Thực trạng công tác bảo tồn hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 46 - 48)

7. Bố cục đề tài

2.1. Giá trị

2.2.1. Thực trạng công tác bảo tồn hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,

2.2.1. Thực trạng công tác bảo tồn hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam Ninh, tỉnh Quảng Nam

Năm 2006, UBND huyện Phú Ninh ra Quyết định số 2692/QĐ - UBND về việc bảo vệ di tích lịch sử, danh thắng trên địa bàn huyện Phú Ninh. Theo đó, các di tích lịch sử như địa đạo Gị Dân, địa đạo Gị Thai, địa đạo Gị Nơng (địa đạo Hịa Bình), địa đạo Gị Trại, địa đạo Gò Miên, địa đạo Vườn Dãy, địa đạo Phước

Thượng cùng 14 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh khác của huyện nằm trong danh mục các di tích được bảo vệ. UBND huyện Phú Ninh giao UBND các xã có hệ thống địa đạo quản lý, chăm sóc. Thực hiện phương án bảo vệ trên, thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương đã thực hiện một số biện pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là đến từng hộ gia đình quanh khu vực địa đạo để giúp làm công tác tư tưởng, giúp người dân biết về lịch sử cũng như vai trò của địa đạo trong kháng chiến để người dân tự ý thức trách nhiệm của mình trong việc quản lý, bảo vệ và gìn giữ địa đạo.

Năm 2008, các di tích lịch sử địa đạo Gị Dân, địa đạo Gị Thai, địa đạo Gị Nơng được thanh tra, khảo sát lại để đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và cho khoanh vùng bảo vệ di tích. Theo đó, địa đạo Gị Nơng được khoanh vùng bảo vệ 9000m², địa đạo Gò Dân được khoanh vùng bảo vệ 2000 m², địa đạo Gị Nơng được khoanh vùng bảo vệ 10.639 m². UBND huyện Phú Ninh chỉ đạo cho chính quyền địa phương phối hợp với các ban ngành liên quan bảo vệ quản lý tốt các di tích đã được khoanh vùng.

Năm 2009, UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định số 2024/QĐ-UBND ngày 19/6/2009 về việc xếp hạng di tích cấp tỉnh. Theo đó, ở huyện Phú Ninh có di tích địa đạo Gị Dân, di tích địa đạo Gị Thai, di tích địa đạo Gị Nơng được cơng nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Hiện nay, cả ba địa đạo này đều đang trong quá trình gắn bia di di tích. Tuy nhiên, cơng trình gắn bia di tích này đang bị gián đoạn do điều kiện thời tiết.

Theo ông Lê Hồng Sơn, Cơng chức văn hóa - xã hội xã Tam Dân cho biết:

“Hiện nay, huyện cho gắn bia di tích thì ở địa đạo Gò Dân cũng như hai địa đạo

Gị Thai, Gị Nơng và đang có kế hoạch phục hồi lại hai miệng địa đạo Gò Dân, Gị Nơng. Ngồi ra, huyện chưa có bất cứ một kế hoạch cụ thể nào cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của địa đạo trong hiện tại và tương lai”. Vì thế, vấn

đề cần đặt ra đầu tiên hiện nay là nhanh chóng xây dựng và triển khai dự án trùng tu, tơn tạo di tích.

Như vậy, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy-UBND huyện, ngành chuyên môn Sở VH-TT&DL nên hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện được từng bước đầu tư, chăm sóc và phát huy giá trị (Năm 2019 đến 2020 đã hoàn thành việc xây dựng cơng trình địa đạo Gị Dân với kinh phí xây dựng là 579.224.400 đồng, Gị Thai xã Tam Dân với kinh phí 248.578.000 đồng, địa đạo Gị Nơng xã Tam Thái với kinh phí: 479 216 000 đồng). Cán bộ làm nghiệp vụ bảo tồn di tích năng động, nhiệt tình có

nghiệp vụ từng bước đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)