Chính sách của triều Nguyễn đối với đội ngũ thầy thuốc

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (18021885) (Trang 49 - 60)

7. Bố cục của cơng trình nghiên cứu

2.2. Đội ngũ thầy thuốc và nguồn thuốc

2.2.2. Chính sách của triều Nguyễn đối với đội ngũ thầy thuốc

2.2.2.1. Tuyển chọn, đào tạo và truyền bá kiến thức y học

Trong những năm đầu của triều Gia Long, lực lượng thầy thuốc Thái Y Viện vẫn còn khá mỏng. Do vậy, trong quá trình hoạt động của mình, Viện phải ln chú trọng đến cơng việc tìm kiếm những thầy thuốc giỏi trong dân gian, lập họ tên, quê quán, dâng lên vua phê duyệt để cho mời về Kinh đô ứng hầu. Thái Y Viện là nơi tập trung những người giỏi y thuật trong cả nước. Triều Nguyễn thường truyền Chỉ cho các quan tỉnh tìm kiếm người “chuyên nghề làm thuốc” và “xuất sắc trong hạt” để đưa vào Kinh. Năm 1840, vua Minh Mạng Sai “Bộ Lễ tư hỏi các địa phương, như có người giỏi về nội kinh và ngoại khoa... thì dẫn về Kinh thu dùng” [75; tr.641].

Đến đời vua Tự Đức, hoạt động tìm kiếm thầy thuốc giỏi trong nhân gian được chú trọng hơn bao giờ hết. Bởi vua Tự Đức vốn lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa và biến chứng dẫn đến vô sinh, đồng thời lại mang thân hình mảnh khảnh hay ốm đau, bệnh tật. Các thầy thuốc Thái Y Viện đã rất vất vả trong việc nghiên cứu, bào chế các bài thuốc để vua ngự dùng. Nhưng với trình độ có hạn, các Ngự y Thái Y Viện cũng đành bó tay với căn bệnh vơ sinh của vua Tự Đức. Không từ bỏ hy vọng với mong muốn có được sức khỏe cường tráng, có khả năng sinh nhiều con để nối dõi tông đường, kế thừa ngôi báu, Tự Đức đã nhiều lần sai người tìm kiếm danh y trong cả nước. Năm 1860, vua Tự Đức Sai “sức cho các phủ huyện tìm thầy thuốc giỏi sung

vào viện Thái Y” [27; tr.159 - 160]. Tờ dụ tháng 9 năm Tự Đức thứ 29 (1876) nói:

“Trong nhà mười người tất có một người trung tín, ba người cùng đi tất có một

biết người mà thôi, sao lại tìm khơng được, hoặc ẩn mà không rõ. Nay không cứ quan lại, sĩ thứ, xa gần trai gái, người nào chữa khỏi bệnh đau mắt và sinh nhiều con nối quả kiến hiệu thì thưởng cho quan tam phẩm, cho 5000 lạng bạc; nếu đã có phẩm, quan đã cao sẽ cho hậu thưởng...” [27; tr.160]. Đến năm 1881, “Chuẩn định lệ xét cử những người biết thiên văn, địa lý, làm thuốc, bói tốn và xem tướng” [48;

tr.501]. Theo định lệ này, “...sau cứ 3 năm 1 khóa, lấy tháng 8 làm kỳ hội xét, định

làm lệ mãi mãi” [48; tr.501]. Như vậy, việc tuyển thầy thuốc bên ngoài vào làm việc

trong Thái Y Viện là hoạt động thường xuyên qua các đời vua dưới triều Nguyễn. Việc tuyển chọn thầy thuốc bên ngoài vào làm việc ở Thái Y Viện dưới triều Nguyễn được tiến hành rất cẩn thận, kỹ lưỡng. Dẫu rằng những người thầy thuốc họ là các “danh y” trong dân gian nhưng khi được mời về kinh ứng hầu, các vị “danh y” đó cũng phải trải qua sát hạch nghiêm ngặt, nếu đạt mới bổ vào làm việc ở Thái Y Viện. Nhà vua quy định: “Phàm khi có cử thầy thuốc ở ngoài bổ vào viện và các địa

phương chọn cử thầy thuốc, đều do Viện Cơ Mật, Nội Các, xứ Thị Vệ sát hạch chia hạng làm tờ tâu, đợi Chỉ mới được bổ vào viện” [37; tr.514]. Đặc biệt, để trở thành

Ngự y chuyên chăm sóc sức khỏe của vua, họ phải có kiến thức y lý “vững rộng” kết hợp với kỹ năng điều trị thực tiễn “tinh sâu”. Theo đó, người thầy thuốc được tuyển chọn theo tiêu chuẩn phải “thành thuộc tinh thơng” về kinh nghiệm thực tế, có nền tảng tri thức “học rộng”. Tiêu chuẩn ấy được xét trên cơ sở vòng kiểm tra chuyên môn kỹ lưỡng: “Hỏi kỹ về mạch lý, xét cho cùng về sách thuốc” [37; tr.518].

Tuy nhiên, triều Nguyễn mới chỉ cho tuyển, tìm kiếm thầy thuốc trong nhân gian vào làm việc ở Thái Y Viện mà chưa có sự đào tạo, nâng cao trình độ về y học cho các thầy thuốc. Mãi đến năm Tự Đức thứ 9 (1856) để Thái Y Viện hoạt động có quy củ hơn, tại Huế mới có một trường y học đầu tiên được thành lập mà nhân dân thường gọi là trường dạy thuốc (Thái Y Sở, vị trí ngày nay là góc đường Hàn Thuyên và Đinh Tiên Hồng) với mục đích đào tạo nhân sự cho Thái Y Viện do một Viện sứ đứng đầu điều hành. Hàng năm, trường dạy thuốc có mở một kỳ thi tuyển những thầy lang xuất sắc từ khắp nơi trong nước, những người trúng tuyển gọi là Y sinh, trật Tòng cửu phẩm. Việc huấn luyện y học ở các phủ, huyện do bộ Học chuyên trách, học viên được cấp tiền mua dầu đèn.

Sự kiện này được chính sử triều Nguyễn ghi chép lại trong Đại Nam thực lục như sau: “Mới đặt nhà dạy học thuốc của viện Thái Y và định điều lệ về khoa học. Một khoản: Trường học đặt ở ngoài hoàng thành đặt 2 viên tư giáo, giảng dạy về các sách nội khoa và ngoại khoa cứ 4 tháng quý thì khảo hạch. Nội khoa thì hỏi về nội kinh 1

điều phép bắt mạch, chữa bệnh 3 điều; ngoại khoa thì hỏi 3 điều về phép chữa bệnh. Ai bỏ thiếu phải phạt. Một khoản: Chọn cử thuộc viên, thì xét những nhân viên làm việc đã đủ 4 năm khảo xét công trạng được dự có ưu bình, cùng là bắt mạch chữa bệnh, điều hộ thường thấy hiệu nghiệm, thì tâu xin bổ. Một khoản: Cứ 2 năm phái 3 nha hội đồng khảo khóa một lần. Nội khoa hỏi 1 điều về nội kinh, 1 điều về phép bắt mạch, 4 điều về phép chữa bệnh; ngoại khoa thì hỏi 6 điều về phép chữa thuốc. Ai thông được 5 - 6 điều là hạng ưu, 3 - 4 điều là bình, 1- 2 điều là thứ, khơng thông điều nào là liệt. Hạng ưu thưởng 4 tháng lương, hạng bình thưởng 2 tháng lương. Khảo khóa 2 thứ, đủ 4 năm chiếu lệ cho thăng hoặc giáng” [47; tr.481].

Viện sứ và các phụ tá chỉ phục vụ sức khỏe cho nhà Vua, Hoàng hậu, Hoàng tộc và các quan lại triều đình mà thơi. Đối với Thái Y Sở, đối tượng tuyển chọn là những thầy thuốc giỏi trong nhân dân, con em quan thuộc Thái Y Viện có am hiểu và say mê nghề thuốc. Những y sinh này sau 3 năm đào tạo về nội khoa và ngoại khoa sẽ được sát hạch để chọn bổ làm quan ở Thái Y Viện. Thời gian mới được chọn bổ, những người này phải thực hành khám chữa bệnh cho binh lính hoặc nhân dân trong các đợt dịch bệnh. Nếu chữa bệnh thành công vài lần mới được trực tiếp làm việc ở Thái Y Viện.

Về giáo trình thì học các sách thuốc của Trung Quốc và để ghi nhớ công ơn của các tiên y đi trước, trong mục “Tế Tiên Y” sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” có ghi: “Xét trong các sách thuốc có 1 bộ “y học nhập môn” của Lý Diên nhà nho đời

Minh làm ra có thể làm kim chỉ nam cho người mới học làm thuốc, và bộ “Cảnh nhạc toàn thư” 64 quyển của Trương Giới Tân nhà nho đời Thanh làm ra, và bộ “Cẩm nang bí lục” hơn 2000 thiên, của Phùng Triệu Trương, nhà nho đời Thanh làm ra, đều là sách thuốc nghiên cứu đến cội nguồn, phát huy tinh túy của cổ nhân. Gần đây người mới học thuốc tất học “y học nhập môn” trước, mà dùng thuốc chữa bệnh, phần nhiều chuyên dùng các sách Cảnh nhạc Phùng thị” [37; tr.526].

Thực tế, các thầy thuốc Việt Nam kể cả nhân viên Thái Y Viện đã kiêm dụng rất nhiều y thư truyền thống Trung Quốc chứ không chỉ vài quyển trên. Chẳng hạn các bộ

Linh Khu, Tố vấn, Nạn kinh tương truyền của Hoàng Đế; Mạch quyết của Vương Thúc

Hỏa; Thương hàn luận, Kim quỷ yếu lược của Trương Trọng Cảnh; Vạn bệnh hồi

xuân, Thọ thế bảo nguyên của Cung Văn Lâm; Thần Nông bản thảo của Trương Cơ

hay Hoa Đà, Bản Thảo cương mục của Lý Thì Trân; Y tông kim giám ngự soạn, Châm

cứu đại thành của Dương Kế Châu... Bên cạnh sách Trung Quốc, họ cịn nghiên cứu,

Ngơ gia văn phái (viết thời Gia Long), Hộ nhi phương pháp tổng lục, Liệu dịch phương pháp tồn tập và Lí âm phương pháp thơng lục đều của Dưỡng Am...

Trên cơ sở thực tiễn xã hội của mình, họ đã ý thức được nhu cầu phổ biến kiến thức y học, chính vì thế mà dưới triều Nguyễn xuất hiện nhiều sách y lý Đông y như Tổng toản y tập, Vân khê y lý yếu lục, Y học thuyết nghi, Ngư Tiều y thuật vấn

đáp... Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số sách về bệnh đậu mùa như Đậu khoa, Sử đơng tê thọ đậu hậu tồn thư... bởi dưới triều Nguyễn cũng là thời kỳ bệnh đậu mùa

hoành hành khá phổ biến ở Việt Nam. Mặt khác, hoàn cảnh đất nước nửa đầu thế kỷ XIX cũng tạo nhiều điều kiện cho giới Đông y Việt Nam thời Nguyễn sưu tầm, tham khảo các trước tác y học trước đó cũng như nhiều sách vở y học Trung Quốc. Đây là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho các thầy thuốc Việt Nam trong việc biên soạn sách Đông y. Đặc biệt, cần nhấn mạnh trường hợp Nguyễn Đình Chiểu với Ngư Tiều y thuật vấn đáp, tác phẩm có thể coi là một trong những đỉnh cao của q trình dân tộc hóa Đơng y Trung Hoa của Việt Nam. Về nội dung y học, Ngư Tiều y thuật vấn đáp đã Việt hóa kinh điển y văn một cách có hệ thống (đặc biệt là

Nội kinh, Y học nhập mơn) bằng hình thức diễn ca với hơn 3500 câu thơ, chủ yếu là thơ lục bát. Ngư Tiều y thuật vấn đáp hoàn thành khoảng những năm 70, 80 của thế kỷ XIX với thể thơ lục bát quen thuộc dễ nhớ, dễ thuộc đối với người Việt Nam. Ngư Tiều y thuật vấn đáp đã thật sự là “giáo trình” phổ cập lý thuyết Đông y bằng tiếng Việt đầu tiên cho tầng lớp nho sĩ bình dân, đồng thời là tác phẩm đánh dấu một bước đột phá của Đông y Việt Nam trên đường hướng dân tộc hóa bằng cách phổ biến khiến thức Đông y bằng chữ Nôm - tiếng Việt.

Trong dân gian, thầy thuốc rất được nhân dân kính trọng khơng kém gì thầy nho, có khi cịn hơn nữa. Họ được gọi là thầy lang (do chức danh lương y của Việt Nam hay lang trung của Trung Quốc), thầy điều (vì làm việc ở ti Điều Hộ), hay thế y, nghiệp y. Thời Nguyễn chức điều hộ không được hưởng lương. Ở vùng kinh kỳ có nhiều dịng họ nổi tiếng gia truyền. Sịa - Quảng Phước, Chợ Hôm, Mỹ Chánh, Phú Lộc... là những cái nôi của ngành Đông y. Nhà nước quân chủ không chủ trương mở trường cho nhân dân ở các phủ huyện, thầy thuốc cũng không qua một kỳ thi tốt nghiệp nào. Hoạt động đào tạo chủ yếu thuộc về các tư thục trong làng xóm, dạy và học theo lối gia truyền, kèm cặp và nhà nước sẽ hưởng sự thành tựu, khỏi mất công sức và tiền của để đào tạo. Bất cứ ai ở tuổi tác nào, ở trình độ nào cũng có thể theo học, thời gian học từ 7 đến 10 năm, người đầu lớp được gọi là trưởng tràng, đại khái chia làm ba cấp:

Các cháu nhỏ mới vỡ lớp lòng hay người mới biết qua chữ Hán. Họ thường tập sao chép sách y dược do thầy chỉ định, nghe giảng thêm và phải học thuộc “nhừ như cháo”. Họ phải tiếp thu những danh từ y dược, các bài thuốc thông dụng qua những sách giáo khoa sơ đẳng bằng văn vần, văn đối, như kiểu: “Bách ban thảo mộc, vạn chủng cầm

trùng, âm dương chi khí tự biệt, thượng hạ chi phẩm bất đồng...”, học thơ tứ tuyệt, bát

cú... Ngồi ra, họ cịn tập phân biệt, lựa chọn nguyên liệu, bào chế dược phẩm...

Lên một bậc, khi vốn kiến thức, từ ngữ đã khá, đọc thơng viết thạo, học trị sẽ được dạy về các nguyên lý chi phối ngành y dược, như thuyết âm dương, ngũ hành, vận khí, cơ nguyên bệnh chứng,thủy hỏa vinh vệ, rồi phương pháp chẩn đoán, kinh lạc, ngũ tạng, lục phủ và đi sâu vào một số bệnh, nhất là thương hàn, nắm nguyên nhân, bệnh chứng, trị liệu, luận phương định thang... Sách giáo khoa tuy vẫn dùng những quyển làm theo vần điệu cho dễ nhớ nhưng học trò còn đọc những tác phẩm nghiên cứu chính thống về triết học và triết học trong y dược.

Đến đây, học trị đã đạt mức cao, tự mình có thể chữa trị các bệnh thơng thường và có thể giúp thầy chỉ vẽ cho cấp dưới. Họ sẽ được thầy giao cho đọc những đoạn, những phần trong các sách cổ của các danh y Trung Quốc như Nội kinh của Hoàng

Đế, Nạn kinh của Biển Thước; Kim quỹ yếu lược và Thương hàn luận của Trương

Trọng Cảnh; Y học nhập mơn của Lí Diên; Cảnh nhạc tồn thư của Trương Giới Tân... rồi lên lớp tự mình giảng giải hay cùng bạn, cùng thầy đàm luận. Đặc biệt, thầy truyền cho trò những kinh nghiệm thực tế, cung cấp những lời khuyên về y thuật, y đạo, những châm ngôn về đối nhân xử thế trong nghề...

Đến một mức độ nhất định, họ được theo thầy đi khám chữa thực tế. Thầy xem mạch xong, trò xem mạch lại rồi tự luận phương, lập y án. Thầy nghe kĩ, cuối cùng mới nhận xét, giảng giải, sửa chữa, bổ sung và ra phái. Việc học nghề y theo đúng châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn”, thầy chỉ nhận và tận tâm truyền thụ cho những mơn sinh có đạo đức, có hồi bão “cứu nhân độ thế”. Chính các lớp học dân gian ấy lại cung cấp danh thủ cho nhà nước mà nhà nước khỏi hao công tốn của để đào tạo. Hàng năm trường dạy thuốc của triều Nguyễn mở một kỳ thi để tuyển chọn những thầy lang xuất sắc ở khắp nơi trong nước vào trường và được gọi là Y sinh. Các Y sinh trúng tuyển sau một thời gian bổ túc nghề nghiệp và học tập những quy định trong cung sẽ được tiến cử, sung vào Thái Y Viện.

2.2.2.2. Năng lực, phẩm chất và phương pháp chữa trị * Về năng lực, phẩm chất của người thầy thuốc

sử dụng nhằm mục đích loại bỏ các quan chức yếu kém, khơng đủ năng lực ra khỏi bộ máy nhà nước giúp cho bộ máy chính quyền trung ương thực sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Việc sát hạch quan lại được tiến hành từ trung ương đến địa phương, ở tất cả các cơ quan và Thái Y Viện cũng không ngoại lệ.

Dưới triều vua Minh Mạng năm thứ 16 (1835), vua đã hạ lệnh cho Viện Cơ Mật đem nhân viên Thái Y Viện sát hạch chia hạng. Sau khi sát hạch, chia hạng và thăng bổ lại các chức quan trong Thái Y Viện, vua căn dặn các quan Ngự y mới nhậm chức rằng: “Lần này đã được cất nhắc, lũ ngươi nên càng cố gắng thế nào, nghề làm thuốc

càng giỏi, mới là không phụ với chức vụ. Nếu hơi ra giáng lười biếng, thì tất phải giáng phạt ngay, quyết nhiên khó lịng ân điển rộng rãi nữa” [37; tr.517]. Việc sát

hạch quan lại Thái y triều Nguyễn diễn ra 2 năm 1 lần buộc các thầy thuốc trong Thái Y Viện phải luôn cố gắng chuyên tâm làm việc, không ngừng trau dồi kỹ năng y thuật nếu không sẽ bị thải hồi cho về quê làm dân binh.

Tự Đức năm thứ nhất (1847), Dụ rằng: “viện Thái Y hiện nay người am luyện lão

thành cũng ít, vả lại đạo làm thuốc huyền diệu sâu xa, dùng thuốc không dễ. Hơn nữa dâng thuốc vua dùng, quan hệ nhường nào. Tất phải chọn được người giỏi để mong thành công hiệu” [37; tr.518]. Đến năm 1850 nhà vua lại Dụ rằng: “Việc làm thuốc tuy là nghề nhỏ, mà giữ gìn tính mệnh cho người được sống lâu có ích cho người nhiều lắm. Tất phải mạch lý tinh thông, phương pháp rõ ràng mới có thể đem ra dùng được”

[37; tr.518]. Với những gì sử cũ chép lại, chúng ta thấy các vị vua đầu triều Nguyễn quan tâm đến lực lượng thầy thuốc nhường nào, năng lực, trình độ của người thầy

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (18021885) (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)