7. Bố cục đề tài
3.2. Giải pháp khai thác các giá trị của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,
3.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
+ Xây dựng Ban Quản lý chung cho tồn Khu di tích Địa đạo trên địa bàn Huyện Phú Ninh. Ban hành cơ chế, chính sách và xây dựng các biện pháp bảo tồn, tơn tạo các di tích địa đạo; sưu tầm, bổ sung các tài liệu, hiện vật, tái hiện một số hoạt động tại các địa địa đạo trên địa bàn Huyện trong những năm tháng chiến tranh, thể hiện cảnh sống và chiến đấu của người dân Phú Ninh trước và trong kháng chiến.
+ Xây dựng phịng chiếu phim 3D mơ phỏng những trận đánh lớn hoặc đời sống dưới địa đạo (sinh hoạt, ăn, ở, hội họp, cơ động chiến đấu của du kích, cách đánh địch trong đường hầm) với hình ảnh, âm thanh chân thực và trang thiết bị hiện đại, giúp việc truyền tải đến du khách được sinh động hơn.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách mở khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch, tăng cường công tác kết nối doanh nghiệp, tiến tới ký kết với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các công ty du lịch trong việc đưa khách đến tham quan, trải nghiệm tại các di tích Địa đạo trên địa bàn Huyện. Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch trong việc tạo ra sự đa dạng cho tuyến, điểm du lịch tại địa phương.
+ Xây dựng chính sách giá cho các khu di tích địa đạo, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó ưu tiên lao động tại chỗ của địa phương. Trong chính sách về nguồn nhân lực, chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành như tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức về lịch sử Địa đạo huyện Phú Ninh, khả năng giao tiếp và phục vụ du khách trong tham gia các hoạt động du lịch.