Giá trị khoa học

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 43 - 46)

7. Bố cục đề tài

2.1. Giá trị

2.1.3. Giá trị khoa học

tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt. Đặc biệt là nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân vô cùng phong phú, sáng tạo, phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đã tạo cho địa đạo một tầm vóc độc đáo không những đối với trong địa phương tỉnh Quảng Nam mà còn cả nước.

Về khoa học quân sự, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh nổi lên ở các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Một là, tổ chức thế trận liên hoàn bằng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân

dân.

Phú Ninh là địa bàn chiến lược quan trọng của ta nằm ngay phía sau trung tâm tỉnh lị Quảng Nam. Vì thế ở đây cuộc chiến đấu diễn ra cực kỳ gay go ác liệt mang tính chất đối đầu giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng, là vùng tranh chấp một mất một còn. Địch tập trung mọi nỗ lực nhằm tiêu diệt đánh bật đối phương, tạo vành đai an toàn bảo vệ tỉnh lị Quảng Nam. Ta quyết tâm bám trụ chiến đấu nhằm tiêu diệt địch, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng, đồng thời là bàn đạp tấn công sâu vào hậu phương của địch và hướng tấn công chủ yếu vào Tam Kỳ-Quảng Nam.

Sức mạnh ý chí của con người đã chiến thắng khó khăn. Hệ thống địa đạo này được đào lên mà khơng có một bản vẽ thiết kế nào mà chỉ dựa vào linh cảm, ước lượng cùng với truyền thống cách mạng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Chỉ bằng phương tiện dụng cụ hết sức thô sơ là lưỡi cuốc, ki xúc đất bằng tre, giỏ tre..., quân và dân huyện Phú Ninh đã tạo nên cơng trình đồ sộ, một “làng ngầm” kỳ diệu với hàng chục km2 đường ngầm dọc ngang trong lòng đất. Các gia đình ở khu vực “vành đai”, nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất, vừa đánh giặc giữ làng. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi địa đạo là một pháo đài đánh giặc.

Có thể chọn địa đạo Gò Dân (xã Tam Dân) làm trung tâm thì cả 4 hướng: Đông - Tây - Nam - Bắc đều có hệ thống địa đạo. Nhiều nơi có đường hầm thơng nhau giữa các địa đạo, có nơi là những cụm độc lập, nhưng cả hệ thống như một sơ đồ bát quái trong lòng đất. Từ điểm trung tâm xã Tam Dân đã có ba cụm địa đạo liên hồn: Cụm Gị Thai - Gò Dân - Gò Hầm. Chiều rộng mỗi cụm 1.200 - 1.700m. Phía Đơng xã Tam Dân có 2 cụm: Gị Nơng và Gị Miên, thuộc xã Tam Thái. Mỗi cụm rộng chừng 1.000 -1.500m. Về phía Tây của xã có cụm Vườn Dãy (ở Long Sơn), Cây Cốc và Gị Miên (ở Trung Định). Xi về hướng Nam của Gị Dân có ba cụm địa đạo gần nhau, thuộc xã Tam Đại: Đó là cụm Phước Thượng, Gò Quạnh và Đồn Tháp. Riêng về hướng Bắc- Tây Bắc thì khá phong phú và quy mơ. Nơi đây chưa đánh giá đầy đủ hiện trạng của địa đạo, mới phát lộ đã có: Cụm Tú Bình, Ao

Lầy, Rừng Hoạnh (ở xã Tam Vinh), Cẩm Khê (ở Tam Phước), Gò Trại (ở Tam Lộc)... Như vậy, tổng diện tích của cả hệ thống địa đạo đã chiếm gần 23km2, trải đều trên diện tích của tồn huyện Phú Ninh.

Hai là, phát huy hiệu quả trong chiến đấu

Hiệu quả chiến đấu của quân và dân Phú Ninh rất cụ thể, được chứng minh bằng thực tế trong thời kỳ đánh Mỹ, nhất là từ khi quân xâm lược vào đánh phá vùng căn cứ cách mạng ở Phú Ninh.

Trước sức tấn công ác liệt của Mỹ - Ngụy bằng cuộc chiến tranh hủy diệt dã man, Huyện ủy Bắc Tam Kỳ (nay là Phú Ninh) đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng vũ trang quyết tâm bám trụ chiến đấu, tiêu diệt quân địch bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng mang tính chiến lược quan trọng, là hướng tiếp cận và tiến công hiểm yếu đối với quân ngụy Quảng Tín (nay là Quảng Nam). Với khẩu hiệu "một tấc không đi, một ly khơng rời", bộ đội, dân qn du kích, cơ quan dân chính Đảng cùng với nhân dân ra sức thi đua đào địa đạo, chiến hào, công sự suốt ngày đêm, bất chấp đạn bom, mưa nắng, tích cực xây dựng "xã chiến đấu" thiết lập "vành đai diệt Mỹ" thành thế trận vững chắc bao vây, tiến công tiêu hao, tiêu diệt kẻ thù.

Bằng cuộc chiến tranh nhân dân vô cùng phong phú và sáng tạo, hệ thống Địa đạo huyện Phú Ninh đã thể hiện đầy đủ nghệ thuật lãnh đạo, chỉ huy về xây dựng, chiến đấu và bám trụ trong điều kiện vơ cùng khó khăn, ác liệt của chiến trường Quảng Nam- Đà Nẵng, với thực tế binh lực địch đông, hỏa lực địch mạnh gấp bội lần lực lượng cách mạng ở Phú Ninh; địch lại rất cơ động bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại như: xe tăng, máy bay… nhưng dai dẳng suốt hơn 20 năm vẫn không đánh bật được đối phương ra khỏi vùng yết hầu, chỉ cách trung tâm đầu não của chúng với với khoảng cách hơn 10km. Ngược lại, dựa vào hệ thống địa đạo, lực lượng của ta hạn chế được thương vong, bảo toàn phần lớn lực lượng trong mọi hoàn cảnh cam go, trụ vững trong mọi thử thách và thường xuyên là mối đe dọa của địch, thế trận địa đạo cộng với ý chí cao độ của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân, đã chiến thắng sắt thép tàn bạo của qn thù. Đây là ý nghĩa có tính chất bao trùm và đặc biệt quan trọng của hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh.

Với những thành tích đó, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh đã lập nên những chiến tích vinh quang, lịch sử chiến tranh đi qua đã chứng minh những giá trị to lớn của cơng trình khoa học qn sự: Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, đặc biệt là nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân địa phương trong chiến tranh giải phóng.

Ngồi ra, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh mang những giá trị mới trong xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh, trong xây dựng

khu vực phòng thủ, kết hợp kinh tế với quốc phịng, truyền thống lịch sử với văn hóa xã hội… Những yếu tố trên bảo đảm cho cơng trình khoa học qn sự hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh có một giá trị lâu dài.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)