5 .Giả thuyết khoa học
7. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn giáo viên trung học cơ sở
a. Thực trạng quản lý các hình thức bồi dưỡng chuyên mơn của GV THCS
Có thể nói ở các trường sư phạm, sinh viên chỉ được trang bị những kiến thức, những hiểu biết cơ bản về nghề dạy học còn những kỹ năng cơ bản, nghiệp vụ sư phạm…một mặt nào đó GV phải tự bồi dưỡng trong quá trình giảng dạy bằng con đường tự học, tự bồi dưỡng, học hỏi qua đồng nghiệp.
Để triển khai chương trình, nội dung BDCM, trong quy chế BDCM của Bộ GD-ĐT quy định có các hình thức bồi dưỡng đó là:
- Bồi dưỡng tập trung theo sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT; Phòng GD-ĐT;
- Bồi dưỡng theo hình thức tự học (tự bồi dưỡng): Ngày nay công nghệ thông tin hỗ trợ đắc lực cho việc tự học, tự bồi dưỡng. Nguồn tài nguyên trên mạng Internet là vô tận, giúp người học có thể khai thác sử dụng, chia sẻ thơng tin rất nhanh chóng. Có nhiều GV đã tự học theo hình thức;
- BD trực tuyến; Học theo tích lũy tín chỉ rất có hiệu quả trong việc nâng cao chun mơn cho bản thân; bồi dưỡng theo hình thức học từ xa;
Đánh giá thực trạng quản lý hình thức BDCM, qua khảo sát CBQL và GV các trường THCS có kết quả như sau:
Bảng 2.16. Tổng hợp thực trạng quản lý hình thức hoạt động bồi dưỡng chun mơn giáo viên trung học cơ sở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
TT Hình thức Mức độ phù hợp Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp ĐTB SL % SL % SL % 1 BDCM tập trung do Sở GD, Phòng GD tổ chức 18 37.0 15 29.0 15 31.0 3.02 2 BDCM theo hình thức tự học 17 33.0 20 41.0 11 22.0 3.02 3 BDCM theo hình thức học từ xa 19 38.0 17 33.0 12 25.0 3.1 Tổng điểm TB 109 36.7 98 32.3 81 28.0 3.03
Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.16 cho thấy điểm chung đánh giá mức độ phù hợp của CBQL và giáo viên về việc quản lý 3 hình thức BDCM là tương đương nhau. Như vậy cả CBQL và GV đều nhận thức rằng 3 hình thức BDCM đều phù hợp và rất phù hợp. Điều đó phản ánh sự nhất quán giữa CBQL và GV. Tuy nhiên nếu so sánh mức độ đánh giá của từng hình thức thì giữa CBQL và GV có độ chênh lệch với nhau. Cụ thể là hình thức 1 (BDCM tập trung) CBQL đánh giá rất phù hợp và phù hợp là 100% thì số ít GV đánh giá chưa phù hợp 2,41% (4/166). Bên cạnh đó ở mức độ rất phù hợp CBQL đánh giá cao nhất 70% (14/20) còn GV chỉ đánh giá 51,81% (86/166).
Kết quả trên phản ánh một thực tế là GV mong muốn được học tập BDCM bằng hình thức tự học, học từ xa là phù hợp với điều kiện công tác của họ. Ngược lại CBQL cho rằng học tập BDCM bằng hình thức học tập trung là phù hợp hơn và hiệu quả hơn.
b. Thực trạng quản lý các phương pháp bồi dưỡng chuyên môn của GV THCS
Trong hơn mười năm trở lại đây, ngành GD-ĐT luôn đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Coi đây là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Tuy nhiên cả về lý luân dạy học cũng như trong thực tế vận dụng lý luận vào công việc giảng dạy và học tập đang là một khoảng cách lớn. Vận dụng lý luận dạy học truyền thống và hiện đại, trong thời gian qua các báo cáo viên cốt cán của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, của trường đã sử dụng các phương pháp BDCM như sau:
- Phương pháp thuyết trình: diễn giảng, thuyết trình của báo viên hoặc học viên.
theo dự án, nghiên cứu bài học, báo cáo chuyên đề): báo cáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống, học viên thảo luận nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm.