4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 13.757,31 ha, chiếm 16,01% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Duy Tiên có vị trí địa lý từ 105053’26” đến 106002’43” vĩ độ Bắc và 20032’37” đến 20042’09” kinh độ Đông:
Phía Đông giáp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và thị xã H−ng Yên Phía Tây giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Phía Nam giáp thị xã Phủ Lý và huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây
Trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện là thị trấn Hoà Mạc nằm trên tuyến Quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với huyện Kim Bảng và thị xã H−ng Yên. Đồng thời huyện cách thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả n−ớc khoảng 45 km, có đ−ờng quốc lộ 1A (cũ) và tuyến đ−ờng sắt Bắc - Nam chạy dài khoảng 14 km nên rất thuận lợi cho giao l−u với các địa ph−ơng khác bằng đ−ờng sắt và đ−ờng bộ. Hiện nay, các trung tâm công nghiệp của tỉnh đang đ−ợc đầu t−, xây dựng dọc các trục đ−ờng này. Điều này đã và đang là động lực chính làm thay đổi bộ mặt, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.
4.1.1.2. Địa hình
Duy Tiên có địa hình đặc tr−ng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu
thổ sông Hồng, t−ơng đối bằng phẳng, chủ yếu là đất vàn với diện tích 5.703,84 ha, chiếm 66,95% diện tích đất canh tác, không có vùng trũng lớn tập trung với tổng diện tích là 406,46 ha, chiếm 4,79% diện tích đất canh tác. Do kiến tạo địa chất và quá trình bồi đắp phù sa nên Duy Tiên có một địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam nh−ng không rõ rệt và những vùng cao thấp phân bố không đều trong huyện. Theo thống kê diện tích đất đai năm 2001, phân cấp địa hình t−ơng đối của đất canh tác trên địa bàn huyện thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Các cấp địa hình t−ơng đối của đất canh tác huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Số thứ tự Các cấp địa hình
t−ơng đối Ký hiệu
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Cao T01 442,44 5,19 2 Vàn cao T02 380,22 4,46 3 Vàn T03 5.703,84 66,95 4 Vàn thấp T04 1.586,03 18,61 5 Trũng T05 406,46 4,79 Tổng 8518,99 100,00
Theo: Viện Nông hóa Thổ nh−ỡng
Nhìn chung, địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và cây vụ đông.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Là một huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên Duy Tiên mang đầy đủ đặc tr−ng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, m−a nhiều và chịu ảnh h−ởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Điều này thể hiện ở 2 mùa rõ rệt là mùa m−a và mùa khô: mùa m−a bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm của huyện khoảng 240C, l−ợng m−a hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm và tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn
chịu ảnh trực tiếp từ 2 - 4 cơn bão.
Khí hậu huyện Duy Tiên với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện tốt cho thâm canh, tăng vụ, nh−ng với sự biến động mạnh mẽ của nhiều hiện t−ợng thời tiết nh−: m−a, bão, ngập lụt… cũng ảnh h−ởng không nhỏ đến phát triển của ngành nông nghiệp.
4.1.1.4. Thuỷ văn, sông ngòi
Duy Tiên có một mạng l−ới sông ngòi dày đặc với 3 con sông lớn chảy qua đó là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ. Đây là nguồn cung cấp n−ớc chủ yếu cho đồng ruộng và là một yếu tố thuận lợi cho giao thông đ−ờng thuỷ, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế.
Ngoài 3 sông chính, huyện còn có mạng l−ới sông ngòi nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực n−ớc các sông chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.
Điều kiện thủy văn, sông ngòi của huyện góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế và tạo ra cảnh quan, môi tr−ờng trong lành. Bên cạnh đó cũng cần có biện pháp bảo vệ nguồn lợi đó cũng không kém phần quan trọng để đảm bảo cho việc sử dụng bền vững.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
Duy Tiên có diện tích tự nhiên khá lớn: 13.757,31 ha, các nguồn tài nguyên khoáng sản không đáng kể với l−ợng sét và cát có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng, chủ yếu là nguồn tài nguyên đất phong phú do đ−ợc hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang.
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Nông hoá Thổ nh−ỡng, đất canh tác của huyện Duy Tiên có 2 nhóm đất chính: Đất phù sa với diện tích là 6.679,74 ha và đất glây có diện tích 1.839,25 ha, còn lại 5.238,01 ha là diện tích đất không điều tra (bảng 4.2). Qua đó cho thấy, diện tích đất phù sa của huyện
lớn rất thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt, nh−ng cũng có những thử thách lớn đối với những vùng đất có địa hình thấp trũng vào mùa m−a lũ.
Bảng 4.2. Kết quả phân loại đất huyện Duy Tiên Loại đất Ký hiệu Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) 1. Đất phù sa FL 6.679,74 48,55 - Đất phù sa glây FLg 2.233,20 16,23 - Đất phù sa có tầng biến đổi FLc 662,54 4,82 - Đất phù sa chua FLd 2.159,30 15,69 - Đất phù sa ít chua Fle 1.624,70 11,81 2. Đất glây GL 1.839,25 13,37 - Đất glây chua GLd 1.760,18 12,79
- Đất glây sẫm màu Glu 79,07 0,58
3. Đất không điều tra 5.238,32 38,08
Tổng diện tích tự nhiên 13.757,31 100,00
Theo: Viện Nông hóa Thổ nh−ỡng
Nguồn tài nguyên n−ớc mặt của huyện khác dồi dào từ 3 con sông chính và hệ thống ao, hồ, đầm trên địa bàn huyện đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng nh− sản xuất của ng−ời dân địa ph−ơng.
Về n−ớc ngầm, Duy Tiên có tài nguyên n−ớc ngầm khá dồi dào nh−ng hiện nay mới chỉ khai thác chủ yếu phục vụ sinh hoạt và cũng đã bị ô nhiễm trên nồng độ cho phép. Nguyên nhân chủ yếu là do n−ớc thải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đây cũng là vấn đề nan giải đặt ra cho các nhà quy hoạch và các nhà quản lý về khoảng cách an toàn và hệ thống xử lý n−ớc thải của các nhà máy, xí nghiệp.
4.1.1.6. Cảnh quan, môi tr−ờng
Với địa hình t−ơng đối bằng phẳng, ruộng đồng và các điểm dân c−
phân bố hài hoà, tập trung, cơ sở hạ tầng đ−ợc xây dựng mang đậm nét đặc tr−ng của làng xã vùng đồng bằng sông Hồng từ hình thái kiến trúc đến tập quán sinh hoạt trong cộng đồng dân c−. Đan xen trong làng xóm có hàng trăm ngôi đình, đền, chùa, nhà thờ họ, có núi Đọi - sông Châu và chùa Long Đọi Sơn cổ kính là cảnh quan nổi tiếng nơi đây... Cùng với các công trình văn hoá phúc lợi, nhà ở, đ−ờng làng, ngõ xóm đ−ợc xây dựng mới, những làng nghề truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội... đ−ợc khôi phục đã tạo cho Duy Tiên những nét tiêu biểu của một vùng nông thôn trong thời kỳ đổi mới.
Nhìn chung, do việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu và điều kiện sinh hoạt trong làng xóm qua nhiều thế hệ và cũng một phần do n−ớc thải của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp… nên môi tr−ờng n−ớc, đất và không khí của huyện trong những năm gần đây bị ô nhiễm.
Qua những minh chứng trên cho thấy, Duy Tiên là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có một vị trí thuận lợi cho việc canh tác cũng nh− giao l−u với các vùng lân cận nh−ng cũng gặp không ít những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.