Giải pháp liên kết, đa dạng hóa thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 74 - 76)

7. Bố cục đề tài

3.2. Giải pháp khai thác các giá trị của hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện Phú Ninh,

3.2.4. Giải pháp liên kết, đa dạng hóa thị trường khách du lịch

- Liên kết phát triển với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Tăng tính liên kết giữa chính quyền địa phương với các Tổ chức Phi Chính phủ và thành phần tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, bởi chính họ là cầu nối giúp cho du khách biết đến sản phẩm du lịch địa phương và cũng chính họ đưa du khách đến địa phương để tham gia vào hoạt động du lịch. Sự liên kết tham gia của các doanh nghiệp du lịch giúp cho việc đáp ứng nhu cầu đa dang của du khách ngày một tốt hơn (Khi các doạnh nghiệp du lịch vào cuộc, họ sẽ có những đầu tư về các dịch vụ cung ứng, từ vận chuyển đến ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí theo hướng dịch vụ cao cấp hơn và như vậy khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách du lịch ngày càng đa dạng hơn, chất lượng cao hơn,… ). Cần phải tập trung các giải pháp sau để thực hiện tốt công tác liên kết:

Địa phương nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng những tour du lịch mới nhằm thu hút khách ngoài địa phương đến. Cần phối hợp tạo điều kiện để các hãng lữ hành nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc nhằm nâng cao hơn sức cạnh tranh đối với các điểm du lịch khác. Cần tập

trung đẩy mạnh đầu tư các tuyến đường nối các tuyến, điểm du lịch chính của các địa phương với những tuyến, điểm du lịch chính của cả tỉnh để hình thành các chương trình du lịch liên huyện, tỉnh phong phú.

Xây dựng các thương hiệu và các sản phẩm du lịch mang bản sắc của địa phương, tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng để phát huy thế mạnh của địa phương.

Kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư, tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ để phục vụ kinh tế-xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng. Theo đó, tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp liên kết đầu tư phát triển du lịch liên vùng, miền.

Phải tập trung hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch địa phương trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm và thực hiện quy hoạch chung những địa phương giáp ranh, quy hoạch tổng thể và chi tiết các tuyến, điểm du lịch trọng yếu. Khi có quy hoạch, cần tập trung quản lý, không để chiếm đất và đầu tư tràn lan, làm phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư du lịch.

Cần hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, bảo đảm thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững, tránh tác động tiêu cực từ con người trong khai thác, kinh doanh du lịch, khơng để bị “thương mại hóa” hoặc bị lạm dụng cho các mục đích khác khi đầu tư, đặc biệt là trong bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch biển… Khai thác gắn chặt với bảo về tài nguyên du lịch và môi trường tự nhiên bằng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch không thực hiện đúng các quy định về vệ sinh, môi trường. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong kinh doanh du lịch, dịch vụ phục vụ khách du lịch, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chống các hành vi nâng giá, “chặt chém”, lừa gạt du khách.

- Liên kết với các địa phương trong đẩy mạnh phát triển du lịch

+ Liên kết phát triển trong xây dựng các tuyến du lịch Phú Ninh - gắn kết với các điểm du lịch di sản (Mỹ Sơn, Hội An). Điều này góp phần thu hút lượng khách du lịch từ các điểm du lịch di sản. Từ giá trị và ý nghĩa của các điểm tài nguyên kết hợp với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (cơ sở lưu trú...), có thể xây dựng các tuyến du lịch tổng hợp hoặc chuyên đề như sau:

Tuyến 1: Khám phá di sản và non nước Quảng Nam; Hội An - Mỹ Sơn - Tam Kỳ - hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh) (tham quan di sản, du thuyền hồ Phú Ninh và trải nghiệm các dịch vụ suối khoáng, thể thao dưới nước...).

Tuyến 2: Khám phá di sản văn hóa Chăm Pa trên đất Quảng; Hội An - Mỹ Sơn - Chiên Đàn (huyện Phú Ninh) – Khương Mỹ (huyện Núi Thành), đây là tuyến du lịch chuyên đề khám phá các cơng trình kiến trúc Chăm Pa trên địa bàn tỉnh, chuyên dành cho khách Tây.

Tuyến 3: Theo dòng lịch sử; Hội An – Mỹ Sơn – hệ thống địa đạo Phú Ninh (huyện Phú Ninh) – chứng tích Núi Thành (huyện Núi Thành) - Khu Kháng chiến Hạ Lào và Phịng Biên chính miền Nam Trung Bộ (huyện Phú Ninh), các điểm tham quan gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ.

+ Liên kết phát triển trong xây dựng các tuyến du lịch Phú Ninh- Tiên Phước- Bắc Trà My- Nam Trà My

Tuyến: Khám phá “Miền đất lạ”; Phú Ninh (Nhà lưu niệm cụ Phan Chu Trinh) - Tiên Phước (nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, làng cổ Lộc Yên) - Bắc Trà My (khu căn cứ Nước Oa, làng dân tộc thiểu số) - Nam Trà My (núi Ngọc Linh, thác Ba Tầng).

+ Liên kết phát triển trong xây dựng các tuyến du lịch Phú Ninh - Quảng Ngãi (với các điểm du lịch trọng tâm: Khu chứng tích Sơn Mỹ, suối nước nóng nghĩa thuận, bãi biễn Mỹ Khê – Quảng Ngãi; đặc biệt đảo Lý Sơn…)

Tuyến 1: Theo dòng lịch sử; Hệ thống địa đạo Phú Ninh (huyện Phú Ninh) – chứng tích Núi Thành (huyện Núi Thành) - Khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi), các điểm tham quan gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Tuyến 2: Khám phá thiên nhiêm, Hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh)- suối nước nóng nghĩa thuận, bãi biễn Mỹ Khê, đặc biệt đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), các điểm tham quan gắn liền với thiên nhiên thơ mộng.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị hệ thống địa đạo trên địa bàn huyện phú ninh, tỉnh quảng nam phục vụ phát triển du lịch (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)