1 .Tính cấp thiết của đề tài
9. Cấu trúc của luận văn
1.6. Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đặt ra đối với công tác chủ
chủ nhiệm lớp ở trường THCS
Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, vượt bậc. Trong đó tri thức khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trị quyết định đối với nền sản xuất của cải vật chất trên quy mơ tồn cầu. Điều đó đã mở ra cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn.
Trong bối cảnh đó, GD & ĐT ngày càng có vai trị và vị trí quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tương lai của dân tộc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của tồn Đảng, tồn dân, trong đó nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nịng cốt, có vai trị quan trọng”. [3]
Tại Điều 9 Luật Giáo dục cũng khẳng định: “Phát triển GD là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [30]. Chiến lược phát triển KT-XH 2011- 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “ Đổi mới cơ bản và tồn diện nền GD” trong đó nâng cao chất lượng GD tồn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học hệ thống QLGD, chú trọng đến việc phát triển đội ngũ nhà giáo trong đó có GVCN lớp được xem như một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT hiện nay. [13]
Ở nhà trường phổ thơng nói chung, trường THCS nói riêng GVCN lớp có một vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ dạy học và GD của nhà trường. GVCN lớp là lực lượng trực tiếp triển khai những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời có vai trị rất lớn trong việc bồi dưỡng đạo đức, tri thức, phẩm chất, nhân cách HS. GVCN lớp là người thay mặt HT làm công tác QL và GDHS của một lớp. Ngồi chức năng trên, GVCN cần phải có năng lực sư phạm và là người cố vấn tin cậy nhất của tập thể lớp, là người thầy gần gũi, là tấm gương sáng cho HS noi theo, là người đại diện bảo vệ quyền lợi cho HS trong những hoàn cảnh đặc biệt, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng GD về chất lượng GD toàn diện HS lớp mình.
GVCN là một phần rất quan trọng trong mạng lưới tiếp nhận, phản ánh thơng tin đa chiều của nhà trường, qua đó giúp người quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch của trường nhằm có sự điều chỉnh kế hoạch và đưa ra những quyết định đúng
đắn, chính xác, phù hợp hơn.
Trong xu thế đổi mới GD hiện nay, mỗi nhà trường phải xây dựng để thực sự nhà trường là trung tâm văn hóa, là nơi GD&ĐT thế hệ trẻ, những cơng dân tốt, những người lao động giỏi xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Trước những thách thức đó, người GVCN cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
- GVCN lớp trước hết phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với đường lối và sự nghiệp đổi mới của Đảng, trung thành với Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn Phải có trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có năng lực tổ chức, QL, xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Nhà tâm lý học Ph. N Gônôbôlin cho rằng: “…muốn tổ chức được việc dạy dỗ HS xem như là một quá trình phát triển trí tuệ khơng ngừng của các em, thì bản thân người GV phải là người có trình độ trí tuệ phát triển cao, phải thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ văn hóa của mình”. [34]
- Hoạt động GD luôn gắn liền với chính trị, kinh tế, văn hóa, XH. Do đó, GVCN với tư cách là người cố vấn cho HS hiểu rõ những định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển XH. Đặc biệt là những quan điểm phát triển GD trong từng giai đoạn lịch sử, đó là cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch tổ chức các hoạt động GD của nhà trường, của lớp học.
- Nghiên cứu, nắm vững hệ thống lý luận giáo dục nói chung và bổ sung, cập nhật thường xuyên tri thức giáo dục hiện đại, làm cơ sở cho hoạt động giáo dục trong thực tiển. Mặt khác, cần nắm rõ những nội dung trong mục tiêu cấp học, chỉ thị năm học; chương trình giảng dạy mơn học; kế hoạch năm học của nhà trường...Những nội dung văn bản này vừa mang tính định hướng chung vừa mang tính cụ thể khi triển khai công tác GD, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý của Nhà nước trong việc chỉ đạo, xem xét, đánh giá hoạt động của tập thể và cá nhân HS quy chế, điều lệ, mục tiêu giáo dục của trường phổ thông. Đây là công việc thường xuyên và cần thiết của GVCN nhằm củng cố, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ một cách có hệ thống, liên tục, là cơ sở cho quá trình nâng cao tay nghề và nghệ thuật sư phạm.
- GVCN là người thầy mẫu mực, có nhân cách tốt đẹp, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, nhiệt tình u nghề, thương u HS, tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội, có năng lực tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao…
Như vậy, người GV nói chung và GVCN nói riêng, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách HS. Do đó họ phải là cơng dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, có lịng thương u và hợp tác với HS, phấn đấu cho bầu khơng khí dân chủ trong nhà trường. Thực hiện được những yêu cầu sư
phạm đó một cách nghiêm túc, người GVCN sẽ khẳng định được chỗ đứng trong nhà trường, tầm quan trọng của cơng tác GVCN lớp trong tình hình mới.
Tiểu kết Chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản các vấn đề về QL, QL giáo dục, QL nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp, QL công tác chủ nhiệm lớp; những nội dung cơ bản của cơng tác CNL: tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục; xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục tổng thể của lớp; xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh; tư vấn cho học sinh của lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện; phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh; đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Đồng thời đã đề cập đến vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ và phẩm chất, năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp. Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đặt ra đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS.
Đặc biệt, luận văn đã xác định được các nội dung quản lý của HT đối với công tác CNL ở các trường THCS là: QL việc tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục; QL việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục tổng thể của lớp; QL việc xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh; QL tư vấn cho học sinh của lớp; QL tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện; QL việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh; QL đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS THCS.
Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và tạo nên cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp QL công tác CNL của HT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN