Giải pháp quy hoạch

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 67 - 69)

7. Bố cục đề tài

3.2. Giải pháp khai thác các giá trị của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,

3.2.1. Giải pháp quy hoạch

- Địa phương cần quy hoạch chi tiết phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa, sinh thái tại địa phương theo định hướng chiến lược lâu dài (bao gồm hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, Di tích lịch sử - văn hoá Tứ Bàn Tiền Hiền Tự Sở, nhà thờ Thuận Yên, khu du lịch Hồ Phú Ninh, bãi biển Hạ Thanh…), trong đó đẩy mạnh cơng tác khoanh vùng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử.

- Quy hoạch các trung tâm du lịch, xây dựng đồng bộ chuỗi hệ thống dịch vụ bổ trợ cho di tích, các homestay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các khu bán hàng lưu niệm, các dịch vụ du lịch bổ sung… trên địa bàn. Giải phóng mặt bằng từ đường cái vào đến cổng di tích địa đạo, đồng thời, tiến hành làm sân bãi, chỗ đỗ cho xe ô tô. Phân khu vực kinh doanh dịch vụ cho người dân hoạt động bán các loại hàng lưu niệm, các sản phẩm của địa phương (như …). Xây dựng Bảo tàng Địa đạo Phú Ninh, kết hợp với các hiện vật ngoài trời như trung bày các loại bom, máy bay bị bắn rơi, pháo phịng khơng … để phục vụ du khách thuận tiện trong việc tham quan, chụp ảnh lưu niệm. Tiến hành nạo vét sửa sang hệ thống giao thông hào xung quanh địa đạo, hiện tại hệ thống thông hào như mương nước quá nhỏ không đúng với thời chiến tranh. Đồng thời, cần phục chế thêm một số hầm chữ A để cho du khách trãi nghiệm.

- Trong quy hoạch, cần có sự gắn kết giúp phát triển đa dạng các loại hình du lịch, như: du lịch văn hóa lịch sử, du lịch cắm trại dã ngoại, du lịch giáo dục, du lịch sinh thái biển và nông nghiệp nông thôn, du lịch đường sông gắn với sông Tam Kỳ….

Phú Ninh là địa phương có tiềm năng rất lớn để đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, trong đó có Khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh được xem là trung tâm du lịch của huyện. Bên cạnh đó cùng với các danh lam thắng cảnh khác như mỏ vàng Bồng Miêu, Thác Trắng, Hầm Hô, Gành Gấu, - hang Dơi… tạo cho Phú Ninh có một lợi thế rất lớn để phát du lịch.

Ngoài khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh cịn có các làng nghề truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như: Nghệ thuật hơ hát dân ca bài chịi, các đình làng có giá trị cao về kiến trúc, lịch sử; lễ hội đình Chiên Đàn, xã Tam Đàn; lễ hội đình

Thành Mỹ, xã Tam Phước được tổ chức định kỳ hằng năm... tạo tiền đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Được biết Phú Ninh vốn có một mạch nguồn văn hóa vơ cùng phong phú, là vùng đất giàu truyền thống với những người con hiếu học, cần cù, chịu thương chịu khó và cầu tiến.

Bên cạnh đó Phú Ninh cịn có nguồn nước phong phú và hệ thống kênh dẫn nước chằng chịt, đất sản xuất nông nghiệp dồi dào là điều kiện thuận lợi trong việc quy hoạch các vùng du lịch trải nghiệm sản xuất nơng nghiệp lý tưởng. Đây là loại hình du lịch đang được phát triển ở nhiều địa phương thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài, nhất là khách phương Tây. Nên cần phải được quy hoạch, phát huy hết được các điều kiện hiện có ở địa phương.

- Quy hoạch du lịch huyện Phú Ninh cần lấy khu du lịch Hồ Phú Ninh làm trung tâm, là cực hút để thu hút du khách, từ đó khai thác các giá trị lịch sử văn hóa tại các địa đạo và các di tích lịch sử văn hóa khác.

Qua đó hình thành các tuyến du lịch địa phương kết nối với các điểm du lịch, các di tích lịch sử trên địa bàn huyện như: Tháp Chiên Đàn, Đình Chiên Đàn, Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh, Khu kháng chiến Hạ Lào và phịng biên chính miền Nam Trung bộ...

Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án lớn để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, các sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ven hồ Phú Ninh. Hình thành các sản phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử cách mạng như Khu kháng chiến hạ Lào, lễ hội đình Chiên Đàn, địa đạo Gị Nơng, Gị Dân..

Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện các thương hiệu sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Phú Ninh, khai thác các sản phẩm du lịch thắng cảnh như: Thác Trắng- Hầm Hô, Gành Gấu- Hang Dơi, Eo Gió, du lịch khám phá như mỏ vàng Bồng Miêu, các điểm du lịch cộng đồng như: nhà gươi đồng bào cor Tam lãnh, các làng nghề truyền thống, các khu chăn nuôi, trồng trọt công nghệ cao...Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tìm về văn hóa lịch sử cách mạng, du lịch nông nghiệp, nông thôn...

Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch thuần túy, nghỉ dưỡng, lưu trú dài ngày và chi tiêu cao.

Thị trường khách chủ yếu cho các sản phẩm du lịch Phú Ninh trước mắt sẽ tập trung theo hướng phối hợp với các công ty lữ hành thu hút một phần lượng

khách đến từ Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An, Duy Xuyên, Tiên Phước...trong đó chú trọng khách du lịch nội địa với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần tại khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh từng bước gắn với lễ hội tâm linh, mua sắm; đồng thời, phối hợp với các công ty du lịch để cung cấp sản phẩm du lịch chuyên biệt và du lịch kết hợp công vụ.

Về lâu dài, sản phẩm du lịch của huyện Phú Ninh sẽ hướng đến phục vụ được khách quốc tế. Theo đó, bên cạnh việc thu hút khách nước ngồi từ các cơng ty lữ hành trong nước, từ thị trường Tam Kỳ, Hội An, Duy Xuyên, Đà Nẵng… huyện sẽ kết nối với các công ty lữ hành quốc tế để thu hút phát triển thị trường khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)