Giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 70 - 74)

7. Bố cục đề tài

3.2. Giải pháp khai thác các giá trị của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,

3.2.3. Giải pháp đa dạng hóa các sản phẩm du lịch

Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch lịch sử - văn hóa .

Ngày nay sản phẩm du lịch có xu hướng kết hợp tổng hịa nhiều giá trị để mang lại hiệu quả cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Do đó cần thiết phải có những sản phẩm độc đáo nhất đáp ứng được và cạnh tranh với những điểm tham quan khác. Trong thực tế những di sản thường rất ít cảnh quan tự nhiên hấp dẫn và ngược lại những cảnh quan tự nhiên hấp dẫn lại thường khơng có di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Chính vì vậy việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng kết hợp yếu tố lịch sử, văn hóa và trải nghiệm cuộc sống với người dân bản địa cần được quan tâm hàng đầu.

Sử dụng nhà văn hóa huyện để làm phịng trưng bày các hình ảnh, giới thiệu hình ảnh, lịch sử di tích bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh. Các hiện vật trưng bày thể hiện tầm quan trọng về giá trị lịch sử, thể hiện tầm quan trọng của hệ thống địa đạo và có mối liên quan đến di tích hệ thống địa đạo cũng như địa phương huyện Phú Ninh.

Nghiên cứu để xây dựng các hình nộm của những người trong quá trình tham gia đào địa đạo để tăng sự thu hút, cũng là bài học thực tế sinh động cho chuyến tham quan khám phá về di tích, danh thắng.

Trong khu vực hệ thống địa đạo xây dựng biểu tượng đặc trưng của huyện Phú Ninh để du khách có thêm điểm chụp hình lưu niệm, tạo điểm nhấn và đến mang sự khác biệt cao nhất so với những điểm tham quan khác.

Tạo điểm dừng chân cho du khách thưởng thức miễn phí những món ăn dân dã, đặc trưng của địa phương (khoai chà, bánh tét tro…). Xây dựng khu vực cho du khách ngồi thư giãn, ngắm cảnh và mở những bản nhạc truyền thống của địa phương, những bản nhạc liên quan về huyện Phú Ninh như: Phú Ninh lời tự tình, Phú Ninh hị hẹn mới, Gọi em chiều Phú Ninh, về Phú Ninh quê em, Phú Ninh quê mình ….

Các hiện vật của di tích và tái hiện lại di tích có thể tái hiện bằng thực tế ảo 3D, hoặc các clip giới thiệu ngắn được xây dựng từ trước để giúp khách du lịch biết được đâu là di tích nguyên bản và đâu là di tích bị biến dạng do q trình chiến tranh trước đây. Có thể tái hiện lại hoạt động đào địa đạo và chiến đấu của quân và dân huyện Phú Ninh dựa vào hệ thống địa đạo.

Mở các điểm tham quan dọc đường có điểm nhấn đặc biệt như: dựng lại một số hình ảnh của nhân dân địa phương trong quá trình sản xuất, che giấu, giúp đỡ cán bộ ….. để khách chụp hình lưu niệm…

phát triển dịch vụ du lịch như ăn uống, hàng hóa lưu niệm.

Mặc dù cho phép xây dựng nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch nhưng đặc biệt phải chú trọng không phá vỡ cảnh quan tự nhiên và ảnh hưởng môi trường, xây dựng bằng vật liệu thân thiện với môi trường. Những cảnh quan đặc sắc cần được chú trọng bảo vệ và khai thác tối đa các hình ảnh hiện hữu.

Phát triển du lịch nhiếp ảnh, đặc biệt tận dụng tối đa hình ảnh hiện có của vùng quê Phú Ninh cho những người có nhu cầu thực hiện album ảnh, đặc biệt là ảnh cưới với những vị trí và thời điểm riêng biệt như bình minh, hồn hơn trên các cánh đồng lúa. Liên kết các đơn vị lữ hành tổ chức chương trình Photo tour đối với đối tượng khách có nhu cầu về nhiếp ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh thiên nhiên…. Hoặc tổ chức những cuộc thi về chụp ảnh nghệ thuật về nông thôn nhằm tạo thêm sự thu hút từ giới nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên.

Tổ chức các chương trình trại sáng tác thơ, văn, vẽ tranh và nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có giới văn nghệ sỹ, tầng lớp có ảnh hưởng lớn về mặt truyền thông.

Đây cũng là một trong những cơ sở phát triển bền vững cho một điểm: khi có câu chuyện lịch sử gắng liền, thể hiện giá trị sâu và nặng của một điểm đến di tích. Cảnh đẹp thì có thể nhân tạo, nhưng giá trị lịch sử không thể nhân tạo được, vậy nên cần nhấn mạnh điểm này, trước hết bằng trực quan nghệ thuật dễ cảm nhận thông qua cái đẹp, cái thú vị. Đây cũng là tiền đề lưu trữ giá trị điểm đến sau này, dù có phát triển quy hoạch theo hướng nào đi nữa. Ví dụ như thành di tích nền trường Phan Chu Trinh, Khu kháng chiến Hạ Lào có thể chỉ cịn cái nền đất thì cũng giá trị ngút ngàn, còn khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh sau này tàng thì cũng chỉ là một cái hồ vắng lạnh. Bởi vì đó là giá trị rất to lớn để lại mn đời. Hệ thống địa đạo Phú Ninh cũng là điểm hết sức có giá trị về di tích lịch sử.

Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm làng quê.

Phú Ninh là huyện nơng thơn có địa hình khá đa dạng và có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ và trong lành. Điều này rất thuận lợi cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch làng quê gắn với môi trường tự nhiên tại đây.

Xây dựng tuyến đường bê tông nông thôn kết nối từ các địa đạo đến các cánh đồng, các khu dân cư xung quanh hoặc lối lên các triền đồi. Kết hợp hành trình với những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, các cánh đồng để phát triển du lịch làng quê, trải nghiệm sản xuất nông nghiệp, các làng nghề truyền thống (trồng rau, cày bừa, trồng lạc, đan lát….)

động trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của người nông dân.

Xây dựng các chương trình tour xe đạp theo các đường bê tông trong khu dân cư để ngắm cảnh nông thơn lúc bình minh, hồng hơn….. đặc biệt các đối tượng khách du lịch ở thành phố thích sống ở nơng thơn.

Phú Ninh cần quan tâm xây dựng, hình thành trục văn hóa - nơng dược (nơng nghiệp và dược liệu) theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP để phát triển dịch vụ du lịch nơng thơn nhằm tạo ra lợi nhuận kép, đó là lợi nhuận tự thân của sản phẩm du lịch và lợi nhuận từ các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp mà do du lịch mang lại

Phát triển các khu vực cắm trại đã được quy hoạch nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch gắn liền với giáo dục cho học sinh, sinh viên.

Với những giá trị to lớn về di tích lịch sử, văn hóa cùng với sự độc đáo về mặt vị trí địa lý nên hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh sẽ tạo ra điểm tham quan mang tính chất giáo dục cho học sinh, sinh viên rất thú vị.

Hằng năm hoặc định kỳ tổ chức các chương trình tour du lịch một ngày đến với hệ thống địa đạo dành cho học sinh sinh viên như gói phần thưởng kết thúc học kỳ, năm học.

Phối hợp với các trường, trung tâm đào tạo xây dựng thành mơ hình mơn học thực tế có sự trải nghiệm gắn liền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản cho học sinh, sinh viên.

Tái hiện lại khu vực và một số trị chơi truyền thống như Ơ Ăn Quan, cướp cờ, thả diều, đánh thẻ, nhảy dây, kéo co, đánh trỗng…. nhằm tạo sự hấp dẫn nhưng đồng thời cũng giáo dục truyền thống qua những di tích lịch sử văn hóa tại đây.

Hình thành loại hình trải nghiệm du lịch cộng đồng; trải nghiệm làm bánh tráng, trải nghiệm làm khoai chà, làm bún...cùng người dân địa phương nấu các món ăn địa phương và tự tưởng thức ( Mỳ Quảng, bánh xèo, bánh bèo, bánh đúc, bánh tét tro...). Những loại hình này có thể theo hướng hoạt động trải nghiệm trên hành trình tour và khơng cần phải lưu trú. phù hợp cho cả khách nội địa lẫn khách quốc tế.

Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái gắn với sông nước và nông nghiệp, nông thôn

Tại các thành phố lớn hiện nay nhu cầu khách du lịch tham quan trải nghiệm ở nông nghiệp, nông thôn rất lớn. Tại Quảng Nam, các hoạt động du lịch sinh thái nơng nghiệp mỗi năm đón hàng chục nghìn lượt khách, đóng góp khơng nhỏ vào tổng lượng

khách tham quan trên địa bàn. Thực tế, du lịch sinh thái nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho nhiều địa phương, doanh nghiệp. Sự tham gia trực tiếp của bà con nông dân trong các hoạt động du lịch nông nghiệp đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân bên cạnh hoạt động nông nghiệp thuần túy. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, nhiều sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp hiện nay chưa đạt yêu cầu. Tại nhiều khu du lịch sinh thái, dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng thấp, mới đáp ứng nhu cầu của du khách ở mức đơn giản. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch sinh thái nơng nghiệp chưa được đầu tư hồn chỉnh, chất lượng chưa cao.

Do vậy Phú Ninh cần định hướng, quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp, nơng thơn phải có sự kết hợp chặt chẽ với du lịch sinh thái hồ Phú Ninh, cộng đồng, làng nghề ở các xã lân cận hồ Phú Ninh để tạo nên sản phẩm khác biệt; lồng ghép du lịch sinh thái nông nghiệp trong quy hoạch vùng, địa phương và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân địa phương phát triển mơ hình du lịch sinh thái nơng nghiệp, canh nơng…Trong đó, nhấn mạnh vai trị phối hợp liên ngành nơng nghiệp – khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh, cần phối hợp triển khai xây dựng chương trình chung về phát triển du lịch sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng bản đồ du lịch nông nghiệp; đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong mơ hình phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp (nông dân, doanh nghiệp lữ hành, địa phương, cơ quan quản lý du lịch, nông nghiệp…).

Với lợi thế nguồn nước hồ Phú Ninh, hệ thống kênh dẫn nước quanh năm, nguồn đất tự nhiên, ruộng đồng tại địa phương đây là điều kiện rất thuận lợi để xây dựng khu dịch vụ du lịch trải nghiệm sản xuất nông nghiệp.

Các cấp chính quyền cần phải có quy hoạch cụ thể về lâu dài quỹ đất phục vụ các loại hình dịch vụ du lịch này, kêu gọi các nhà đầu tư có điều kiện, kiinh nghiệm để làm thí điểm vài mơ hình rồi nhân dân trong nơng dân địa phương thực hiện có hiệu quả.

Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái đường sông kết hợp sinh thái hồ nước – Hồ Phú Ninh

Hồ Phú Ninh có diện tích trên 23.000 ha với trên 30 đảo lớn nhỏ, với một quần thể đảo tự nhiên và có thể ví như Vịnh Hạ Long trên cạn tại miền trung Việt Nam. Các đảo lớn nhỏ các không xa nhau nên việc di chuyển tham quan và đi lại khá dễ dàng. Hồ Phú Ninh hiện là điểm đến thiên nhiên tuyệt vời nhất của Quảng Nam đang có,

hiện tại Hồ Phú Ninh đang đi vào khai thác, phục vụ nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghĩ dưỡng. Với địa thế như hiện nay thì việc phát triển du lịch trên mặt nước là tiềm năng lớn cần phải được quan tâm, đầu tư, khai thác. Cần đầu tư hơn nữa về các phương tiện di chuyển trên nước như: Nhà nổi, thuyền, ca nô, đạp vịt… nhằm đưa khách tham quan trên mặt hồ, đến các đảo dã ngoại, cắm trại. Tổ chức các hoạt động như: Lướt ván, thi câu cá… nhằm tạo không gian gần gũi với thiên nhiên để thu hút khách du lịch.

Bên cạnh đó, hồ Phú Ninh có hệ thống kênh chính dài 47km đi qua nhiều nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó có trên 15km đi qua huyện Phú Ninh (Tam Đại-Tam Dân, Tam Thái, Phú Thịnh, Tam Vinh, Tam Lộc là các địa phương có hệ thống địa đạo) . Đây là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch bằng thuyền nhỏ đưa khách du lịch đi từ hồ Phú Ninh đến các địa phương trong huyện có hệ thống địa đạo nhằm kết nối khách tham quan từ hồ Phú Ninh đến các địa đạo trên địa bàn huyện. Việc dùng thuyền nhỏ xi theo kênh chính Phú Ninh ngắm cảnh làng q hai bên bờ kênh là điều rất thú vị, tạo cho khách du lịch rất gần gũi với thiên nhiên, đời sống nông thôn.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)