7. Bố cục đề tài
2.2.2. Thực trạng khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,
Ninh, tỉnh Quảng Nam phục vụ phát triển du lịch
Tuy hệ thống địa đạo có giá trị lớn nhưng đến nay vẫn chưa có hoạt động phục vụ du lịch, thời gian qua hệ thống địa đạo chỉ phục vụ cho công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, đoàn viên thanh niên và một số đoàn tham quan, nghiên cứu. Hằng năm Hội Cựu chiến binh phối hợp với Đoàn thanh niên xã (cơ quan nhận chăm sóc di tích) tổ chức dọn vệ sinh, viếng hương tại các địa đạo (nơi đặt bia di tích), nói chuyện truyền thống cho thế hệ trẻ nhân dịp ngày giải phóng huyện huyện Phú Ninh (24/3), giải phóng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước (30/4), ngày Thương binh liệt sĩ (27/7)… Bên cạnh đó Liên đội các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Đoàn trường THPT trên địa bàn các xã có hệ thống địa đạo cũng thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh, dâng hương, mời các Cựu chiến binh của địa phương nói chuyện truyền thống nhân các ngày thành lập Đồn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), ngày thành lập Đội thiếu niên tiền Phong Hồ Chí Minh (15/5), ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10). Thông qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ huyện nhà hiểu rõ về truyền thống anh hùng, bất khuất của quân và dân huyện Phú Ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nâng cao tinh thần học tập góp phần xây dựng quê hương đất nước trong tương lai.
Trường học chính là nơi giáo dục truyền thống tốt nhất. Trong các bộ môn như: giáo dục cơng dân, địa lý, lịch sử.., đều có thể giáo dục cho học sinh các truyền thống quý báu của dân tộc, giúp các em ý thức và có trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của các địa đạo. Trong các mơn học đó, mơn lịch sử giữ vai trị quan trọng nhất. Ngồi những bài học về lịch sử dân tộc thì trong phân phối chương trình bắt buộc phải tiến hành biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương. Tuy nhiên phần lớn giáo viên làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử chưa chú ý tới vấn đề này. Giáo viên giới thiệu đến học sinh những thông tin, sự kiện về các di tích bằng cách sử dụng nguồn tài liệu thành văn là chủ yếu, các loại tài liệu khác như tài liệu đồ dùng trực quan, tài liệu truyền miệng ít được khai thác sử dụng nên bài học thường khơ khan, ít thu hút học sinh quan tâm và nội dung về hệ thống địa đạo ít được nhắc đến
Trong những năm qua, một số trường THCS và THPT trên địa bàn huyện Phú Ninh đã tổ chức cho các em học sinh một số buổi động ngoại khoá như đi tham quan di tích lịch sử trong huyện. Nhà trường cịn tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động dọn dẹp vệ sinh quanh các di tích, nói chuyện chun đề về thân thế sự nghiệp của các bậc tiền nhân để giáo dục truyền thống. Tuy nhiên, những hoạt động đó lại
khơng được nhà trường tổ chức thường xuyên. Cho đến nay, các địa đạo Gò Dân, Gò Thai, Gị Nơng chỉ mới được khoanh vùng bảo vệ và đang có kế hoạch phục hồi lại một số miệng hầm nên nhà trường và cán bộ văn hoá chưa thể tổ chức các động ngoại khố cho học sinh tại khu di tích này được.
Hiện nay, hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh vẫn cịn là một hình ảnh khá mới và xa lạ đối với nhiều người. Điều đó đã chứng tỏ cơng tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời gian qua, dường như hình ảnh hệ thống đại đạo huyện Phú Ninh ít được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên các sách báo thường chỉ có một số bài viết riêng lẻ về các địa đạo với nội dung sơ sài, khái quát, không truyền tải được đủ lượng thông tin cần thiết. Trên các phương tiện thơng tin như truyền hình thì hình ảnh về hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh dường như vắng mặt, trên mạng internet thì chỉ có vài bài nghiên cứu nhỏ, chủ yếu là phản ánh tình trạng xuống cấp của các địa đạo chứ không mang nội dung tuyên truyền, quảng bá du lịch.
Ngay cả đối với hoạt động khai thác giá trị hệ thống địa đạo để giáo dục truyền thống thì cũng cịn nhiều hạn chế, nhất là về vấn đề nguồn nhân lực du lịch tại Quảng Nam trong những năm qua hầu như chỉ tập trung ở các di tích nổi tiếng như: Hội An, Mỹ Sơn... Còn đối với điểm hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh thì chưa được chú trọng quan tâm. Chính quyền và các ban ngành của địa phương chưa có các chương trình đào tạo chun mơn cho cán bộ thuyết minh tại các địa đạo huyện Phú Ninh, chủ yếu là cán bộ Trung tâm văn hóa xã làm nhiệm vụ này. Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ nên lượng kiến thức chuyên sâu dành cho đội ngũ làm công tác thuyết minh tại các địa đạo huyện Phú Ninh cịn khá ít ỏi. Điều đó sẽ khiến cho việc hướng dẫn du khách tại các địa đạo trở nên sơ sài và kém hấp dẫn, khó có thể thổi hồn vào di tích làm cho nó trở nên sống động và hấp dẫn trong mắt khách du lịch được. Chủ yếu được cán bộ Trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện và xã giới thiệu với các du khách khi đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện Phú Ninh. Chính vì vậy giá trị của hệ thống địa đạo là tiềm năng rất lớn để phát triển hoạt động du lịch tại địa phương trong thời gian đến.
Tiểu kết Chương 2
Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh mang trong mình nhiều giá trị quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau. Những giá trị đó cần được nhìn nhận và đánh giá nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị to lớn mà nó đang có.
Là di tích cịn lại hiếm hoi trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của cán bộ và nhân dân huyện Phú Ninh, minh chứng khẳng định sự tồn tại của hệ thống địa đạo này chính là những cột mốc thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm với nhiều gian khổ hiểm nguy, nhiều hy sinh mất mát. Đó là minh chứng cho truyền thống đồn kết, kiên cường, bất khuất khơng chịu khuất phục kẻ thù ngoại bang của người Việt với bao đời nay luôn được phát huy cao độ.
Đây cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho chúng ta biết cách hình thành hệ thống địa đạo từ tự phát đến quá trình xây dựng, từ tự phát đến quản lý. Cũng giúp cho chúng ta biết được cách đánh thắng giặc hùng mạnh của những người nơng dân, vũ khí thơ sơ của nhân dân, du kích địa phương. Việc thất bại của đế quốc Mỹ cũng là minh chứng cho đường lối đúng đắn của chiến tranh nhân dân của Đảng ta cũng như phát huy sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ đất nước sau này.
Qua hệ thống di tích này cịn cho ta biết về hệ thống phòng thủ, bảo vệ an ninh của Đảng ta và sự quan tâm từ chính quyền địa phương đối với vùng đất này, là chứng nhân cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Phú Ninh vào giai đoạn đế quốc Mỹ xâm lược đất nước. Từ đây cũng giúp chúng ta nhận thấy nhiều vấn đề liên quan đến công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước hiện nay.
Vùng đất này cịn đóng góp cho nhiều chiến thắng vang dội trong chống Mỹ của Quảng Nam và cả nước nói chung. Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh hình thành với nhiều hiểm nguy, khó khăn nhưng cũng nhờ đó giúp chúng ta sáng tỏ được yếu tố đồn kết, khơng ngại khó khăn, gian khổ của người Việt Nam chúng ta trước đây và ngày nay.
Hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh cịn mang trong mình nhiều giá trị to lớn khác như: lịch sử, kiến trúc, văn hóa- giáo dục, khoa học… Đây cũng là tiền đề cho việc thu hút khách du lịch đến tham quan, cũng từ đó hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Qua tình hình thực trạng hiện nay được làm rõ là tiền đề để chính quyền địa phương có những chủ trương, chính sách, phù hợp cho việc khai thác và phát triển du lịch đối với hệ thống địa đạo huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP KHAI THÁC GIÁ TRỊ HỆ THỐNG ĐỊA ĐẠO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM