Thực trạng những yêu cầu về phẩm chất năng lực của giáo viên chủ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận (Trang 52 - 55)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

2.3.2. Thực trạng những yêu cầu về phẩm chất năng lực của giáo viên chủ

nhiệm lớp

Phẩm chất của GVCN song hành với 2 yếu tố cơ bản của người GVCN, đó là: cái Tâm và cái Tài. Khi hội tụ đủ các phẩm chất và yếu tố đó thể hiện thơng qua các nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm, bản thân người GVCN lớp tự tỏa sáng và HS sẽ noi theo.

Trong nhà trường THCS, phẩm chất của GVCN ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách HS, là tiêu chuẩn quan trọng, cần thiết để CBQL của các trường THCS lựa chọn, bố trí, sắp xếp GVCN, tiêu chuẩn này đã quyết định đến sự thành công của công tác CNL.

Khảo sát thực trạng vấn đề này bằng phiếu khảo sát, quan sát và tư vấn cbql và GVCN, trong đó thực hiện phiếu khảo sát 130 CBQL và GVCN, chúng tôi xây dựng 7 tiêu chí cụ thể thuộc phẩm chất của GVCN ở bảng 2.6

Bảng 2.6. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của GVCN

Mức độ đánh giá (%)

TT Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Nội dung 1 108 83,1 22 16,9 0 0,0 0 0,0 2 Nội dung 2 98 75,4 32 24,6 0 0,0 0 0,0 3 Nội dung 3 97 74,6 30 23,1 3 2,7 0 0,0 4 Nội dung 4 103 79,2 23 17,7 4 3,1 0 0,0 5 Nội dung 5 99 76,2 21 16,2 10 7,6 0 0,0 6 Nội dung 6 67 51,5 40 30,8 12 9,2 11 8,5 7 Nội dung 7 55 42,3 70 53,8 5 3,9 0 0,0 Ghi chú:

Nội dung 1: Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng

Nội dung 2: Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao Nội dung 3: Yêu nghề, thương yêu và tôn trọng HS, tôn trọng đồng nghiệp

Nội dung 4: Có đạo đức, mẫu mực trong lối sống Nội dung 5: Trung thực, khách quan, công bằng Nội dung 6: Tự tin, quyết đốn trong cơng việc Nội dung 7: Vui vẻ, lạc quan, nhiệt tình

Qua bảng thống kê 7 tiêu chí khi tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của CBQL và GVCN của các trường, chúng tôi thấy có đến 100% GVCN có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao ở mức độ khá, tốt; phần lớn GVCN có đạo đức, lối sống mẫu mực, yêu nghề, tôn trọng HS, tôn trọng đồng nghiệp, kết quả khảo sát có tới 97,7% GVCN thể hiện khá, tốt phẩm chất này. Đây là những phẩm chất tốt, cần thiết để tự thân mỗi GVCN là một tấm gương cho HS học tập và noi theo.

Phẩm chất trung thực, khách quan và cơng bằng; nhiệt tình, vui vẻ, lạc quan cũng có được ở nhiều GVCN chiếm tỷ lệ khá cao từ 92,4% đến 96,1% tốt, khá. Đây thực sự là những GV yêu nghề, tâm huyết với nghề, GVCN tốt ở phẩm chất này sẽ đối xử công bằng với học sinh, tạo được môi trường thân thiện, gần gũi với HS và đồng nghiệp. Các trường THCS có được đội ngũ GVCN trung thực, nhiệt tình, khách quan và cơng bằng rất lợi thế cho HT quản lý thực hiện các mục tiêu GD tồn diện cho HS.

Tiêu chí đánh giá đạt mức độ thấp nhất là sự tự tin quyết đốn trong cơng việc có đến 17,7% đánh giá ở mức trung bình, yếu. Ở đây, có thể do đối tượng GD của

GVCN bây giờ có quá nhiều tác động trong điều kiện phát triển KT - XH hiện nay, đặc biệt cịn có những tác động mang tính chất tiêu cực; thêm vào đó là sự phối, kết hợp giữa các lực lượng GD chưa đồng bộ. Đây thực sự là một thách thức cho lãnh đạo nhà trường.

Dựa trên các năng lực cơ bản trong việc tổ chức, QL và điều hành các hoạt động của lớp chủ nhiệm mà người GVCN cần phải có, ngồi năng lực chun mơn, năng lực giảng dạy, chúng tơi tìm ra 12 năng lực cần thiết và tiến hành khảo sát 130 người trong đó 40 CBQL và 90 GVCN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Bình.

Bảng 2.7. Bảng khảo sát về năng lực của GVCN

Mức độ đánh giá (%)

STT Nội dung Làm tốt Bình thường Cịn lúng túng

SL % SL % SL % 1 Nội dung 1 21 16,2 87 66,9 22 16,9 2 Nội dung 2 27 20,8 79 60,8 24 18,4 3 Nội dung 3 24 18,4 72 55,4 34 26,2 4 Nội dung 4 21 16,2 84 64,6 25 19,2 5 Nội dung 5 12 9,2 72 55,4 46 35,4 6 Nội dung 6 21 16,2 75 57,7 34 26,1 7 Nội dung 7 12 9,2 84 64,6 34 26,2 8 Nội dung 8 21 16,2 80 61,5 29 22,3 9 Nội dung 9 21 16,2 78 60 31 23,8 10 Nội dung 10 24 18,4 81 61,5 25 30,1 11 Nội dung 11 24 18,4 85 65,4 21 16,2 12 Nội dung 12 21 16,2 75 57,7 34 36,1 Ghi chú:

Nội dung 1: Thu thập, xử lý thơng tin; tìm hiểu, phân loại học sinh, tìm hiểu gia đình học sinh trong lớp

Nội dung 2: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Nội dung 3: Tổ chức giờ sinh hoạt lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo yêu cầu đổi mới giáo dục

Nội dung 4: Kỹ năng xử lý tình huống giáo dục; ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp

Nội dung 6: Giáo dục học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt

Nội dung 7: Tổ chức tốt ban cán sự lớp và xây dựng tập thể học sinh lớp tự quản Nội dung 8: Phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục khác Nội dung 9: Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục và rèn luyện của học sinh Nội dung 10: Xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục

Nội dung 11: Ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy Nội dung 12: Năng khiếu văn nghệ, thể thao

Theo số liệu bảng 2.7 cho thấy năng lực tổ chức và điều khiển học sinh của GVCN chủ yếu ở mức trung bình. Tỷ lệ GVCN có năng lực tổ chức và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động giáo dục ở mức lúng túng còn cao. Số người làm tốt, làm thành thạo ít hơn so với số người còn lúng túng; kỹ năng giáo dục học sinh cá biệt, sử dụng công nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm, năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao… đánh giá ở mức độ tốt từ 16,2 đến 18,4%. Kỹ năng tìm hiểu để nắm bắt đặc điểm, hiểu hoàn cảnh, phân loại học sinh cũng như khâu lập kế hoạch cơng tác chủ nhiệm lớp vẫn cịn tới 18,4% ý kiến cho rằng giáo viên còn lúng túng, chưa biết cách triển khai, phân bổ cơng việc chưa khoa học, kế hoạch cịn sơ sài, thiếu tính dự báo… Số GVCN lớp hồn thành cơng việc được giao ở mức bình thường đạt khoảng 55,4 - 66,9%. Điều đó cho ta nhận xét rằng kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ GVCN nhà trường đạt ở mức trung bình, họ rất cần thiết được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tích lũy và trau dồi thêm kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của công tác GDHS, đồng thời vận dụng tốt hơn các phương pháp GD, chắc chắn công tác CNL ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Bình sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)