Khái quát quá trình khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 52 - 53)

5 .Giả thuyết khoa học

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát quá trình khảo sát

2.2.1 Mục đích khảo sát

Tiến hành kháo sát nhằm mục đích thu thập thơng tin nắm rõ thực trạng về quản lý hoạt động BD chuyên môn cho GV các trường THCS huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho việc nhận định, đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng về công tác quản lý hoạt động BDCM giáo viên THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nó cũng là cơ sở để khuyến nghị, đề nghị, đề xuất các biện pháp, các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần làm cho cơng tác quản lý BDCM giáo viên THCS đi vào nề nếp, đạt hiệu quả như mong muốn.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là CBQL cấp trường, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn của các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Để đánh giá thực trạng việc quản lý công tác BDCM cho đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, chúng tôi đã gửi phiếu xin ý kiến của CBQL, TTCM và GVBM của 05 trường gồm: THCS Bông Văn Dĩa, THCS xã Đất Mũi, THCS xã Tam Giang Tây, THCS xã Tân Ân Tây, THCS xã Viên An Đơng để tìm hiểu, nghiên cứu về một số mặt cụ thể trong hoạt động quản lý công tác BDCM cho GV THCS.

Tổng số người được hỏi ý kiến gồm: 40 CBQL, 140 GV của 05 trường THCS. Tổng hợp các mức độ thực hiện theo số ý kiến tính theo tỷ lệ phần trăm.

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

- Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV THCS. - Thực trạng nội dung, hình thức, phương pháp BDCM.

- Kết quả BDCM cho GV THCS.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Để tiến hành điều tra gián tiếp bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra đại diện (ngẫu nhiên đơn giản). Cụ thể, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 05 trường để tiến điều tra, khảo sát. Các trường này có đầy đủ các đặc điểm có thể đại diện cho tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

Qua điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn CBQL và TTCM, GV của 05 trường THCS điều tra, chúng tơi đã có được một cái nhìn khái qt về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn ở các trường.

Bằng phương pháp phiếu khảo sát chúng tôi đã phát ra 180 phiếu trưng cầu và thu về 180 phiếu (100%). Sau khi thu được phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành thống kê, tổng hợp, phân tích thơng tin (số liệu) thành các biểu bảng để thuận lợi cho việc so sánh, đối chiếu, nhận xét.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường THCS huyện ngọc hiển, tỉnh cà mau (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)