cũng như hỗ trợ cho người dân.
Dưới triều Nguyễn, các bệnh dịch gây chết nhiều người, xảy ra ở nhiều địa phương và hầu như năm nào cũng có. Theo thống kê của chính sử triều Nguyễn được ghi chép trong Đại Nam thực lục thì có những trận đại dịch, qn dân chết hàng vạn người. Trước tình hình đó, triều Nguyễn đã có nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh cũng như hỗ trợ cho người dân.
Theo Đại Nam thực lục ghi chép vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820), ở một số nơi như ở Hà Tiên, Vĩnh Thanh, Định Tường, bệnh dịch phát to,“bệnh dịch phát từ mùa thu
sang mùa đông, bắt đầu từ Hà Tiên sau rốt đến Bắc Thành. Số hộ khẩu chết tất cả là 206 835 người, không kể số nam phụ lão ấu ở ngoài hộ tịch. Trước sau chẩn cấp tổng kê hơn 73 vạn quan tiền” [42; tr.108]. Đến tháng 7 năm đó, các tỉnh từ Bình Thuận trở ra Quảng
Bình lại báo có dịch: “Từ Bình Thuận trở ra đến Quảng Bình có tin báo bệnh dịch. Vua
lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp. Sắc cho các địa phương mỗi nơi đặt một đàn tế lễ. Người ốm thì cấp thuốc, người chết thì cấp tiền vải, theo như lời dụ trước” [50; tr.220]. Nhân đó, vua Minh Mạng “Dụ các quan địa phương, nên thân hành đến nơi để cấp phát tiền, vải tử tuất, xét hỏi những người bị bệnh nặng, và người chết, số lượng bao nhiêu, phải năm ngày một lần tâu lên” [50; tr.220]. Từ những
chi tiết trên, chúng ta thấy sự quan tâm, nỗ lực của vua quan triều Nguyễn trong việc đi sâu, bám sát đến tình hình diễn biến của dịch bệnh ở các địa phương để từ đó đề ra các biện pháp cụ thể, kịp thời ngăn chặn dịch bệnh, ổn định đời sống người dân.
Theo như lời kể của Phan Thúc Trực trong Quốc sử Di Biên, khi dịch bùng phát thì triều đình lập tức cung cấp thuốc chữa cho dân “Năm 1820, tháng 8 có đại dịch. Ra
chiếu ban ngự dược cùng việc cấp tiền tuất. Bấy giờ ở đô thành dịch bệnh tràn lan. Tháng 9 bệnh dịch đã lan khắp các trấn ở Bắc Thành, quan và dân chết kể hàng nghìn người. Ngày 13, chiếu nói rằng vì việc dân mà trẫm rất ưu phiền, bèn sai ngự y là các ông Trịnh Hoài Đức theo lương phương để ban cách cứu chữa. Lại ban cho thuốc viên và tiền tử tuất. Về sau trong dân có nhiều người khai man tới mức phải bị ra hầu kiện”
[66; tr.239]. Đặc biệt, điều đáng lưu ý ở đây là “về sau trong dân có nhiều người khai
man tới mức phải bị ra hầu kiện”. Sự việc này đã cho ta thấy số lượng thuốc viên và
không hề nhỏ nên mới dẫn đến lòng tham của con người nỗi lên, khai man để được hưởng thêm phải bị xử lý pháp luật.
Dù nạn dịch xảy ra rộng khắp với số lượng người bị nhiễm bệnh lớn, triều Nguyễn vẫn rất cố gắng chi ra số tiền lớn để cứu chữa gấp cho dân nhằm đẩy lùi dịch bệnh. Lòng yêu thương dân chúng được thể hiện rất rõ trong lời nói của vua Minh Mạng. Tháng 3 năm 1833, tỉnh Hải Dương có bệnh dịch. Quan tỉnh xin lấy tiền kho mua thuốc chữa bệnh cho dân. Bộ Hộ phúc tấu, cho rằng: “Những dân ở quanh tỉnh có
1, 2 người cảm nhiễm lây thì chữa chạy cịn được, chứ muốn chữa cả người này, người khác thì khơng khắp được” [43; tr.501]. Vua nói: “Khơng sao, thấy dân ốm đau, há lại ngồi nhìn mà khơng cứu?” [43; tr.501]. Vua bèn chuẩn y như lời đã xin. Sau đó hơn
tháng, bệnh dịch đã lui. Hay như sự việc quan doanh Quảng Nam tâu xin chia số dân bị dịch lệ làm ba hạng: già, trẻ, con nít, để cấp tiền tuất. Vua Minh Mạng đã trách rằng: “Trên lãnh thổ đều là dân con, trong bốn bể đều là tiền của. Ngày nay trăm họ
bị tật dịch, lòng trẫm xiết nỗi thương đau, há ngại việc cấp tiền nhiều mà bàn nên giảm bớt hay sao” [50; tr.220]. Bèn khiến theo lệ cấp đều.
Để cứu chữa dân chúng bị truyền nhiễm, vua cho bào chế thuốc và phân phát tới từng địa phương có dịch để kịp thời cứu chữa cho dân, “chừng nào dân gian 10 phần
lành khỏi mới thôi” [45; tr.492]. Năm 1864, Hà Nội phát bệnh dịch lệ, vua Tự Đức
“Sai tỉnh thần chế nhiều thuốc hoàn tán, chia cấp cho các nơi. Lại sai thông chép đơn
thuốc, theo đó mà chế làm và chế thêm để cấp cho nơi quân thứ” [47; tr.858]. Như
vậy, hiệu quả của các bài thuốc trong các trận dịch bệnh đã được nhà đúc rút thành kinh nghiệm để sẵn sàng có đủ thuốc chu cấp cho các đợt dịch sau này ở các quân thứ, địa phương khác trên cả nước.
Bên cạnh bào chế và phát thuốc miễn phí, sau khi tìm hiểu về bệnh dịch, vua sai cho các quan địa phương về chỉ dạy cho dân cách dập tắt bệnh dịch theo phương pháp dân gian. Đơn cử, vào năm 1826, vua Dụ cho Thiêm sự Trần Nhật Vĩnh (quan tỉnh Gia Định) rằng: “Ngươi về bảo Lê Văn Duyệt hạ lệnh cho nhà dân theo cách bỏ lửa cũ lấy
lửa mới, thì bệnh dịch có thể bớt được. Đây là phương pháp tìm lành tránh dữ ghi trong sách cổ, mà lại là dị ý của người xưa dùi cây đổi lửa vậy” [43; tr.118].
Đi đôi với việc phái ngay các thầy thuốc tới các địa phương có dịch cứu chữa, phát thuốc cho nhân dân, triều Nguyễn kết hợp với các biện pháp cho tạm hỗn, dừng các cơng dịch, thuế má để giảm gánh nặng trước mắt cho người dân. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), “các tỉnh Bắc Kỳ bị dịch độc, hai tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh bị nặng
hành các cơng dịch về binh, nhiêu, cùng hỗn nạp các hạng thuế. Dân đều vui mừng cảm động và xưng tụng cơng đức” [50; tr.322].
Bên cạnh đó, các vua triều Nguyễn cũng cho bãi hết các yến tiệc, trang trí khơng cần thiết. Như việc “đổi gọi tiết Hoa triêu thành tiết Phương triêu, đình bỏ cuộc yến
thưởng trong cung. Dụ bọn thị thần rằng: hàng năm, về tiết Phương triêu, trong cung có lệ ăn yến, thưởng tiết. Năm nay, các hạt bỗng gặp dịch lệ, trẫm đương sợ hãi, tu tỉnh để cầu đời phúc trời, còn nỗi đâu mà thưởng tiết! Vậy cho đình chỉ” [46; tr.462].
Vua Thiệu Trị năm thứ 3 (1843), trước tình hình bệnh dịch lây lan nhanh chóng, vua truyền cho “ngự ra điện bên, triệu các quan ra làm việc. Phàm là những châu ngọc,
vật quý trong cung hay chỉ những đồ thêu gấm vóc, đồ ngự dụng đều bỏ đi, bớt món ăn, bãi âm nhạc, thả những muông thú trong vườn Thượng uyển, bãi các cơng tác chưa cần gấp” [46; tr.463]. Ngồi ra, vua cũng cho các quan lại xét xử trong kinh, việc
nhẹ thì xử lý ngay, việc nặng khoan hãy tra khảo tránh làm hại người vô tội. Các quan địa phương tự xem xét lại mình, có lỗi thì sửa cho đúng, từ đó mong thấu trời xanh giúp đỡ, mà bệnh tật lui đi, thiên hạ thái bình.
Đến cả việc hệ trọng về quân sự, quốc phòng an ninh quốc gia cũng được triều Nguyễn cho tạm dừng để tập trung mọi nguồn lực chống nạn dịch. Vua ra lệnh hỗn bắt lính thiếu ở trong kinh và ở ngồi. Vua dụ bầy tơi rằng: “Gần đây lệ khí lan tràn từ
Gia Định trở ra đến Quảng Bình nhiều người ốm chết, trẫm nghe thấy rất lấy làm thương. Phàm lính là để giữ nước, vẫn khơng thể thiếu được, mà đạo nuôi dân cũng nên rộng rãi. Vậy thông dụ cho ở kinh và các thành dinh trấn phàm việc sung điền binh đinh trốn và chết đều hoãn lại, đợi sau khi lệ khí yên rồi sẽ bắt cũng chưa muộn”.
Hay vào tháng 6 năm 1840, thành thần tâu lên:“Thanh Hoa từ tháng giêng đến giờ,
nhân dân chết dịch hơn 2000 người, bệnh dịch vẫn chưa thơi dứt, tình hình đương lúc quẫn bách, xin hỗn việc tuyển duyệt” [45; tr.734]. Vua y cho.
Đối với việc chậm trễ trong cơng tác phịng chống dịch bệnh, sách Đại Nam thực
lục đã ghi lại việc vua Minh Mạng nói cứu tai nạn cho dân gấp hơn lửa cháy, và trách
phạt quan phụ trách trễ nải trong việc chống dịch. “Trước đây, vua xem tập tâu của các
địa phương, liền sai Bộ Hộ làm phiếu dụ, chạy ngựa, phát đi. Bọn Tham tri Doãn Uẩn, và Thị lang Nguyễn Trạch làm phiếu dâng trình”. Vua nói: “Cứu tai nạn cho dân gấp hơn lửa cháy, quan Bộ Lại trễ nải khinh thường như thế, chức giữ bộ coi việc dân, có thể làm thế được ru?”. Bọn Uẩn sợ hãi, xin chịu tội. Vua đều truyền Chỉ ban quở.
Tháng 8 năm 1839, “5 huyện Nam Xang, Thượng Phúc, Thanh Trì, Thanh Oai,
Dụ quan tỉnh cứ tuân theo chỉ trước chiếu hạng mà cấp tiền tuất. Các quan phủ, huyện sở tại, vì chậm báo cáo việc này, đều bị phạt” [45; tr.562].
Tháng 7 năm 1840, quan tỉnh Hưng Yên tâu nói: “hạt ấy độ đầu xuân có bệnh
dịch lệ hơn một tháng thì thơi. Đến tháng 5 lại phát ra bị truyền nhiễm chết đến hơn 3000 người, nay mới yên hẳn. Vua dụ cho theo lệ cấp cho tiền tuất. Còn việc tâu báo chậm trễ, truyền chỉ sứ quở” [45; tr.748]. Các vua triều Nguyễn luôn trăn
trở, lo lắng mỗi khi đất nước bị dịch bệnh càn quét gây thiệt hại lớn cho dân. Vì vậy, việc tấu báo kịp thời về tình hình dịch bệnh là hết sức cần thiết. Những người có trách nhiệm tấu báo chậm trễ sẽ bị khiển trách, thậm chí bị cách chức. Bản tấu của Bộ Lại vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) cho biết tình hình dịch bệnh ở tỉnh Thanh Hóa, huyện viện huyện Thiệu Hóa là Nguyễn Quốc Trinh bẩm rằng, nhân dân hạt đó bị bệnh dịch chết hơn 200 người trong vòng 5 tháng, vậy mà đã qua hơn 2 tháng, viên phủ viên Nguyễn Quốc Trinh điềm nhiên khơng có bẩm báo, thì thật rất khơng hợp. Vâng được Châu phê: “Nguyễn Quốc Trinh truyền giao cho Bộ Lại
nghị xử. Bộ thần bàn xét viên phủ viên Nguyễn Quốc Trinh xin nên theo lệ những việc cần tâu mà không tâu, cách chức. Châu phê: Y nghị”.
Để hiểu rõ hơn về cách chống dịch bệnh dưới thời Nguyễn, chúng ta có thể xem bản tâu của quan địa phương gửi lên báo cáo với triều đình vua Minh Mạng đề ngày 8 tháng 11 năm 1826. Theo đó, hai vị quan Nguyễn Bá ng, Hồng Cơng Tài cai quản trấn Bình Định tâu rằng; “hai huyện thuộc hạt cai quản là Tuy Viễn và
Bồng Sơn, vào trung tuần tháng 7, người dân trong hai huyện này bị nhiều chứng bệnh thổ tả cho đến các muôn sinh hao tổn nhiều. Chúng thần cho phép lấy tiền trong kho để mua thuốc luyện chế thành viên, phái các thầy thuốc trực thuộc phân phát cho địa phương hai huyện, ở lại nơi hai huyện, có gặp người dân ở đây về tình hình chuyển các chứng bệnh để mà trị liệu, thần cũng đã phụng chỉ để gom lại trong trấn, thần cũng đã chuẩn bị thuốc bánh cũng như thuốc tán cấp lại cho dân, thiết lập lễ đàn để cúng tế, vì dân mà cầu xin được yên ổn, khiến các hiện tượng thời khí được điều hịa cùng được lên nơi bình n sung túc” [38; tr.21]. Sau đó, tri
huyện huyện Phù Ly là Hà Đăng Khoa cũng tâu báo vào trung tuần tháng 8 người dân trong huyện có thứ bệnh này tình hình cũng cùng một dạng y như huyện Tuy Viễn, Bồng Sơn. Với kinh nghiệm và thành quả đạt được ở hai huyện trước đó, Các vị quan có trách nhiệm tiếp tục cho “chuẩn bị tiền quan để mua thuốc, xúc tiến cho
y sinh luyện chế thành viên đan phân phát rộng cho dân lại tái xét bán các muôn sinh làm tế phẩm, thiết đàn tế để cầu việc bình yên” [38; tr.21]. Kết quả đạt được là
cả ba huyện này “thời khí đã thư hịa, bệnh này đã đều thối giảm, người vật đều
yên ổn” [38; tr.21]. Như vậy, mỗi khi dịch bệnh xảy ra, triều Nguyễn gấp rút triển
khai các cơng tác phịng chống dịch bệnh, có kế hoạch cụ thể cùng với các phương án tập trung, cách ly người bệnh hợp lý. Bên cạnh các công tác chuyên môn về y học và các kinh nghiệm có được từ các địa phương, triều Nguyễn cũng đã cố gắng tập trung hết mọi nguồn lực về nhân lực và thuốc men để đạt được mục tiêu cao nhất là chặn đứng dịch bệnh đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân.
Tiểu kết chương 2
Thái Y Viện xuất hiện khá sớm trong lịch sử nước ta có từ thời nhà Trần. Tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử trải qua các triều đại quân chủ, đến khi vương triều Nguyễn được xác lập, vua Gia Long đã chủ trương dựng lại Thái Y Viện phục vụ cho triều đại của mình.
Dưới triều Nguyễn, Thái Y Viện là cơ quan chuyên môn cao nhất trong cả nước quản lý, đảm nhận các hoạt động về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nên chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này hết sức quan trọng.
Thái Y Viện là nơi tập trung những người giỏi y thuật trong cả nước. Triều Nguyễn thường truyền Chỉ cho các quan tỉnh tìm kiếm người “chuyên nghề làm thuốc” và “xuất sắc trong hạt” để đưa vào Kinh. Việc tuyển chọn thầy thuốc bên ngoài vào làm việc ở Thái Y Viện dưới triều Nguyễn được tiến hành rất cẩn thận, kỹ lưỡng. Đi đôi với tuyển chọn thầy thuốc là việc sát hạch quan lại. Các kỳ sát hạch quan lại Thái y triều Nguyễn diễn ra 2 năm 1 lần buộc các thầy thuốc trong Thái Y Viện phải luôn cố gắng chuyên tâm làm việc, không ngừng trau dồi kỹ năng y thuật nếu không sẽ bị thải hồi cho về quê làm dân binh.
Về phương pháp chữa trị. Triều Nguyễn chia người bệnh ra thành các bệnh nhân nặng và nhẹ để dễ bề có biện pháp chăm sóc phù hợp. Trong q trình chăm sóc, khám chữa bệnh, cơng tác cách ly, vệ sinh nơi bệnh nhân điều trị cũng được chú ý, đề cao.
Nguồn thuốc chữa bệnh chủ yếu là thuốc nam thu hái trong dân gian và thuốc bắc nhập từ Trung Quốc rồi đến thuốc tây. Nguồn thuốc, dược liệu thô lấy từ thiên nhiên khi được các địa phương nộp về Kinh, Thái Y Viện sẽ huy động các nhân viên của viện bào chế ra các phương thuốc để dễ lưu kho và sử dụng. Khi sử dụng thì chia làm các loại: thang, hoàn, tán và cao. Trong nhân gian, nguồn thuốc chủ yếu được mua từ những người