Tiến trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận (Trang 88 - 89)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

9. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm

Để tiến hành đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả tiến hành phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GVCN các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Tổng số người được trưng cầu ý kiến là 130 người. Trong đó CBQL là 40 người, GVCN là 90 người

Để khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất, đề tài đã trưng cầu ý kiến các đối tượng có liên quan, việc trưng cầu ý kiến được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo nghiệm

Đề tài đánh giá các biện pháp quản lý được đề xuất theo 2 tiêu chí:

(i) Tính cấp thiết theo 4 mức độ: rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết, khơng cấp thiết;

(ii) Tính khả thi theo 4 mức độ: rất khả thi, khả thi, ít khả thi, khơng khả thi. Câu hỏi trưng cầu ý kiến đối với CBQL và GVCN của các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận được đưa vào chung trong Phiếu điều tra

Bước 2: Phát và thu phiếu khảo nghiệm Bước 3: Xử lý thông tin thu thập được

Phiếu đánh giá tính cấp thiết có 4 mức độ: Rất cấp thiết: 4 điểm; cấp thiết: 3 điểm; ít cấp thiết: 2 điểm; khơng cấp thiết: 1 điểm; tính khả thi có 4 mức độ: Rất khả thi: 4 điểm; khả thi: 3 điểm; ít khả thi 2 điểm, khơng khả thi: 1 điểm

Tính điểm trung bình theo cơng thức:

= Trong đó:

Xi : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người đạt điểm ở mức

n : Số người được tham gia đánh giá

Dưới đây là sơ đồ thể hiện các bước tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện bắc bình tỉnh bình thuận (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)