1 .Tính cấp thiết của đề tài
9. Cấu trúc của luận văn
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một u cầu có tính ngun tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế.
Bởi vậy, khi đề xuất các biện pháp QL công tác CNL phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động CNL và QL công tác CNL ở các trường THCS huyện Bắc Bình với những vấn đề đang đặt ra. Đồng thời, các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn QL công tác chủ nhiệm, điều kiện thực tế của đội ngũ GVCN và tình hình HS ở địa phương.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nói đến biện pháp là nói đến cách làm, cách tiến hành một hoạt động nhất định. Tính khả thi của các biện pháp QL thể hiện ở sự vận dụng các biện pháp QL một cách linh hoạt theo mục tiêu đã xác định. Xuất phát từ mục tiêu và hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, ở những thời điểm nhất định, việc thực hiện các biện pháp QL có thể theo thứ tự ưu tiên khác nhau. Chính vì thế, việc xác lập các biện pháp QL, ngoài việc bám sát mục tiêu, cần phải bám sát vào thực tiễn sao cho phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của CBQL, của GV và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp QL đang thực hiện và những biện pháp đang được đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề QL. Ở đây, GVCN và CBQL biết nhìn nhận, đánh giá và chắt lọc ra những ưu điểm và loại bỏ nhược điểm của các biện pháp đang sử dụng.
Việc xây dựng các biện pháp QL đảm bảo được tính kế thừa sẽ tránh được tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ và tạo ra các biện pháp mới hoàn tồn mà khơng dựa trên biện pháp cũ đã và đang được thực hiện.
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp QL, đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp QL mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp
QL cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn QLGD. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề QL một cách biện chứng, tránh được tình trạng siêu hình.
Để thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, người nghiên cứu phải nắm chắc được ưu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp QL mới trên cơ sở phát huy các ưu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó, các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
Hệ thống QL là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp QL nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống QL. Mỗi biện pháp QL có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp QL thì hiệu quả khơng cao. Nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp QL có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ưu thế và bổ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng khơng nên q nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, người nghiên cứu cần xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến q trình thực thi các biện pháp. Có như thế, các biện pháp mới sẽ được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau. Do vậy, các biện pháp QL công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ để khi thực hiện có hiệu quả. Điều quan trọng là CBQL phải hết sức linh họat và nhạy bén, sát với thực tế để điều chỉnh khi cần thiết.