1 .Tính cấp thiết của đề tài
9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường trung
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo
viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở
a. Mục tiêu
Đội ngũ CBQL, GV, GVCN lớp và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trị của giáo viên chủ nhiệm lớp, cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình giáo dục học sinh là điều hết sức cần thiết. Đó là
động lực thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển; là yếu tố quyết định đến hoạt động giáo dục cũng như kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường.
b. Nội dung và cách tiến hành
Xác định được vị trí và vai trị của giáo viên chủ nhiệm; quán triệt đến tất cả các thành viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường về tầm quan trọng của cơng tác chủ nhiệm lớp:
Về phía nhà trường, cần quán triệt mọi chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của các bộ, ngành về công tác chủ nhiệm lớp. Phân cơng, chỉ đạo tổ văn phịng tập hợp, hệ thống các văn bản chỉ đạo về công tác giáo viên chủ nhiệm một cách khoa học;
HT phải xác định được vị trí, vai trị, của GVCN lớp đối với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và quán triệt đến tất cả các thành viên trong nhà trường; cha mẹ học sinh; các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường về tầm quan trọng của cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS, đặc biệt là những giáo viên mới ra trường, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ.
HT quán triệt đến đội ngũ GVCN lớp về trách nhiệm, nhiệm vụ của GVCN. Ngoài nhiệm vụ của người GV, GVCN cịn có thêm các nhiệm vụ cụ thể được quy định trong Điều lệ trường phổ thơng và những nhiệm vụ mang tính đặc thù riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH, phong tục tập quán... ở địa phương mình cơng tác. Như vậy, GVCN lớp có trách nhiệm cao hơn, nhiệm vụ nặng nề hơn so với các GV khác.
Đối với GVCN lớp, phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục tiêu giáo dục toàn diện HS của nhà trường. Xác định rõ vị trí cũng như tầm quan trọng của cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp; có ý thức và tinh thần cao trong công việc.
Đối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, cần nêu cao ý thức trách nhiệm, chủ động trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện tốt công tác giáo dục của nhà trường.
Luôn quan tâm theo dõi, động viên kịp thời; hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ:
Nhà trường chủ động trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm của GVCN lớp; tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể và phương pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh cho GVCN và các lực lượng phối hợp giáo dục.
Cung cấp, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
giáo dục tư tưởng, đạo đức HS; các buổi ngoại khóa, tọa đàm về cơng tác GVCN lớp. Tổ chức và duy trì các hoạt động giao lưu giữa các tập thể lớp, các khối lớp.
Chuyên môn nhà trường chú ý sắp xếp giờ dạy, thời khóa biểu cho giáo viên chủ nhiệm lớp đảm bảo tính hợp lý, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm có thời gian thực hiện tốt cơng tác chủ nhiệm lớp.
Chấn chỉnh nhận thức sai lệch trong công tác chủ nhiệm lớp
Việc chấn chỉnh những sai lệch trong nhận thức của GVCN là cần thiết, đòi hỏi người làm công tác chủ nhiệm phải trung thực, khách quan để tạo ra sự thống nhất, công bằng trong việc tổ chức, thực hiện hoạt động GD và đánh giá các mặt hoạt động của HS. Thực tế cho thấy, mỗi GVCN có một khả năng, mức độ nhận thức khác nhau cũng như quan điểm riêng về cơng tác CNL, có người tận tâm, hết lịng với công tác chủ nhiệm, có người vì trách nhiệm, có người khơng thích nhưng buộc phải làm. Nhiều GVCN coi trọng công tác chuyên môn, lên lớp chú tâm giảng dạy kiến thức cho học sinh, ít quan tâm đến việc GDHS. Do đó, HT phải thường xuyên quan tâm đến công tác tư tưởng để khơi dậy trong mỗi GVCN lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề. Khi phát hiện sự sai lệch, HT cần phân tích kỹ nguyên nhân, đề ra biện pháp phù hợp, giúp GVCN tự phân tích, đánh giá và tự điều chỉnh công tác chủ nhiệm theo hướng phát triển, tăng cường chất lượng giáo dục, đồng thời cần phải khuyến khích họ thông qua các chế độ đãi ngộ hợp lý hơn.
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp cho CBQL trường THCS
Đổi mới hoạt động QLGD trong đó có đổi mới quản lí cơng tác CNL theo hướng tích cực và tồn diện trong nhà trường cũng là một nhân tố tác động đến việc thực hiện hoạt động CNL và các mục tiêu của GD đề ra. Để thực hiện biện pháp này, HT cần thực hiện:
Xây dựng quy trình tổ chức, QL cơng tác chủ nhiệm, đánh giá và phổ biến cơng khai, dân chủ kết quả đánh giá, lấy đó làm căn cứ để xếp loại GVCN, có chế độ khen thưởng cho GVCN giỏi, GDHS tốt, đạt hiệu quả cao sau khi kết thúc một năm học.
Đánh giá ưu, khuyết điểm cụ thể giúp GVCN thấy rõ và nhận thức đúng hơn vấn đề đưa ra và những kết quả mà họ đã làm, làm được hay chưa làm được. Mạnh dạn và kịp thời xử lý kỷ luật những GVCN vi phạm.
Thay thế những GVCN khơng có năng lực, tránh tình trạng cả nể mà ảnh hưởng đến hiệu quả GD của đơn vị, Tuy nhiên, hiệu trưởng cũng khơng chạy theo thành tích và vơ tình tạo áp lực q nặng cho GVCN.
Nên liên hệ chặt chẽ với các trường bạn để có tiếng nói chung cho cơng tác chủ nhiệm. HT cần động viên GVCN viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ
nhiệm để phổ biến cho đồng nghiệp. c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp
Khi áp dụng, thực hiện biện pháp này cần phải tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất từ Chi bộ Đảng, BGH đến toàn thể GV, nhân viên, GVCN, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
HT phải nhận thức việc đổi mới, cải tiến nội dung cơng tác chủ nhiệm có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động GD toàn diện của nhà trường. Có bản lĩnh, quyết đốn trong chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm dựa trên các văn bản pháp lý quy định.
Từ đó, nâng cao trách nhiệm trong cơng tác QL; huy động các lực lượng giáo dục tham gia vào cơng tác giáo dục tồn diện HS, đảm bảo được sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, tạo sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp
a. Mục tiêu
Nhằm nâng cao trình độ chính trị, quan điểm lập trường, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
b. Nội dung và cách tiến hành
Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, đường lối, nguyên lý, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm lớp vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
Nhà trường phải thường xuyên cập nhật thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng, nhận thức của cán bộ công nhân viên, GV trong toàn trường. Ban hành các văn bản trong thẩm quyền chỉ đạo các lực lượng giáo dục tích cực tham gia, đóng góp có hiệu quả vào công tác QL của nhà trường và hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Lập kế hoạch tổ chức cho giáo viên giúp đỡ về mọi mặt các học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hồn cảnh khó khăn ngay từ đầu năm học.
Cung cấp kịp thời các tài liệu, báo, tạp chí, thơng tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu, tham khảo nâng cao trình độ chính trị, xã hội.
Động viên, tạo điều kiện tối đa để cán bộ công nhân viên, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, học tập nghị quyết của Đảng do Huyện Ủy, sở GD&ĐT tổ chức.
Bồi dưỡng hệ thống lý luận giáo dục, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp
Nhà trường lập kế hoạch, tổ chức các đợt tập huấn nhằm tăng cường nhận thức về vai trò, trách nhiệm và năng lực của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục HS THCS đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện HS.
HT cần tìm hiểu nhu cầu học tập của đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GVCN nói riêng, từ đó có kế hoạch tập huấn bồi dưỡng từ đầu năm học.
Lập kế hoạch tập huấn bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GV trong nhà trường.
Xác định nội dung tập huấn bồi dưỡng: Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tế, những tri thức khoa học về xã hội, khoa học tự nhiên, về lịch sử, văn hóa, tâm lý học, giáo dục học…đặc biệt là tri thức về lịch sử, văn hóa địa phương.
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng về công tác CNL cho đội ngũ GV nói chung và GVCN nói riêng ở các trường THPT.
Theo dõi việc học tập bồi dưỡng thường xuyên và việc áp dụng những nội dung bồi dưỡng vào thực tế chủ nhiệm ở lớp.
Đánh giá cuối tập huấn và rút kinh nghiệm về tập huấn bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp.
Tổ chức hội thảo các chuyên đề về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Thông qua việc đánh giá công tác GVCN trong những năm học trước, từ đó xây dựng nội dung, hình thức tổ chức phù hợp thực tế của nhà trường trong từng năm học.
Có kế hoạch tập huấn về biện pháp phối hợp giữa GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường, giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục học sinh.
HT khuyến khích, động viên các GV và GVCN tích cực tham gia tập huấn. GVCN lớp vận dụng những nội dung tập huấn vào thực tế tổ chức các hoạt động sinh hoạt lớp, công tác quản lý HS.
Tổ trưởng chuyên môn giám sát việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, áp dụng nội dung bồi dưỡng công tác CNL vào thực tế tổ chức các họat động giáo dục cho HS.
HT và CBQL nhà trường kiểm tra thường xuyên công tác CNL của các giáo viên chủ nhiệm lớp.
Đôn đốc giáo viên chủ nhiệm lớp tự bồi dưỡng, điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng và áp dụng vào thực tiễn nhằm phát triển năng lực của các giáo viên chủ nhiệm.
công tác chủ nhiệm lớp và việc áp dụng nội dung bồi dưỡng vào thực tế của từng lớp mình.
Tổ chức cho các GVCN giỏi báo cáo chuyên đề về kinh nghiệm trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Phân công giáo viên chủ nhiệm giỏi, có kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ những GVCN khác trong q trình cơng tác. Tạo điều kiện để đội ngũ GVCN được tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm ở các trường khác. Đặc biệt, tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm đi thực tế ở vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, các bản làng nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Thường xuyên bồi dưỡng cũng như khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi GVCN lớp không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
HT và cán bộ quản CBQL lý kiểm tra đánh giá kết quả tập huấn bồi dưỡng về công tác CNL của các GVCN, nhận ra những ưu và nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong tổ chức bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp của các GVCN. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc học tập bồi dưỡng thường xuyên và việc áp dụng những nội dung bồi dưỡng vào thực tế công tác chủ nhiệm lớp.
Tổ chức hội thảo về công tác chủ nhiệm
HT nhà trường tổ chức các buổi hội thảo các chuyên đề về công tác CNL, để các GVCN trao đổi với nhau, tìm các biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh. Để các buổi hội thảo đạt hiệu quả cao, HT cần đánh giá việc thực hiện công tác CNL của năm học trước; xác định những ưu điểm, thuận lợi, tồn tại, khó khăn, trong cơng tác CNL để chuẩn bị nội dung thích hợp. Có nhiều phương án tổ chức, có thể theo kỳ, hoặc theo năm học và nên tổ chức thường xuyên hàng năm một số chuyên đề sau đây:
Chuyên đề quản lý học sinh: Đây là công việc then chốt, quan trọng của GVCN. Quản lý học sinh đòi hỏi người GVCN làm việc khoa học, đưa ra quyết định đánh giá học sinh chính xác, tạo động lực thúc đẩy học sinh học tập và rèn luyện như theo dõi việc học tập ở lớp, ở nhà, hành vi đạo đức, những thói quen.
Chun đề về cơng tác chủ nhiệm để GVCN lớp nắm bắt kịp thời những điểm mạnh, điểm yếu của lớp mình chủ nhiệm, xây dựng tập thể lớp tự quản, phổ biến những kinh nghiệm quý báu, những việc làm, các gương mặt điển hình trong cơng tác chủ nhiệm, phương thức phối hợp với cha mẹ học sinh, địa phương nhằm xác lập các phương pháp GD học sinh cá biệt.
Chuyên đề về hoạt động NGLL, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội về cách tổ chức, vận động HS tham gia tích cực; các chủ đề hoạt động phải được phổ biến công khai đến ban cán sự lớp, liên đội, chi đội nhằm khích lệ học sinh tham gia với tinh thần vui vẻ, tự nguyện.
hoạt dộng hấp dẫn, lơi cuốn đơng đảo HS tham gia một cách tích cực, nhiệt tình. Đồng thời nhà trường cần tạo nên phong trào thi đua sâu rộng giữa các GVCN để tạo thêm động lực và khích lệ sự cống hiến của những giáo viên tâm huyết và có nhiều đóng góp đối với phong trào chung của nhà trường.
c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp
BGH nhà trường cần xác định rõ nội dung tập huấn bồi dưỡng, những nội dung có tác dụng thiết thực, phù hợp với HS, hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tế, những tri thức khoa học về xã hội, khoa học tự nhiên, về lịch sử, văn hóa, tâm lý học, giáo dục học…Đặc biệt là tri thức về lịch sử, văn hóa địa phương.
3.2.3. Biện pháp 3: Tuyển chọn, phân cơng, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp
a. Mục tiêu
Nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tối ưu nhất trong điều kiện thực tế của nhà trường; tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp để các GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong cơng tác giáo viên CNL. Đồng thời, giúp cho HT thực hiện tốt chức năng quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình điều hành các hoạt động giáo dục.
b. Nội dung và cách tiến hành
Công tác xây dựng, tuyển chọn và phân công giáo viên chủ nhiệm lớp
HT cần xác định rõ những phẩm chất, năng lực mà thực tế đòi hỏi ở người giáo viên chủ nhiệm lớp; xem xét các điều kiện cụ thể như những khó khăn, thuận lợi của