7. Bố cục đề tài
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.3. Kinh nghiệm thực tiễn từ một số mơ hình quản lý, khai thác hệ thống địa
địa đạo ở Việt Nam thời gian qua
* Địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh):
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Địa đạo Củ Chi có hệ thống đường hầm hơn 200km, được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 12 năm 2015 với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và tính sáng tạo.
- Tại đây, trong những năm qua, địa phương đã khai thác rất thành công các giá trị của Địa đạo trong phát triển du lịch theo hướng “bảo tồn sống di tích lịch sử”, nghĩa là “bảo tồn không đồng nhất với lưu kho mà bảo tồn trong phát triển”. Cụ thể:
+ Ban Quản lý Khu di tích Địa đạo Củ Chi đã tiến hành tốt cơng tác bảo tồn, không để di tích bị xâm hại hoặc xuống cấp; tu bổ, tơn tạo, ln đảm bảo tính chân thực, khơng làm biến dạng di tích; tăng cường sưu tầm, bổ sung nhiều tài liệu, hiện vật, tái hiện một số hoạt động tại địa đạo Củ Chi trong những năm tháng chiến tranh; đồng thời đầu tư xây dựng trung tâm du lịch Củ Chi – đền Bến Dược, các khu trưng bày, khu lưu niệm… phục vụ hoạt động tham quan của du khách. Bên cạnh đó, triển khai xây dựng đề án phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển du lịch sinh thái nhà vườn, nghỉ dưỡng ven sông Sài gòn… để thu hút nhiều du khách hơn.
+ Đặc biệt, Ban Quản lý di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đã đầu tư xây dựng khu tái hiện Vùng Giải phóng thể hiện cảnh sống và chiến đấu của người dân Củ Chi trước và trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược giai đoạn từ năm 1960 - 1975. Để giúp du khách cảm nhận được sự ác liệt của cuộc chiến từng xảy ra tại đây, đơn vị đưa vào phục vụ sa bàn biểu diễn đánh bại trận càn Cedar Falls của quân đội Mỹ vào vùng Tam giác sắt Củ Chi.
+ Với mong muốn truyền tải để du khách hiểu rõ hơn về cách đào địa đạo; sinh hoạt, ăn, ở, hội họp, cơ động chiến đấu của du kích, cách đánh địch trong đường hầm, mới đây đơn vị còn đầu tư xây dựng phòng chiếu phim 3D mơ phỏng chiến dịch Cedar Falls với hình ảnh, âm thanh chân thực và trang thiết bị hiện đại để đưa vào phục vụ du khách từ ngày 1/11/2019. Tại phòng chiếu phim 3D, du
khách được tham quan sa bàn, phim mô phỏng chiến dịch Cedar Falls, toàn bộ khu tái hiện Vùng Giải phóng và tham gia các mơ hình trải nghiệm như: Cấy lúa, bắt cá, xay lúa, giã gạo, đan lát, đặc biệt là thực hành nghề làm bánh tráng truyền thống của người dân Củ Chi. Từ sự bảo tồn, tôn tạo hiệu quả gắn với hoạt động du lịch, điểm đến địa đạo Củ Chi đã thực sự sống cùng thời gian, có sức thu hút đối với nhiều du khách trong và ngoài nước.
- Để kéo huyện Củ Chi gần với thành phố hơn, Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã triển khai xây dựng tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Củ Chi - Mộc Bài. Một khi có tuyến cao tốc này thì thời gian du chuyển tới Củ Chi sẽ phát triển nhanh hơn, khi đó du lịch, các cơ sở hạ tầng cũng sẽ phát triển nhanh hơn và nhiều du khách sẽ biết đến Củ Chi nhiều hơn".
- Bên cạnh đó, chính quyền Củ Chi đã triển khai ký kết với hàng trăm công ty lữ hành đã ký hợp đồng đưa khách đến tham quan, trải nghiệm tại khu di tích lịch sử Địa đạo trong các tuyến hành trình. Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trong việc tạo ra sự đa dạng cho tuyến, điểm du lịch.
- Về xác định thị tường mục tiêu: Với lợi thế của mình, khu di tích đã xác định được thị trường khách hàng mục tiêu của mình để phục khách một cách tốt nhất. Theo đó, khách hàng mục tiêu được hướng tới là khách quốc tế (Âu, Mỹ) từ thị trường khách tại TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Với khách nội địa, đối tượng là học sinh, sinh viên tại các cấp trường học và các cơ quan, ban ngành (nhất là các tổ chức đoàn thể – Hội Cựu Chiến binh).
- Vê các chính sách du lịch của khu di tích: Địa phương đã thực hiện tốt các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch, như:
+Chính sách sản phẩm khu di tích là điểm đến du lịch, vì vậy Địa Đạo Củ
Chi cũng cung cấp sản phẩm chính của mình là tham quan và các dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch, xây dưng một số công trinh phụ như: hồ mô phỏng, khu vui chơi, khu nghỉ ngơi, khu cắm trại, khu bắn súng. Hiện nay khu di tích đang mở thêm dịch vụ ở các vùng lân cận nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho du khách
- Chính sách giá: Ngoài việc thu hút khách bằng nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng cường họat động quảng cáo thì khu di tích cịn sử dụng giá như một cơng cụ đắc lực để cạnh tranh và thu hút khách. Đia Đao củ Chi có 2 mức giá: khách nươc ngồi giá vé 90.000 đồng, khách nội địalà 20.000 đồng. Ngồi ra cịn có nhiều ưu đãi khác đối với trẻ em vả cựu chiến binh là khách nội địa.
- Chính sách phân phối: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp
(qua các đơn vị kinh doanh lữ hành).
- Chính sách xúc tiến: quảng cáo và khuyên mãi
- Chính sách con người: con người là nhân tố rất quan trọng trong việc hoàn
thành nên sản phẩm dịch vụ. Vì thế, Địa Đạo Củ Chi rất chú trọng đến công tác sắp xếp nhân sự để đảm bảo công tác phục vụ khách hàng chu đáo. Bên cạnh đo, Đia Đạo Củ Chi luôn tạo điều kiện để nâng cao nghiệp vụ nhân viên như tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức về lịch sử Địa Đạo củ Chi, khả năng giao tiếp và nhiều khía cạnh khác
Khu di tích Địa Đao củ Chi ngày nay đã và đang trờ thành “Khu du lịch sinh thái” quan trọng của Thành Phố Hồ Chí Minh bao gồm cả khách nội đia và khách nước nước ngoài. Đến với Đia Đao củ Chi, du khách cịn được giải trí với khu vui chơi, khu nghỉ ngơi, khu cắm trại, khu bán súng đặc biệt là du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng đất Củ Chi. Đây cũng là một trong những điểm thu hút khách
Tuy nhiên là di tích lịch sử nên đa số khách nội địa đến tìm hiểu về lịch sử một hoặc hai lần chứ không đến nhiều lẩn như các điểm du lịch khác, vì vậy lượng khách nội địa đến Địa Đạo Củ Chi có tăng hằng năm nhưng khơng đạt chỉ tiêu và không theo tốc độ tăng trường như mục tiêu đã đặt ra. Hơn nữa, hầu như tất cả các công ty lữ hành sắp xếp tour Địa Đạo củ Chi là một trong những địa điểm du lịch trong ngày, nghĩa là điểm đến là Địa Đạo củ Chi - Chợ Bến Thành, hoặc Địa Đạo Củ Chi - Tây Ninh, do đó việc lưu giữ khách du lịch ở lâu tại địa đạo là rất khó khăn.
* Địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị):
Địa đạo Vịnh Mốc thuộc thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Địa đạo Vịnh Mốc là di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, điểm đến hấp dẫn của Du khách khi đến Du lịch Quảng Trị. Để địa đạo Vịnh Mốc có được thương hiệu du lịch như hôm nay, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương và biện pháp thiết thực.
Tỉnh Quảng Trị đã có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Địa đạo Vịnh Mốc cùng với Cửa Việt - Cửa Tùng - Khu di tích Đơi bờ Hiền Lương - đảo Cồn Cỏ trở thành Khu Du lịch quốc gia.
Ban Quản lý Khu di tích Địa đạo Vịnh Mốc đã triển khai nhiều biện pháp cho công tác bảo tồn, tôn tạo, sưu tầm, bổ sung nhiều tài liệu, hiện vật; xây dựng nhà trưng bày các chứng tích chiến tranh, đặc biệt có bức tranh nổi tiếng To Be Or Not To Be (Tồn tại hay khơng tồn tại). Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng các cơng trình phụ trợ bên ngồi khu di tích, như nơi đón tiếp, khu dịch vụ, khu bán hàng lưu niệm (các mặt hàng lưu niệm giới thiệu về Khu di tích địa đạo Vịnh Mốc cũng như về đặc sản Quảng Trị), khu vực vệ sinh phục vụ khách du lịch…
Để khai thác tốt giá trị tại địa đạo Vịnh Mốc, Ban Quản lý khu di tích đã triển khai kết nối chặt chẽ với các hoạt động du lịch tại các điểm đến tại địa phương, như gắn kết với du lịch đảo Cồn Cỏ, biển Cửa Tùng, Cửa Việt; du lịch gắn với cửa khẩu Lao Bảo; cùng các di tích đơi bờ Hiền Lương-Bến Hải, di tích Thành Cổ Quảng Trị và 6 di tích trên tuyến đường Trường Sơn thuộc địa bàn Quảng Trị… Nhờ đó, các chương trình du lịch được đa dạng hơn để du khách lựa chọn.
- Tuy nhiên, hiện công tác phục vụ du khách tại Khu di tích địa đạo cịn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của Khu di tích đã xuống cấp, cần được tu sửa tôn tạo. Đặc biệt, các dịch vụ phục vụ khách tham quan cịn thiếu thốn, có rất ít các mặt hàng lưu niệm giới thiệu về Khu di tích địa đạo Vịnh Mốc cũng như về đặc sản Quảng Trị được bày bán; bãi đậu xe của Khu di tích được tập trung ở ngay trước cửa Ban quản lý rất mất mỹ quan; hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ mơi trường tại di tích Địa đạo Vịnh Mốc chưa bảo đảm.
* Địa đạo Kỳ Anh (Quảng Nam):
Địa đạo Kỳ Anh (nay là xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) bắt đầu đào từ tháng 5/1965 và hoàn thành vào năm 1967. Tổng chiều dài địa đạo khoảng 32km, chiều rộng từ 0,5 - 0,8m, chiều cao khoảng 0,8 - 1m, chiều dài các đoạn Địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thơn. Trong lịng địa đạo có nơi rất hẹp, nhằm đề phịng khi địch phát hiện miệng địa đạo dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt kín ngăn đoạn cịn lại để thốt tránh thương vong. Năm 1994, xã Tam Thăng tự hào được nhà nước ta phong danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1997 di tích địa đạo Kỳ Anh được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cơng nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Địa đạo Kỳ Anh nói riêng, làng chiến đấu Kỳ Anh nói chung là một trong những biểu tượng tiêu biểu của thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Đây còn là nơi cho các thế
hệ sau học hỏi về sự linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm và gan dạ của các thế hệ đi trước có quyền tự hào về những giá trị to lớn mà thế hệ đi trước để lại cho con cháu, là niềm tự hào của thế hệ mai sau. Để địa đạo Kỳ Anh có được hình ảnh du lịch như hơm nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương và biện pháp thiết thực.
+ Tỉnh Quảng Nam đã có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, ngồi phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, Địa đạo Kỳ Anh (Tam Kỳ) trở thành Khu Du lịch quốc gia về di tích lịch sử.
+ Ban Quản lý Khu di tích Địa đạo Kỳ Anh đã triển khai nhiều biện pháp cho công tác bảo tồn, tôn tạo, sưu tầm, bổ sung nhiều hiện vật; xây dựng nhà trưng bày các chứng tích chiến tranh. Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng các cơng trình phụ trợ bên ngồi khu di tích, như nơi đón tiếp, khu dịch vụ, khu bán hàng lưu niệm (các mặt hàng lưu niệm giới thiệu về Khu di tích địa đạo Kỳ Anh cũng như về đặc sản Quảng Nam), phục vụ khách du lịch…
- Để khai thác tốt giá trị tại địa đạo Kỳ Anh, Ban Quản lý khu di tích đã triển khai kết nối chặt chẽ với các hoạt động du lịch tại các điểm đến tại địa phương, như gắn kết với du lịch biển Kim Đới (Tam Thăng); cùng với các di tích khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, tượng đài mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ, danh thắng Quốc gia hồ Phú Ninh… Nhờ đó, các chương trình du lịch được đa dạng hơn để du khách lựa chọn.
- Tuy nhiên, hiện công tác phục vụ du khách tại Khu di tích địa đạo cịn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của hệ thống địa đạo đã xuống cấp, cần được tu sửa tôn tạo sớm nhất. Đặc biệt, các dịch vụ phục vụ khách tham quan cịn thiếu thốn, có rất ít các mặt hàng lưu niệm giới thiệu về Khu di tích địa đạo Kỳ Anh cũng như về đặc sản Quảng Nam được bày bán; đường vào khu tích cịn nhỏ, xe các đồn tham quan đơng người khó di chuyển vào, các dịch vụ ăn uống, nghỉ qua đêm chưa có (khách tham quan di tích rồi về Tam Kỳ ăn uống cũng như nghỉ lại) nên ảnh hưởng đến lịch trình các tour du lịch, các làng nghề truyền thống chưa được quan tâm đầu tư khôi phục, vệ sinh môi trường dọc các tuyến đường vào khu di tích chưa được đảm bảo, vào mùa vụ người dân còn phơi nơng sản ngồi đường ảnh hưởng đến giao thông cũng như thẩm mỹ của khu du lịch ...