Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 37 - 39)

5 .Giả thuyết khoa học

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học cơ sở

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trung học

học cơ sở

Đánh giá quá trình bồi dưỡng là thu thập thôn tin, so sánh kết quả đạt được của quá trình bồi dưỡng với mục tiêu bồi dưỡng để đưa ra những nhận định về hiệu suất, hiệu quả và có những điều chỉnh tương ứng ở những pha tiếp theo.

Đánh giá q trình bồi dưỡng GV THCS có thể được nhìn nhận như một cơng cụ để đảm bảo cho hiệu quả của quá trình bồi dưỡng, giúp q trình bồi dưỡng khơng đi chệch mục tiêu, là phương thức thu hồi thơng tin phản hồi của cả một q trình tác động để có những điều chỉnh kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi

dưỡng.

Kiểm tra là một chức năng của quản lý, thơng qua đó giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Thông qua chức năng này, người quản lý theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, điều chỉnh sai sót, lệch lạc nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.

Chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng của quá trình quản lý. Quá trình kiểm tra trong hoạt động bồi dưỡng bao gồm việc chuẩn bị lực lượng kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra, tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả thông tin thu được sau kiểm tra.

Đánh giá bồi dưỡng GV THCS thông qua kiểm tra, đánh giá cần xác định một số vấn đề cơ bản như: mục tiêu đạt được; sự phù hợp của nội dung, chương trình bồi dưỡng; mức độ đáp ứng của giảng viên với chương trình bồi dưỡng; mức độ tham gia vào q trình bồi dưỡng của học viên; cơng tác tổ chức lớp học; kiến thức thu nhận được của học viên và kết quả áp dụng vào thực tế công việc…

Có thể phân thành 4 cấp độ đánh giá như sau:

- Đánh giá phản ứng của học viên: Họ đánh giá như thế nào về bồi dưỡng vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá bồi dưỡng và vào những thời điểm sau bồi dưỡng.

- Đánh giá kết quả học tập: Xem xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học. Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

- Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Kết quả bồi dưỡng có tác động, ảnh hưởng tới kết quả của tổ chức, hiệu quả bồi dưỡng như thế nào.

Tùy theo các cấp độ đánh giá mà người ta sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau để xem xét thực hiện quy trình bồi dưỡng đạt kết quả đến đâu, hiệu quả như thế nào. Mục tiêu của đánh giá nhằm đảm bảo các kế hoạch thành công; phát hiện kịp thời những sai sót; tìm ra ngun nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời sai sót đó. Khi đánh giá cần có quan điểm tồn diện, nghĩa là phải xét trên tất cả các mặt của kết quả quản lý. Đánh giá không chỉ là điều chỉnh mà là để phát triển. Việc thực hiện đánh giá cần theo các bước:

- Bước 1 - Xây dựng các tiêu chuẩn: Thiết lập các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng cán bộ. Tiêu chuẩn kiểm tra là những chỉ tiêu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; là nhũng chuẩn mực mà các cá nhân, bộ phận trong tổ chức phải thực hiện để đảm bảo đạt hiệu quả.

- Bước 2 - Đo, đánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh với chuẩn: Đòi hỏi chủ thể quản lý cần có một lực lượng tham gia trong quá trình kiểm tra sao cho đảm bảo

được những yêu cầu đo đạc, thu thập được những thơng tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, khách quan về đối tượng được kiểm tra.

- Bước 3 - Điều chỉnh: Nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh hoạt động. Điều chỉnh các sai lệnh nhằm giúp hoạt động bồi dưỡng cán bộ đạt mục tiêu. Trong trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh cả mục tiêu.

Việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể mới hiện nay có thể sẽ phải thường xuyên điều chỉnh, cập nhật thông tin cũng như yêu cầu mới. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng là khâu tất yếu phải thực hiện để giúp hoạt động này thành công.

Các thành tố cơ bản trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng GV THCS có mối quan hệ mật thiết với nhau, chi phối lẫn nhau, trong đó mục tiêu bồi dưỡng là tiêu điểm mà tất cả các hoạt động bồi dưỡng phải hướng đến. Nội dung bồi dưỡng là sự cụ thể hóa của mục tiêu bồi dưỡng. Người học lĩnh hội được các nội dung bồi dưỡng sẽ giúp hoàn thành các mục tiêu cụ thể. Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng là sự vận động của nội dung, là cách thức để chuyển tải nội dung và đạt được những mục đích mong muốn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)