7. Bố cục đề tài
1.2. Tổng quan về hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
1.2.3. Hệ thống địa đạo ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
Trong những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều hệ thống địa đạo ra đời đã góp phần vào sự thắng lợi về thế trận chiến tranh nhân dân trước kẻ thù xâm lược của dân tộc ta như: địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Vịnh Mốc (tỉnh Quảng Trị), địa đạo Kỳ Anh (Quảng Nam)... Chức năng của các địa đạo này là hệ thống cơng trình phịng thủ được xây dựng dưới lòng đất (đường hầm) để nối liền với các trận địa từ những hướng khác nhau nhằm phục vụ cho bộ đội và dân quân du kích trú ẩn, ngụy trang tránh địch phát hiện, xây dựng căn cứ lõm sát trung tâm đầu não của địch. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Phú Ninh ngày nay là địa phương thuộc huyện Bắc Tam Kỳ. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến những năm 1950 thì huyện Bắc Tam Kỳ là vùng tự do được xây dựng vững chắc về mọi mặt, huy động được nhiều nhân tài, vật lực phục vụ cho tiền tuyến mở rộng vùng kiểm soát nên thực dân Pháp đã ra sức xây dựng mạng lưới gián điệp. Lúc đó ở huyện Bắc Tam Kỳ có rất nhiều tên Quốc dân Đảng hoạt động gián điệp cho Pháp đã bị nhân dân truy bắt và mở phiên toà xử trị, cịn một số tên khác trốn thốt nhảy đồn theo Pháp. Những tên này đã chỉ điểm cho địch dùng máy bay dội bom đánh phá nhiều khu dân cư, gây nên nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân. Các cơ sở hoạt động cách mạng bị lộ và phá hủy, nhiều cán bộ, chiến sĩ bị bắt gây tổn thất lớn về người và tài sản của địa phương.
Đầu năm 1965, quân đội Mỹ liên tục mở những cuộc càn quét với quy mô lớn vào Quảng Nam. Quyết tâm đánh bại lại âm mưu phá hoại của địch, Quân uỷ Quân khu V và Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương phát động xây dựng thế trận nhân dân du kích chiến tranh ở từng địa phương. Qua đó phát động nhân dân hưởng ứng sôi nổi, thực hiện tốt các phong trào như: phong trào phòng gian bảo mật, phong trào bố phòng chống địch, đào giao thơng hào, hầm chơng..., trong đó phong trào đào địa đạo là sôi nổi nhất. Với điều kiện tự nhiên của huyện Phú Ninh là đồi núi,
đất đai chủ yếu là đất sét rất phù hợp trong việc đào hầm hào để ẩn nấp; nhân dân huyện Phú Ninh ln có tinh thần u nước, khơng khuất phục kẻ thù nên luôn sẵn sàng hi sinh, vượt qua mọi khó khăn để chống giặc ngoại xâm. Nhờ đó địa đạo đã được xây dựng với quy mơ lớn trải dài qua nhiều xã, từ xã Tam Lộc đến lòng hồ Phú Ninh như địa đạo Phước Thượng (thơn Long Khánh, xã Tam Đại); địa đạo Gị Nơng hay cịn là địa đạo Hồ Bình (thơn Hồ Bình, xã Tam Thái); địa đạo Gị Thai (thơn Đàn Trung nay là thôn Dương Đàn, xã Tam Dân); địa đạo Gị Dân (thơn Kỳ Tân và Cây Sanh, xã Tam Dân); địa đạo Gò Trại ở Kỳ Phước (nay là xã Tam Lộc); địa đạo Gò Miên (thôn Trung Đinh, xã Tam Đàn) ... Trong đó có những địa đạo tiêu biểu như:
- Địa đạo Gò Dân (xã Tam Dân):
Địa đạo Gò Dân được bắt đầu khởi cơng xây dựng vào năm 1950 và hồn thành vào năm 1952. Tuy nhiên thời gian đầu địa đạo chỉ thực hiện ở quy mơ nhỏ (chủ yếu ở khu vực Gị Cốc). Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau phong trào Đồng Khởi ở Quảng Nam (1964), đến năm 1965, nhiều xã ở huyện Bắc Tam Kỳ, trong đó có xã Kỳ Long được giải phóng. Để giữ vững vùng giải phóng đó, nhân dân các thơn Kỳ Tân, Cây Sanh và Dương Lâm thuộc xã Kỳ Long đã tích cực đào địa đạo với quy mô lớn hơn, dưới sự điều hành của các đồng chí trong chi bộ xã Kỳ Long nghe theo chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện uỷ Bắc Tam Kỳ với chủ trương xây dựng công sự để chiến đấu, đào địa đạo của Quân khu V và Tỉnh ủy Quảng Nam.
Quy mô của địa đạo được hình thành gồm có 15 miệng hầm kéo dài từ Trạm bơm (kênh chính) qua Gị Cốc đến Gị Dân. Địa điểm miệng hầm đi vào nằm ở khu vườn nhà ông Bản (gần đường giao thông đi đập Dương Lâm). Địa đạo chạy theo hình chữ Z hướng Đông - Tây. Các miệng hầm cách nhau 30m, 7 miệng hầm đầu tiên chạy theo hướng Đông Tây, 3 miệng hầm tiếp đến chạy men theo bờ rào hướng Bắc - Nam, từ miệng hầm thứ 10 đến miệng thứ 11 đột ngột chạy gấp khúc theo hướng Tây - Bắc, miệng hầm thứ 12 trở đi chạy theo hướng Đông - Tây. Chiều rộng địa đạo là 1,2m, chiều cao đường hầm là 1,8m. Miệng ra cuối cùng nằm ở phía Đơng. Trên mặt đất chung quanh khu đồi là hệ thống giao thông hào trước đây rộng 0,4m, cao 1,5m chạy dài từ Gò Dân đi các hướng Dương Lâm, rừng Mèo, Dương Tranh vào Long Sơn để bộ đội, du kích và nhân dân dễ dàng di chuyển tránh địch phát hiện cũng như bom pháo của địch ném xuống [18].
Việc đào địa đạo rất bí mật, những người tham gia đào địa đạo được chia thành 4 tổ khác nhau, mỗi tổ đảm nhận một miệng hầm. Vùng 1 và vùng 2 là nhân dân thôn Dương Lâm, vùng 3 là nhân dân thôn Kỳ Tân và vùng 4 là nhân dân thôn Cây Sanh.
Việc đào địa đạo với những công cụ thô sơ như cuốc chim, cuốc vố, cuốc bàn, gánh, trạc... Mỗi vùng có một nhiệm vụ duy nhất là đào xong đoạn hầm được phân công cho đến khi tiếp giáp miệng hầm do vùng khác thực hiện sau đó tiếp tục đào ở các miệng hầm tiếp theo. Lực lượng thanh niên đi đầu trong nhiệm vụ đào địa đạo, phụ nữ lo cơm nước và tham gia vận chuyển đất.
- Địa đạo Gò Thai (xã Tam Dân):
Di tích lịch sử địa đạo Gị Thai trước đây toạ lạc tại thơn Đàn Trung, xã Tam Dân, nay thuộc thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Địa đạo Gò Thai nằm ở phía Tây của Tỉnh lỵ Quảng Nam. Từ trung tâm Tỉnh lỵ Quảng Nam theo đường Trần Cao Vân đi Tiên Phước, Trà My, đi đến Uỷ ban nhân dân (UBND) xã Tam Dân (8km). Sau đó tiếp tục đi thẳng khoảng 2km gặp tuyến kênh Phú Ninh (kênh N6). Đi tiếp 500m gặp ngã tư. Tại đây rẽ phải rồi tiếp tục đi theo đường bê tông nông thôn khoảng 1km là đến điểm khởi đầu di tích lịch sử địa đạo Gò Thai.
Địa đạo Gò Thai được triển khai xây dựng vào giữa năm 1951 và hoàn thành vào tháng 5/1952 do đồng chí Phạm Ngơn làm xã đội trưởng, đồng chí Dương Dần làm thơn đội trưởng trực tiếp chỉ huy. Thời gian đầu địa đạo được thực hiện ở quy mô nhỏ. Tại đây, các cơ quan đầu não của khu kháng chiến Hạ Lào đã cùng nhân dân trong vùng xây dựng và sử dụng địa đạo làm nơi trú ẩn an tồn, phịng tránh máy bay Pháp ném bom.
Sau phong trào Đồng Khởi ở Quảng Nam (1964) thì một năm sau (1965), xã Kỳ Long cùng một số xã ở huyện Bắc Tam Kỳ được hồn tồn giải phóng. Để giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, Quân khu V và Tỉnh uỷ Quảng Nam đã chủ trương chỉ đạo Ban Thường vụ Huyện ủy Bắc Tam Kỳ về củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng mặt trận và các đoàn thể cách mạng, xây dựng giao thông hào và công sự chiến đấu, đào địa đạo để “tất cả cho tiền tuyến, tất
cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, xây dựng thơn xã chiến đấu, bố phịng chống
địch càn quét lấn chiếm, che giấu cán bộ hoạt động, bộ đội trú chân tập kết trong những trận càn quét đánh lớn. Từ chủ trương chiến lược đó, một số địa đạo ở Kỳ Long được khẩn trương củng cố và xây dựng. Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, sự điều hành trực tiếp của Huyện đội Bắc Tam Kỳ, Chi bộ xã Kỳ Long đã phân công các đồng chí Võ Ngọc Thạch, Nguyễn Khánh, đồng chí Phan Ngơ (Bí thư Chi bộ xã), Nguyễn Vân (Chủ tịch UBND xã), Huỳnh Ngọc Hoàng (Trưởng công an xã) trực tiếp huy động nhân dân thôn Đông, thôn Tây và xóm Mộng tiếp tục đào địa đạo với quy mơ lớn hơn, nhiều ngõ ngách hơn, chiều dài khoảng 5km.
Địa đạo chạy theo hình chữ Z hướng Đơng - Tây. Địa đạo kéo dài từ nhà ơng Trương Hóa đến vườn nhà bà Mãng, ơng Võ Ngộ đến đồng ruộng Cửu Yên với 15 miệng hầm. Các miệng hầm cách nhau 50m. Chiều rộng địa đạo là 1,2m, chiều cao đường hầm là 1,8m. Với kích thước như vậy nên việc đi lại dưới địa đạo tương đối dễ dàng, thuận lợi và cơ động để triển khai đội hình chiến đấu. Trong lịng địa đạo, cứ cách 30 - 50m thì có một ngách thơng hơi được ngụy trang khéo léo. Có những nơi trong lịng địa đạo được đào rộng hơn để làm nơi cất giấu lương thực, vũ khí, hội họp. Đặc biệt gần cửa hầm thứ 13 về phía Tây có một trạm pháo dã chiến. Miệng ra cuối cùng nằm ở phía Tây - Bắc ra đồng ruộng Cửu Yên. Trên mặt đất có giao thơng hào rộng 0,4m, cao 1,5m bao quanh Gò Thai theo hướng đồng ruộng Cửu Yên đi lên đập Vớ, núi Mỹ để bộ đội, du kích dễ dàng di chuyển rút về tuyến sau [19].
Công việc đào địa đạo hết sức khó khăn và vất vả. Mật thám của địch lùng sục khắp nơi, trà trộn vào trong dân. Bọn tề điệp lại ráo riết đi càn, săn lùng. Do vậy phần lớn thời gian đào vào ban đêm, có khi kéo dài đến sáng hơm sau. Cịn ban ngày thì bố trí người cảnh báo ở đầu thơn đến cuối thơn để canh phịng người lạ, một nhóm nhỏ mới tiếp tục tiến hành đào địa đạo. Để tránh bị phát hiện dấu vết trên mặt đất, nhân dân bí mật đem từng xẻng đất đổ vào từng gốc thơm sau đó ngụy trang lại. Cả một khối lượng đất đá khổng lồ từ dưới lòng đất đưa lên nhưng được nhân dân ngụy trang rất khéo léo, tài tình nên người ngồi thơn đi vào không thể phát hiện được.
- Địa đạo Gị Nơng (xã Tam Thái):
Di tích lịch sử địa đạo Gị Nơng (hay cịn gọi là địa đạo Hồ Bình) toạ lạc tại Gị Nơng, xóm Khánh Bình, xã Kỳ Nghĩa, huyện Bắc Tam Kỳ (trước đây) nay thuộc thơn Hịa Bình, xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Địa đạo Gị Nơng nằm về phía Tây Nam của tỉnh lỵ Quảng Nam. Từ trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam theo đường Trần Cao Vân đi huyện Tiên Phước, đến UBND xã Tam Thái tiếp tục đi 1km đến chợ Khánh Thọ. Từ đây rẽ tay phải đi chừng 2km là đến địa điểm khởi đầu của di tích lịch sử địa đạo Gị Nơng.
Địa đạo Gị Nơng được hình thành những năm 1946 - 1947, gồm những hầm ngắn để ẩn nấp, cất giấu vũ khí, tài liệu. Sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, dưới sự chỉ huy của cấp trên, các đồng chí trong chi bộ xã Kỳ Nghĩa tiếp tục vận động nhân dân tiến hành đào địa đạo với quy mô lớn hơn, nhiều nhỏ ngách hơn. Việc đào địa đạo do nhân dân xã Kỳ Nghĩa tiến hành, trong đó chủ yếu là nhân dân 3 thơn Khánh Bình, Khánh Thuận, Khánh Yên và một bộ phận của thôn Khánh Thịnh phối hợp với Huyện đội Bắc Tam Kỳ, dân quân du kích địa phương thực hiện.
Địa đạo Gị Nơng được đào trong lịng quả đồi đất đỏ có tên là Gị Nơng với độ cao chừng 30m và diện hơn 5ha. Miệng vào của địa đạo nằm bên kia đỉnh Gị Nơng, hơi chếch về hướng Đơng - Bắc. Trên miệng hầm phóng tầm mắt về hướng Đơng - Bắc là đồng ruộng thẳng tắp, bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát hướng tiến công bằng xe tăng và bộ binh của địch. Miệng vào của địa đạo được xây dựng có ụ súng được ngụy trang khéo léo gồm 3 vòng tròn âm xuống đất và nối tiếp nhau bằng hệ thống giao thông hào. Cách đồng ruộng 500m đi về hướng Tam Kỳ là dòng suối Cái (suối Trà Thai) bao bọc cánh đồng Khánh Bình, Khánh Thịnh. Đây cũng điểm cuối của địa đạo. Miệng hầm này được xây dựng dưới lòng suối Cái nên cán bộ của ta muốn vào địa đạo phải lặn xuống nước mới vào được bên trong. Hệ thống giao thông hào đào chằng chịt bao quanh đồi Gị Nơng, độ sâu của rãnh thông hào rộng 0,4m, cao 1,5m, điểm cuối là dòng suối Cái (hướng Tây thuộc thôn Khánh Thọ Đông) để quân ta dễ dàng rút về tuyến sau theo dòng suối Cái lên Kỳ Quế vào những thời điểm bộ đội tập trung về đơng cỡ trung đồn. Phía bên trong chu vi đường hầm rộng khoảng 1m, cao khoảng 1,6m, trong đường hầm cách nhau hai miệng có một ngách tránh sâu vào 1,5m, rộng 1,2m để dưỡng thương trong trận đánh và tránh nhau khi vận chuyển hoả lực bên trong đường hầm [20].
Việc tổ chức đào và bảo vệ địa đạo rất phức tạp, địi hỏi tính tổ chức, tự giác cao, bởi lẽ không chỉ đạn bom trút xuổng mà cịn gián điệp tìm cách xâm nhập. Theo chủ trương bí mật, mỗi tổ gồm có 12 người, trong đó có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và chỉ có nhiệm vụ duy nhất là đào xong đoạn hầm được phân công cho đến khi tiếp giáp đường hầm do tổ khác thực hiện. Tổ này không được biết nhiệm vụ của tổ kia và không được hỏi những thông tin liên quan đến việc đào hầm. Đây cũng là biện pháp chủ trương chung cho tất cả các cơng trình địa đạo được đào trong thời gian này trên địa bàn huyện Bắc Tam Kỳ. Việc đào địa đạo được chia làm 2 ca, ca này làm ban ngày, ban đêm nghỉ dưỡng sức và ngược lại để không gián đoạn thời gian đào địa đạo. Sự ra đời của hệ thống đường hầm với độ dài 1,5km là cơng trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân xã Kỳ Nghĩa và lực lượng vũ trang huyện Bắc Tam Kỳ.
- Địa đạo Phước Thượng (xã Tam Đại):
Địa đạo Phước Thượng (trước đây gọi là địa đạo rừng bà Bé, do nằm trong vườn bà Bé) được xây dựng trong dãy rừng thấp khá đẹp, dưới chân ngọn núi Bồ của Thôn Long Khánh, xã Tam Đại ngày nay. Phước Thượng cách thị xã Tam Kỳ ước chừng 10km về hướng Tây. Ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ngành quân giới Quân khu 5 đã giao cho Tỉnh đội Quảng Nam khẩn trương thành lập xưởng Quân khí để kịp thời phục vụ chiến đấu. Lúc bấy giờ Tam Đại là vùng tự
do, có địa hình hiểm trở, nên Tỉnh đội Quảng Nam bí mật chuyển “Xưởng Cơng nghiệp cơ khí Tam Kỳ” lên khu rừng rậm rạp của làng Phước Thượng và đổi tên mới là “Xưởng Quân khí Lê Hồng Phong”. Cùng với việc xây dựng cơ xưởng, bộ đội địa phương đã huy động dân quân tiến hành đào hầm, hào để cất giấu những vũ khí chế tác được. Nhưng quân Pháp “đánh hơi“ được xưởng quân khí này, chúng cho máy bay lên bắn phá nhiều lần. Vì thế, đồng chí Khưu Thúc Cự - Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nêu sáng kiến: phải đào địa đạo liên thông để di chuyển người và phương tiện khi cần thiết. Từ đó địa đạo ra đời. Đầu năm 1947, cấp trên giao kế hoạch cho các đội mỗi đêm phân công 15 thanh niên khỏe mạnh để tham gia đào hầm, hào trong khu quân khí. Suốt một năm liền, từ đầu năm 1947 đến đầu năm 1948-cơ bản địa đạo đã hồn thành. Trong đó, có nơi đào rộng để làm kho cất giấu súng, lựu đạn; cịn lại là những đường hầm ăn thơng nhau, mỗi hầm có chiều cao hơn 1m, rộng 0,6m. Ngoài ra, bao quanh ngọn đồi rộng chừng 8 hecta này đều có giao thơng hào bao bọc, dài chừng 1.5 km...
Thời kỳ chống Mỹ, sau khi Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Quân khu V mở chiến dịch xuân 1965 lấy tên là chiến dịch “Nguyễn Văn Trỗi”, qn giải phóng đồng loạt tấn cơng địch trên khắp chiến trường Quảng Nam, hướng trọng điểm là Quế Sơn, Tây Tam Kỳ, Tây Thăng Bình. Để giữ vững thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, phát huy thắng lợi to lớn của phong trào đồng khởi năm 1964.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban