7. Bố cục của cơng trình nghiên cứu
2.1. Cơ quan quản lý và cơ sở khám chữa bệnh
2.1.4. Sở Dưỡng Tế
Tiếp nối truyền thống nhân ái, tương trợ lẫn nhau của người Việt, triều Nguyễn thiết lập mơ hình bệnh viện cơng, thuộc nhà nước quản lý nhằm chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho nhân dân trong cả nước. Tháng 12 năm 1812, vua Gia Long cho “đặt điếm Đoàn đầu để cấp dưỡng cho những kẻ đi ăn xin ở dọc đường. Lại ban tiền kẽm trắng làm tiền “ân tuất” giao cho các phủ huyện, mỗi nơi 50 quan tiền. Hễ những ai đi đường bị ốm đau, bệnh tật, chết chóc, thì các quan lấy tiền đó mà chi cấp. Cuối năm các nơi phải làm tấu sách dâng lên trong đó, ghi rõ mỗi tháng cấp hết bao nhiêu lương và tiền” [66; tr.200]. Năm 1814 (Gia Long thứ 12) Dưỡng Tế Sự hay còn gọi
là Tế Sinh Đường được thành lập đầu tiên tại Huế. Vua Gia Long còn ra một định lệ rất cụ thể về các nhà dưỡng tế ở kinh thành. Nhà vua cho lấy đất trống ở mé thành, thiết lập 3 tòa nhà dưỡng tế, có đầy đủ giường sàn. Ở giữa một tịa 3 gian, 2 chái làm chỗ để chế thuốc; hai bên tả hữu có 2 tịa, mỗi tịa 5 gian 2 chái dành cho bệnh nhân ở; rồi truyền cho các nơi: Quán trọ, đường sá, xã, thôn, phường, chợ, ở trong thành, nếu thấy có những kẻ lang thang ở nhờ, ở đỗ, làm thuê, làm mướn kiếm ăn, lỡ bị bệnh tật, khơng người cấp dưỡng thì lý dịch sở tại đưa họ đến nhà dưỡng tế giao cho viên Ty Thừa biện để biên tên tuổi, quê quán; hằng ngày cấp phát tiền, gạo, tùy theo bệnh mà cấp thuốc thang, kế tiếp cho lần lượt các tỉnh khác trong nước làm theo để làm nơi cư trú cho những người già cả, bệnh tật, trẻ mồ côi, nhất là những người mắc các chứng bệnh nan y như phong hủi. Đến năm 1827, vua Minh Mạng truyền cho các địa phương thiết lập Sở Dưỡng Tế. “Phàm những người góa bụa, cơi cút và tàn tật,
khơng có nơi nương dựa, thì đến ở đấy; quan Hữu tư chiếu số nhân khẩu, hàng ngày cấp tiền gạo ni nấng. Người chết thì phát tiền gạo, vải để chơn cất” [50; tr.256].
Theo đó, vua chuẩn lời tâu cho Bắc Thành chọn những chỗ đất trống rồi tạm xuất tiền kho ra mua sắm vật liệu, làm tòa nhà dưỡng tế 3 gian, 2 chái; sau đó xét thấy ai là người góa bụa côi cút và người tàn tật không nơi nương tựa thì cho họ đến cư trú và cấp cho mỗi người, đàn ông cũng như đàn bà, mỗi ngày 20 tiền đồng, gạo nửa bát đồng. Đến năm Minh Mạng thứ 10 (1829), nhà vua tiếp tục xuống chỉ rằng: Các địa phương nào đã xây nhà dưỡng tế thì đều chuẩn cho cấp tiền gạo cho những người không nơi nương tựa, và chiếu lệ cho những ai bị ốm chết thì cấp phát tiền, đồ mai
táng. Hoạt động nhân văn này được tiếp nối dưới triều vua Tự Đức. Tháng 9 năm 1859, vua cho “Đặt trường Dưỡng tế ở 6 huyện tỉnh Quảng Nam (lĩnh gạo công nấu
cơm cháo cho dân đói ăn. Người chết thì cho tiền tuất, đàn ơng, đàn bà, người già, tráng đinh, mỗi người 3 quan, trẻ con thì 2 quan)” [47; tr.632]. Tháng 10 năm 1864, “Hạ lệnh cho các phủ, huyện, châu ở gần tỉnh, đạo đều dựng sở Dưỡng tế để thu nuôi những người khơng có nơi trơng cậy, mỗi tháng cấp cho 1 quan tiền, 15 bát
gạo” [47; tr.882]. Với việc thành lập các Sở Dưỡng Tế ở các địa phương, triều
Nguyễn thể hiện được sự quan tâm sâu sát đến tận những giai tầng thấp nhất dưới đáy của xã hội, cố gắng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, không để họ rơi vào cảnh
“mành trời chiếu đất” không nơi nương tựa.