Biện pháp 6: Quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp của

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận (Trang 82 - 87)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

9. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường trung

3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp của

a. Mục tiêu

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về tinh thần, vật chất cho công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; động viên khuyến khích kịp thời tạo sự phấn khởi, cố gắng vươn lên của các GVCN trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp.

Là động lực thúc đẩy giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

b. Nội dung và cách tiến hành

Tăng cường về cơ sở vật chất cho giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện công việc

một trong những nội dung quản lý quan trọng của HT. HT muốn làm tốt những việc này, cần phải thực hiện những công việc sau

Chỉ đạo những bộ phận như thư viên, văn phòng cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ, tài liệu có liên quan đến cơng tác CNL. Bộ phận tin học tập huấn cho GVCN sử dụng hệ thống quản lý điểm vnEdu, hướng dẫn GVCN cập nhật thông tin học sinh.

Trang bị đầy đủ về CSVC các phòng học, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị như các dụng cụ thể dục thể thao để tổ chức các hoạt động thể chất; các dụng cụ lao động, … trang bị các phịng học có đầy đủ các thiết bị nghe nhìn như màn hình tivi hoặc bảng tương tác, hệ thống âm thanh, nhằm giúp GVCN có phương tiện tổ chức tốt các tiết sinh hoạt lớp.

Chỉ đạo kế toán lập kế hoạch và dành một khoản kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngồi giờ lên lớp, các cuộc thi…

Huy động các nguồn lực xã hội hóa từ PHHS, các tổ chức XH, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, … hỗ trợ nguồn tài chính hoặc CSVC phục vụ cho công tác GD của nhà trường.

Xây dựng quy chế phối hợp trong công việc

Công tác GDHS cần có sự liên kết, phối hợp giữa các lực lượng gia đình, nhà trường và XH. Vì vậy, HT cần xây dựng tốt quy chế phối hợp trong công việc giữa các lực lượng

Xây dựng quy chế phối hợp giữa GVCN với các GV bộ môn:

Thống nhất yêu cầu GDHS, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.

Thống nhất hình thức trao đổi thơng tin để tiện việc theo dõi nắm tình hình học tập của HS qua giáo viên bộ môn và thông báo với GV bộ môn các nội dung cần thiết về công tác giáo dục của lớp cho GV bộ mơn hiểu rõ hơn về hồn cảnh học tâp của HS cũng như nguyện vọng, mong muốn của HS về mơn học trong q trình học tập.

Thống nhất một số cách xử lý tình huấn sư phạm có thể xảy ra theo điều kiện của lớp như việc xử lý học sinh vi phạm, việc giúp đỡ HS khó khăn.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa GVCN với tổ chức đoàn thể trong nhà trưởng. Trong quá trình học tập, HS thường xuyên được thao gia các hoạt động tập thể do Đoàn, Đội tổ chức. Trong các hoạt động này, GVCN giữ vai trò cố vấn, giúp đỡ, điều khiển, QL. Để tạo sự đồng thuận nhất trí cao cùng nổ lục thực hiện nhiệm vụ, HT hướng dẫn GVCN và các đoàn thể trong nhà trường xây dựng quy chế phối hợp, chỉ rõ vai trò trách nhiệm mỗi bên.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa GVCN với Ban đại diện cha mẹ HS:

người nhiệt tình, tâm huyết, có thời gian, có điều kiện, có uy tín để họ có diều kiện quan tâm, giúp đỡ nhà trường về vật chất, tinh thần.

Xây dựng kế hoạch định kì cho GVCN thông báo cho PHHS về việc học tập, rèn luyện hạnh kiểm của HS, đồng thời u cầu gia đình cung cấp thơng tin về HS, để từ đó có sự phối hợp tốt và hiệu quả trong công tác GD.

Tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường sự phối hợp giữa GVCN với các tổ chức xã hội địa phương. Tạo mối liên hệ thân thiết với Đảng ủy, chính quyên địa phương, các tổ chức đồn thể… bằng các hình thức đỡ đầu, bảo trợ, ...

Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xã hội như: tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các sự kiện do địa phương tổ chức.

Xây dựng quy chế quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp gắn với công tác thi đua

HT cần tập hợp đầy đủ và nghiên cứu các văn bản, quy định, quy chế về quản lý giáo viên, học sinh và công tác thi đua.

Tổ chức cho Hội đồng giáo dục nhà trường thảo luận, góp ý, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế để đơn vị làm cơ sở đánh giá giáo viên chủ nhiệm.

Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường

Mơi trường nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tình cảm và hành vi của học sinh cũng như ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng giáo dục. Vì vậy HT cần quan tâm tích cực trong việc xây dựng nhà trường thực sự lành mạnh, thân thiện tiện ích:

Mơi trường sư phạm lành mạnh là khơng có tệ nạn XH xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Do vậy việc ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực không chỉ do nhà trường mà cần đến sự quan tâm của chính quyến địa phương và các lực lượng ngồi XH. Mơi trường nhà trường lành mạnh trong đó, các mối quan hệ giữa CBQL, GV, nhân viên, HS và phụ huynh được dựa trên nền tảng của các giá trị như: tin tưởng, cởi mở, tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ, khơng bạo lực, khơng có sự kỳ thị sẽ giúp người học có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình. Mơi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh sẽ phát triển năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi một cách tích cực của học sinh trong qua trình học tập để hài hịa với các thành viên trong lớp.

Xây dựng môi trường nhà trường nhân văn và thân thiện, GVCN cần biết lắng nghe HS, có lời nói và cử chỉ thể hiện quan tâm, tôn trọng HS, biết chia sẻ và thấu cảm với những vấn đề HS đang gặp phải trong học tập và cuộc sống; công bằng với học

sinh, không phân biệt đối xử, tạo điều kiện để học sinh bộc lộ bản thân, biết cách khích lệ và động viên HS để các em vượt qua những trở ngại. Môi trường sư phạm thân thiện địi hỏi HT cần tạo ra khơng gian xanh- sạch- đẹp, đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động giảng dạy và giáo dục. HT phải biết tổ chức và sắp xếp công việc thực sự khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn nhiều hoạt động đa dạng.

Ứng xử và giao tiếp trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng, vì vậy, HT phải xây dựng bầu khơng khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đồn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Để có những hành vi ứng xử có văn hóa cần địi hỏi trước tiên ở thái độ tôn trọng lẫn nhau, từ lời nói đến cách cư xử sao cho làm hài lịng người khác. Đó có thể là hành vi hết sức giản đơn, nhưng nếu đụng chạm đến danh dự và xúc phạm đến nhân phẩm người khác thì cũng cần hết sức tránh. Trong nhà trường, ngoài cách ứng xử tốt đẹp giữa các đồng nghiệp, HT cần chú ý việc xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa GV với HS và giữa HS với nhau nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt trong quy tắc ứng xử giữa GVCN với học sinh cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với phương châm “thầy mẫu mực, trò chăm ngoan”. Quan hệ ứng xử trong quản lý còn đòi hỏi HT phải thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhà trường như PHHS, các lực lượng ngoài xã hội và nhân dân. Trong nhà trường nếu thiếu đi một môi trường sư phạm lành mạnh thì khó thành cơng trong cơng tác GDHS.

Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời giáo viên chủ nhiệm lớp

Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời nhằm tạo sự phấn khởi, cố gắng vươn lên của các GVCN trong công tác CNL và xây dựng đội ngũ GVCN nhiệt tình, có năng lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. HT cần thực hiện và chỉ đạo các bộ phận chức năng trong nhà trường thực hiện các nội dung sau:

Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thi đua xuất phát từ các văn bản Nhà nước như Chuẩn nghề nghiệp GV trung học; Điều lệ trường phổ thông. Công khai các tiêu chí đánh giá và phát động thi đua trong tồn trường.

Kiểm tra, đơn đốc thường xun để có căn cứ đánh giá kết quả cơng tác và q trình thực hiện cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp của các GVCN.

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá xếp loại và cơng khai hóa ngay từ đầu năm học để GVCN có định hướng phấn đấu.

Xây dựng quy chế thưởng - phạt phù hợp với thực tế.

Phát động thi đua trong toàn trường ngay từ đầu năm học, công khai thể lệ thi đua và các tiêu chí đánh giá.

Xây dựng nguyên tắc và cách thức đánh giá bình xét thi đua. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ. Tổ chức các hoạt động thi đua trong trường.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các khối chủ nhiệm, các GVCN với nhau.

Tổ chức các hoạt động thi đua trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo viên chủ nhiệm...); các phong trào thi đua giữa các lớp có sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm.

Bình xét thi đua theo các tiêu chí đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng và khách quan.

Tổ chức các phong trào thi đua giữa các lớp có sự tham gia của GVCN và HS của các lớp.

HT và CBQL trường thực hiện kế hoạch giám sát về công tác CNL bằng cách dự các tiết sinh hoạt lớp của các khối, lớp trong trường để nắm bắt tình hình và điều chỉnh khi cần thiết.

Thực hiện việc khen thưởng kịp thời và động viên GVCN và HS vì thành tích đột xuất; hoặc có hình thức phê bình nếu vướng sai phạm.

Tham gia các buổi họp sinh họat chuyên môn trao đổi về công tác chủ nhiệm lớp để CBQL nắm vững kịp thời tình hình thực tế và có biện pháp giải quyết linh họat;

Thường xuyên thực hiện các công tác kiểm tra đánh giá quá trình làm chủ nhiệm của GV đó, sự thay đổi của lớp theo quá trình phấn đấu của GV và HS lớp đó, điều kiện thực tế của lớp.

Dự họp các buổi bình bầu xét thi đua tại các tổ bộ môn; thành lập hội đồng thi đua để bình xét khen thưởng.

Tổ chức việc xem xét và công nhận danh sách thi đua trên căn cứ: kết quả kiểm tra, tự đánh giá; căn cứ kiểm tra đánh giá thường xuyên và căn cứ vào thực tế kết quả kiểm tra thường xuyên trong quá trình thực hiện cơng tác CNL.

Xem xét đánh giá thành tích của GVCN lớp căn cứ không chỉ ở kết quả học sinh mà cần xem xét q trình thực hiện cơng tác chủ nhiệm của GV đó, cũng như sự tiến triển của HS trên chính đối tượng đó (sự thay đổi của chính các học sinh ở lớp so với trước đó).

Tổ chức khen thưởng và vinh danh cán bộ, giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp. Xem xét và rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong những năm sau.

Các giáo viên, nhất là GVCN lớp nhận thức tốt vai trò, nhiệm vụ của mình cũng như xây dựng ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề của mình trong việc giáo dục học sinh THCS.

Tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường cùng thống nhất và hiểu nội dung của các tiêu chí đánh giá thi đua và cách thức đánh giá.

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

HT có trách nhiệm cân đối tài chính trong Quy chế chi tiêu nội bộ một cách hợp lý; các quy định về khen thưởng giáo viên chủ nhiệm giỏi phải cụ thể, công khai; vận động các nguồn lực phục vụ cho công tác giáo viên chủ nhiệm lớp một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)