8. Cấu trúc của Luận văn
1.4. Lý luận về quản lý đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế ở trường Đại học
1.4.3. Quản lý các yếu tố đầu ra trong đào tạo cử nhân Luật kinh tế và quản lý
lý hoạt động theo dấu vết sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân Luật kinh tế
1.4.3.1. Quản lý các yếu tố đầu ra trong đào tạo cử nhân Luật kinh tế
Về quản lý kết quả chuẩn đầu ra: CĐR của CTĐT ngành Luật Kinh tế được xây dựa trên mục tiêu của CTĐT (Program Outcome), luôn bám sát mục tiêu đào tạo và sứ mạng tầm nhìn Nhà trường, cử nhân Luật kinh tế xác định CĐR của CTĐT ngành Luật Kinh tế phải hướng đến mục tiêu trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, nền tảng về kinh tế - xã hội; kiến thức chuyên ngành về pháp luật thương mại; kiến thức nâng cao, chuyên sâu về tư vấn pháp lý, về nghiên cứu hồ sơ, về giải quyết tranh chấp; rèn luyện nâng cao các kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp; tinh thần tự chủ, sáng tạo, tôn trọng quy chế, thượng tơn pháp luật...nhằm dễ dàng có được việc làm ngay, phù hợp với chuyên ngành đồng thời là bệ phóng để tiếp tục học tập nâng cao tri thức, nâng cao khả năng nghề nghiệp. CĐR của CTĐT ngành Luật Kinh tế nêu cụ thể và súc tích lượng kiến thức được truyền tải; kỹ năng thực hiện; mức tự chủ và trách nhiệm của người học tốt nghiệp, cũng như triển vọng nghề nghiệp vững chắc trong tương lai mà người học có được phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động đòi hỏi khi khảo sát xây dựng CĐR, phản ánh được mục tiêu của CTĐT.
Quản lý đổi mới nhận thức về cách đánh giá của sinh viên dựa trên CĐR đã được xác định rõ: Việc thống kê, lưu trữ danh sách người học tốt nghiệp có việc làm, vị trí việc làm, mức thu nhập bình qn, đơn vị công tác, … được thực hiện bởi một số bộ phận chức năng, theo quy trình và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận này. Nhà trường xây dựng các quy trình ISO khảo sát ý kiến các bên liên quan về tình hình việc làm SV sau khi tốt nghiệp. Đây là một trong những kênh thông tin để Nhà trường nhận được những phản hồi của người học, người sử dụng lao động về sự đáp ứng của CTĐT đối với nhu cầu lao động thực tế. Nhà trường phân công các đơn vị: Trung tâm hợp tác Doanh nghiệp, Trung tâm Đảm bảo chất lượng phòng
Đào tạo - Khảo Thí và các Khoa/Viện phối hợp theo dõi, liên hệ với người tốt nghiệp, giám sát tỉ lệ có việc làm, vị trí việc làm, mức thu nhập bình qn, đơn vị cơng tác, … của SV tốt nghiệp hàng năm; Lập thống kê, theo dõi và báo cáo tổng hợp tình hình việc làm của SV sau khi ra trường, đồng thời kiến nghị giải pháp cải tiến tình hình việc làm của SV tốt nghiệp. Một hệ thống tìm kiếm việc làm cho SV được thiết lập. Các đầu mối liên hệ giữa SV, cựu SV và doanh nghiệp để tìm kiếm việc làm cho SV của HUTECH là TT. HTDN, Hội cựu SV và các Khoa/Viện. Hội cựu SV của Trường là nơi để Nhà trường tiếp nhận ý kiến đóng góp, phản hồi của SV và đây cũng như là nguồn cung cấp, giới thiệu thêm nhiều việc làm cho các SV đã và sẽ tốt nghiệp.
Chính phủ ban hành Quyết định số 73/2005/QĐ-TTg ngày 06/04/2005 đặt ra nhiệm vụ cấp bách là đổi mới công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá (KT, ĐG) để đảm bảo tính khách quan, hiệu quả, nghiêm túc, thiết thực. Trước những yêu cầu đổi mới bức thiết của đất nước và ngành GD-ĐT, công tác KT, ĐG kết quả học tập của sinh viên các trường đại học đã và đang được tổ chức nghiêm túc nhằm thể hiện tính chính xác và khách quan, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, sinh viên chất lượng quản lí của nhà trường.
Khâu cuối cùng trong quá trình quản lý CTĐT củ nhân Luật kinh tế là công tác thi và KT - ĐG kết quả học tập của người học, là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở trường đại học. Đánh giá trong giáo dục nhằm mục đích đánh giá những giá trị mà người học đã đạt được theo các mục tiêu của quá trình giáo dục.
Vào mỗi cuối học kỳ của năm học, Nhà trường và Phịng quản lý đào tạo khảo thí tổ chức một kỳ thi chính, đồng thời tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những SV không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm rớt môn, không qua mơn (bị điểm F và F+, hoặc có kì học vượt) ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm trong học kì hè. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.
Ban giám hiệu cũng là người duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần và quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm.
Để quản lý hoạt động quản lý KT - ĐG ngành Luật kinh tế trong Nhà trường đạt hiệu quả, cần đảm bảo các nội dung sau: Lựa chọn chủ đề trong chương trình để xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng hình thành năng lực (Chủ đề đó phải góp phần hình thành năng lực chun biệt cụ thể nào đó của bộ mơn); Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề lựa chọn, xếp vào ô của ma trận sao cho tương ứng với mức độ nhận thức; xác định các năng lực được hình thành; Mơ tả các mức độ yêu cầu của các chuẩn bằng các động từ hành động; Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của kiến thức, kĩ năng và định hướng hình thành năng lực;
Tổ chức các hoạt động học tập cho chủ đề lựa chọn: Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học tích cực để HS đạt được mục tiêu về những kiến thức kĩ năng và định hướng năng lực cần hình thành; HS được chủ động tìm tịi phát hiện kiến thức; được thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống; Tăng cường sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học đặc thù của bộ môn.
Xây dựng quy trình và lựa chọn các hình thức thi, KT - ĐG kết quả học tập của người học phù hợp; Xây dựng quy định, hướng dẫn, kế hoạch về KT - ĐG và có phân cơng trách nhiệm cụ thể; Tổ chức triển khai thi và KT - ĐG phù hợp đối với từng học phần; Xây dựng quy chế thi, KT - ĐG rõ ràng dựa trên CĐR và công bố công khai đến CB, GV và SV; Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ giảng qua dự giờ; Xây dựng ngân hàng câu hỏi và ngân hàng đề thi dành cho nhưng môn học dưới hình thức thi trắc nghiệm; Xây dựng kế hoạch và kiểm tra định kỳ từng hàng tháng, học kì, năm học; Điều chỉnh kế hoạch dạy học dựa trên kết quả kiểm tra; Tổng kết kết quả học tập của từng môn, từng học kì, năm học; Thường xuyên cải tiến các hình thức KT – ĐG.
1.4.3.2. Quản lý hoạt động theo dấu vết sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân Luật kinh tế
Hiệu trưởng các trường giáo dục đại học quy định năm thứ 4 của chương trình học kỳ cuối khóa SV phải thực tập (báo cáo thực tập tốt nghiệp) tại các cơ sở là ở các DN. Đây là một yêu cầu không thể thiếu trong CTĐT. Thực hành, thực tập là một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo nhằm đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo của nhà trường, đồng thời, vừa giúp SV tự đánh giá vừa giúp nhà trường rà soát, điều chỉnh mục tiêu, nội dung CTĐT ngày càng phù hợp hơn.
Mối quan hệ với DN và cựu SV được xuất phát từ nhu cầu cấp thiết tại các cơ sở giáo dục đại học thành lập Phòng hoặc Tổ chức năng làm nhiệm vụ là đầu mối trong các hoạt động quan hệ DN của trường; Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng, giúp SV tiếp cận và hội nhập nhanh với DN.
Bộ phận phụ trách sẽ xây dựng và trình Ban Giám hiệu phê duyệt các chương trình, kế hoạch phát triển tồn diện Phịng phù hợp với chiến lược phát triển của Trường; Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các DN; Xúc tiến kêu gọi tài trợ học bổng cho SV, vận động nguồn tài trợ từ các DN, các tổ chức và cá nhân hợp tác với Trường; Tổ chức thực hiện các buổi giao lưu nghề nghiệp, các HĐĐT nhằm tăng cường hoạt động giao lưu giữa Nhà trường với DN, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV; Phối hợp các bộ phận chuyên môn lập kế hoạch gắn kết hoạt động Nhà trường với công ty, DN trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; Điều tra, khảo sát công nghiệp, đánh giá chất lượng đào tạo, việc làm và nhu cầu xã hội, đề xuất CTĐT cụ thể với từng ngành đào tạo theo yêu cầu của DN. Bộ phận này còn thành lập và quản lý hiệu quả Hội cựu SV của Nhà trường; Chủ trì
phối hợp cùng Phịng Thanh tra Giáo dục, Phịng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cùng các khoa chuyên ngành quản lý SV tổ chức khảo sát tình trạng việc làm của SV toàn trường sau khi tốt nghiệp.
Ngành Luật kinh tế chương trình đào tạo đại học hệ chính quy chuyên ngành Luật Kinh tế của Trường được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm trang bị cho người học hệ thống kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế và thực tiễn pháp lý, đồng thời bổ sung những nhận thức, sự hiểu biết về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội có liên quan đến đời sống pháp lý. Nội dung chương trình bước đầu gắn với định hướng thực hành ứng dụng, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phản biện và thực hành chuyên môn ngành Luật Kinh tế. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức và năng lực thực tiễn vững vàng đáp ứng yêu cầu năng động, sáng tạo trong tiến trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường, cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Do đó, nội dung quản lý thiết lập mối quan hệ với DN sử dụng lao động và cựu SV ở Nhà trường bao gồm: Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động định hướng cho SV sau khi ra trường; Tổ chức các hoạt động tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng nhân lực của tổ chức, DN; Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng trong việc thiết lập mối quan hệ với DN và cựu SV; Xây dựng kênh liên lạc với cựu SV ngành Luật kinh tế; Tổ chức khảo sát tỷ lệ có việc làm của người học sau 01 năm tốt nghiệp ở các tổ chức, DN; Tổ chức tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm với sự tham gia của các DN và cựu SV thành đạt để nâng cao tỷ lệ có việc làm của SV sau tốt nghiệp.
Quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn đang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức.
Sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các cơng việc ở các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Làm việc trong hầu hết các cơ quan nhà nước bao gồm: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phịng Chính phủ; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, Phịng, Ban; Thanh tra, Cơng an, Kiểm lâm, Thuế, Hải quan, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan nhà nước khác.
- Làm việc tại các văn phịng luật, cơng ty luật, văn phịng cơng chứng, thừa phát lại, Trung tâm trọng tài; làm việc trong các tổ chức kinh tế ở các vị trí chuyên
viên tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực về thương mại, đầu tư; xuất nhập khẩu, lao động; tham gia đàm phán, soạn thảo, ký kết các hợp đồng cho doanh nghiệp; tham gia giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cho doanh nghiệp; làm chuyên viên hành chính - nhân sự cho các doanh nghiệp.
- Làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã - hội nghề nghiệp như: tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động, Hội luật gia, Liên minh hợp tác xã Việt Nam.
- Tham gia giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành luật, môn pháp luật đại cương và một số môn học khác (như môn giáo dục công dân) cho các cơ sở giáo dục; tham gia nghiên cứu pháp luật trong các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu.
- Học lên các bậc học sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ; tham gia các lớp đào tạo nghề luật như thẩm phán, công chứng, luật sư, thừa phát lại…
Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là sự hợp tác giữa một bên là nhà trường và một bên là doanh nghiệp để thực hiện các mục đích, chương trình đào tạo cũng như chiến lược phát triển đã được hai bên xác lập. Trong liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường đóng vai trị là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong đào tạo (thực hiện nội dung, quy trình, chất lượng đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ cho người được đào tạo...); cịn doanh nghiệp đóng vai trị là đơn vị phối hợp (định hướng, kinh phí, cơ sở vật chất, tổ chức, quản lý, tiếp nhận và sử dụng sản phẩm đào tạo...). Do đó, Doanh nghiệp là nơi tạo điều kiện cho các bên liên quan dễ dàng tiếp cận và sử dụng đồng thời đây cũng chính là cầu nối giữa người học, Nhà trường và doanh nghiệp giúp cho người học an tâm về tương lai, giúp cho doanh nghiệp an tâm về nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó là mơi trường lý tưởng để SV đại học có thể làm quen với cơng việc và vận dụng những kiến thức đã học tại trường. Doanh nghiệp đóng vai trị rất lớn trong việc xây dựng các chính sách, tiến hành các biện pháp thích hợp trong triển khai các mục tiêu của các liên kết. Ngồi ra, trong một số tình huống, DN có thể làm thay đổi chính sách, chương trình, phương pháp đào tạo của nhà trường do những thay đổi của nhu cầu thị trường lao động.
Theo Điều 54 Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 10/12/2014 về ban hành Điều lệ Trường Đại học:
- Các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức khoa học và công nghệ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức sự nghiệp có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người học tham quan, thực hành, thực tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. - Trường đại học phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp Trung ương và địa phương, các DN, các tổ chức liên quan ở trong và ngoài nước để:
Xác định nhu cầu đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và tuyển dụng người học đã tốt nghiệp; ký các hợp đồng đào tạo, các hợp đồng khoa học và công nghệ; triển
khai ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.
- Trường đại học phối hợp với các cơ sở văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các cơ quan thông tin đại chúng trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục