Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo cử nhân luật kinh tế tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 124 - 166)

8. Cấu trúc của Luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm về tính vấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành Cử nhân Luật kinh tế ở trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện ở bảng 3.2 và bảng 3.3.

Bảng 3.2. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý ứng đào tạo ngành Cử nhân Luật kinh tế ở trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Các biện pháp Hồn tồn khơng cấp thiết Khơng cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết Điểm trung bình Thứ bậc

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế

0 0 23,9 40,2 35,9 4,12 5

Tăng cường công tác phát

Các biện pháp Hồn tồn khơng cấp thiết Khơng cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết Điểm trung bình Thứ bậc

ngành cử nhân Luật kinh tế Bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo cử nhân Luật kinh tế cho đội ngũ quản lý của nhà trường

0 0 18,5 38,0 43,5 4,25 1 Đổi mới kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế

0 0 19,5 37,0 43,5 4,23 2

Đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với đơn vị sử dụng lao động và cựu SV chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế

0 0 21,7 38,1 40,2 4,18 4

Các biện pháp quản lý đào tạo ngành cử nhân luật kinh tế ở trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đều được cho là cần thiết. Các biện pháp đều được đánh giá là cấp thiết hoặc rất cấp thiết.

Bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo cử nhân Luật kinh tế cho đội ngũ quản lý của nhà trường được đánh giá là rất cấp thiết, với giá trị trung bình là 4,25. Tuy nhận được đánh giá khá cao trong công tác quản lý đào tạo, đội ngũ ngũ quản lý của nhà trường vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn hiệu quả của công tác quản lý đào tạo, đáp ứng nhu cầu u của nhà trường, sinh viên, và xã hội.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế có giá trị trung bình là 4,23. Đây cũng là một biện pháp được cho là rất cấp thiết.

Các biện pháp còn lại bao gồm: Tăng cường cơng tác phát triển chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế (4,19); Đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với đơn vị sử dụng lao động và cựu SV chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế (4,18); Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế (4,12) cũng được đánh giá là cấp thiết.

Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành Cử nhân Luật kinh tế ở trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh

Các biện pháp Hồn tồn khơng khả thi Khơng khả thi Ít khả thi Kh thi Rất khả thi Điểm trung bình Thứ bậc Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế

0 0 19,6 38,0 42,4 4,22 2

Tăng cường cơng tác phát triển chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế

0 0 22,8 33,7 43,5 4,20 3

Bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo cử nhân Luật kinh tế cho đội ngũ quản lý của nhà trường

0 0 20,6 35,9 43,5 4,23 1

Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế

0 0 23,9 31,5 44,6 4,20 3

Đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với đơn vị sử dụng lao động và cựu SV chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế

0 0 26,1 32,6 41,3 4,15 4

Từ bảng 3.3, có thể thấy rằng việc ứng dụng các biện pháp quản lý đào tạo ngành cử nhân luật kinh tế ở trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cũng được đánh giá mang tính khả thi cao.

Bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo cử nhân Luật kinh tế cho đội ngũ quản lý của nhà trường là biện pháp được đánh giá là khả thi nhất với giá trị trung bình 4,23. Cơng

tác bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo cử nhân là công tác mà nhà trường có thể tự triển khai. Các vị trí thứ hai là biện pháp nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế với giá trị trung bình là 4,22. Việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của việc đào tạo cử nhân luật kinh tế là một phần của việc bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo. Các biện pháp như tăng cường cơng tác phát triển chương trình đào tạo ngành cử nhân luật kinh tế và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành cử nhân luật kinh tế có giá trị trung bình bằng nhau và bằng 4,20. Biện pháp đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với đơn vị sử dụng lao động và cựu sinh viên chương trình đào tạo ngành cử nhân luật kinh tế có tính khả thi thấp hơn, với giá trị trung bình là 4,15, đạt mức khả thi.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở khái quát hóa lý luân ở chương 1, đánh giá, phân tích thực trạng quản lý đào tạo ngành Cử nhân Luật kinh tế ở trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2, nghiên cứu đã đề xuất 05 biện pháp quản lý, bao gồm: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế; Tăng cường cơng tác phát triển chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế; Bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo cử nhân Luật kinh tế cho đội ngũ quản lý của nhà trường; Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế; Đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với đơn vị sử dụng lao động và cựu SV chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế.

Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ biện chứng, mật thiết và tương hỗ lẫn nhau. Trên cơ sở vận dụng phương pháp chuyên gia, luận văn đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc áp dụng đồng bộ, thống nhất và sáng tạo các biện pháp đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo ngành Cử nhân Luật kinh tế ở trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ việc nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành Cử nhân Luật kinh tế ở trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh, luận văn rút ra một số kết luận như sau:

Nghiên cứu đã tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế. Mặt khác, luận văn đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu thống kê tốn học để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế tại trường trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua hoạt động đào tạo ngành Luật kinh tế tại trường đảm bảo theo các yêu cầu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo song vẫn còn những tồn tại, hạn chế đặc biệt là nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu thực trạng cũng chỉ ra rằng, công tác quản lý đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế tại trường trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đạt được kết quả khá tốt, với những chuyển biến tích cực và hiệu quả, góp phần hồn thành mục tiêu đào tạo, từ đó góp phần cung ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được vẫn cịn có những điểm cần được quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tốt hơn như: phát triển chương trình đào tạo chưa trở thành tính tự ý thức của mỗi GV; việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá người học; công tác quan hệ với doanh nghiệp và gắn kết với cựu sinh viên. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế tại trường trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở khái qt hóa lý luận và phân tích thực trạng, nghiên cứu đã đề xuất 05 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế tại trường trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế; Tăng cường công tác phát triển chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế; Bồi dưỡng năng lực quản lý đào tạo cử nhân Luật kinh tế cho đội ngũ quản lý của nhà trường; Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế; Đẩy mạnh mối quan hệ gắn kết với đơn vị sử dụng lao động và cựu SV chương trình đào tạo ngành cử nhân Luật kinh tế. Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Đồng thời các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi cao thông qua phương pháp chuyên gia được tác giả tiến hành khảo sát.

2. Khuyến nghị

Để tạo điều kiện vận dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo ngành Cử nhân Luật kinh tế ở trường Đại học Công nghệ

thành phố Hồ Chí Minh chúng tơi đề xuất một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Cần thường xuyên cập nhật các văn bản ban của Nhà nước, của Bộ và các ngành liên quan, cần tạo điều kiện quan tâm, tạo thuận lợi cho quản lý CTĐT và quản lí hoạt động đào tạo của Nhà trường. Đồng thời, rà sốt đổi mới chương trình giảng dạy các mơn học cử nhân Luật Kinh tế nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của thị trường lao động chất lượng cao hiện nay.

Cần thường xuyên xây dựng các quy định về công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng các đơn vị, cá nhân, cơ sở GD&ĐT có những cơng trình khoa học, sáng kiến, thực hiện tốt việc đưa quản lý CTĐT cử nhân Luật kinh tế vào giảng dạy tại các trường đại học.

Huy động các nguồn lực, xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng quản lý CTĐT ngành Luật kinh tế mới, xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ cao trong công tác giảng dạy của các cơ sở giáo dục đại học. Tạo một cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ nguồn lực cho các trường ngồi cơng lập để các trường có thể phát huy tối đa các cơng cuộc quản lý CTĐT của mình góp phần hồn thiện chương trình dạy học và nâng cao trình độ kiến thức cho giảng viên và sinh viên trong môi trường đại học hiện nay.

2.2. Đối với trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh

CTĐT ngành Luật Kinh tế tại trường có đầy đủ các nội dung và thơng tin, các bên liên quan dễ dàng tiếp cận với CTĐT; CTĐT cũng được cập nhật định kỳ hàng năm và theo giai đoạn cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, sự thay đổi nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật và xu hướng hội nhập sâu của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế thế giới. Xây dựng nội dung chi tiết một số mơn học mới mang tính chất bổ trợ cho sinh viên theo học mã ngành Luật Kinh tế như môn nguyên lý kế tốn, mơn tài chính doanh nghiệp, mơn quản trị kinh doanh …

Rà sốt, bổ sung nội dung chương trình giảng dạy các mơn học Luật Kinh tế đảm bảo tính liên thơng giữa chương trình giảng dạy các mơn học này với chương trình giảng dạy các môn học Luật khác. Cần xúc tiến quá trình đàm phán, ký kết văn kiện về sự cơng nhận lẫn nhau giữa chương trình giảng dạy các mơn học ngành Luật Kinh tế của Trường Đại học Cơng Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh với các cơ sở đào tạo luật khác ở trong nước và một số trường đại học ở nước ngồi. Rà sốt, sửa đổi, bổ sung một số môn học ứng dụng đảm bảo sự cân đối giữa khía cạnh lý luận và khía cạnh thực tiễn của chương trình giảng dạy các mơn học Luật Kinh tế. Rà sốt, tích hợp đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất giữa chương trình giảng dạy các mơn học Luật Kinh tế của hệ đào tạo cử nhân với hệ đào tạo sau đại học, đào tạo tiến sĩ về chuyên ngành Luật Kinh tế v.v.

Cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ hơn nữa giữa Khoa đào tạo, Phịng Đào tạo, Phịng Kế hoạch tài chính, Phịng cơng tác sinh viên...trong việc tuyên truyền, quảng bá và thực hiện Chương trình. Cần có sự chuẩn hóa trong việc xây dựng chương trình đào tạo giữa các ngành luật theo hướng thiết kế những môn học của năm thứ nhất (chủ yếu là

kiến thức cơ bản và cơ sở ngành) mang tính tương đồng về số lượng mơn học và tín chỉ. Xử lý và giải đáp kịp thời những thắc mắc của sinh viên về môn học, chương trình đào tạo, chế độ ưu đãi…Tổ chức giới thiệu và quảng bá Chương trình cử nhân tài năng cho tân sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân đầu tiên để các em có thơng tin và ý thức phấn đầu trong năm học đầu tiên. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức kiến tập, thực tập của sinh viên, bao gồm khả năng kiến tập và thực tập ở các địa phương khác và kể cả nước ngồi. Chương trình đào tạo có thể kết hợp với các nguồn tài trợ hoặc sự đóng góp của người học.

Chuẩn đầu ra của cử nhân ngành Luật Kinh tế Nhà trường cần đề cập đến năng lực và mức độ tự chủ/trách nhiệm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế. Nội dung của ngành này cần thể hiện rõ nhu cầu/yêu cầu của người sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế. Chuẩn đầu ra của ngành Luật Kinh tế cần đề cập cụ thể một số môn học nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay như pháp luật về xuất nhập khẩu; về thanh toán quốc tế, các kiến thức về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế doanh nghiệp; tài chính doanh nghiệp, thanh tốn quốc tế, quản trị - kinh doanh v.v. Có như vậy mới tạo ra sự khác biệt giữa chuẩn đầu ra của mã ngành Luật Kinh tế so với chuẩn đầu ra của các mã ngành khác như mã ngành Luật học, tiếng Anh Pháp lý v.v. v.v. Nội dung chuẩn đầu ra của ngành Luật Kinh tế cần bổ sung một số vấn đề mới về pháp luật kinh tế dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 như hợp đồng thương mại dưới dạng số; fitech, những vấn đề pháp lý về bitcoin; blockchange; kinhh doanh về nhượng quyền thương mại, logistic v.v.

2.3. Đối với cán bộ quản lý, Giảng viên và nhân viên

Nhà quản lý cần có kế hoạch, chuẩn bị nhân lực, vật lực, tài lực và các điều kiện

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo cử nhân luật kinh tế tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 124 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)