Tất cả các quốc gia đều hoạch định chiến l−ợc, lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia cũng nh− ở các địa ph−ơng. Căn cứ vào đó để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đã xác định. Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Nhà n−ớc các cấp trong việc triển khai chiến l−ợc, kế hoạch phát triển kinh tế, đối với các ngành kinh tế quốc dân thì quy hoạch là căn cứ để bố trí triển khai đề án, dự án đầu t− thông qua việc giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền. Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất các cấp còn là cơ sở để kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật về đất đai.
Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, cùng với những văn bản h−ớng dẫn khác đã góp phần quan trọng vào công tác quản lý Nhà n−ớc về đất đai, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng đ−ợc triển khai rộng khắp, góp phần đ−a sử dụng đất dần đi vào nề nếp.
Quy hoạch sử dụng đất n−ớc ta đ−ợc triển khai theo lãnh thổ hành chính
ở 4 cấp (quốc gia, tỉnh, huyện và xã) và theo ngành đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003.
Theo Nguyền Đình Bồng [6], thực trạng quy hoạch sử dụng đất n−ớc ta tính đến nay, kết quả thực hiện nh− sau:
Quy hoạch sử dụng đất cả n−ớc: từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả n−ớc đến năm 2010. Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 có Nghị quyết số 01/1997/QH9 về kế hoạch sử dụng đất đai cả n−ớc 5 năm 1996 - 2000 và đ−ợc Quốc hội khoá XI phê duyệt tại kỳ họp thứ 5.
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: có 60/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 đã đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: có 369 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành quy hoạch sử dụng đất của các huyện, quy hoạch sử dụng đất đô thị của hều hết các tỉnh, thành phố ch−a đ−ợc lập.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã: có 3.597 xã, ph−ờng, thị trấn của 36 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai (chiếm 34,20%), 903 xã, ph−ờng, thị trấn khác của 25 tỉnh, thành phố đang triển khai (chiếm 8,6%).
Nh− vậy, đến nay công tác quy hoạch sử dụng đất của n−ớc ta mới đ−ợc triển khai và cơ bản hoàn thành ở mức độ khái quát, mang tính định h−ớng (quy hoạch sử dụng đất cả n−ớc, cấp tỉnh và cấp huyện), còn thiếu rất nhiều quy hoạch chi tiết (quy hoạch cấp xã).
Dựa trên quy hoạch sử dụng đất đã đ−ợc cơ quan Nhà n−ớc có thẩm quyền phê duyệt để xác định cơ cấu sử dụng đất hợp lý và tiến hành thực hiện theo căn cứ, trình tự và nội dung mà các văn bản hiện hành có liên quan đến Luật Đất đai quy định. Điều này đã làm tăng hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý, sử dụng đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội
và an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất n−ớc, góp phần làm thay đổi đời sống của nhân dân.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả n−ớc [4]: nhờ có quy hoạch và chính sách hợp lý để khuyến khích việc khai hoang, phục hoá, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển rừng nên diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể, mỗi năm đ−a gần 500 nghìn ha đất trống, đồi núi trọc vào sử dụng và năng suất lúa tăng lên từ 31,9 tạ/ha lên 42,5 tạ/ha (năm 2000).
Đồng thời, nhờ chủ tr−ơng giao đất nông nghiệp ổn định cùng các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, khôi phục và phát triển v−ờn cây ăn trái, cây công nghiệp có giá trị cao, phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế đ−ợc việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác.
Theo nhận định của Nguyễn Quang Học [12]: "Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng c−ờng hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất n−ớc theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá...; đã góp phần thay đổi diện mạo vùng nông nghiệp, nông thôn, đất đai đ−ợc sử dụng phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng hàng hoá. Đất ở nông thôn đ−ợc cải tạo, chỉnh trang phát triển theo h−ớng đô thị hoá. Đất có mục đích công cộng đ−ợc quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân...".
Tuy vậy, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đến nay, nhìn chung chất l−ợng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, ch−a trở thành công cụ của Nhà n−ớc để quản lý tốt đất đai và còn gây bị động, khó khăn cho ng−ời sử dụng đất.
Hầu hết quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa ph−ơng đã đ−ợc lập và xét duyệt ở giai đoạn tr−ớc khi có Luật Đất đai năm 2003, nh−ng ở nhiều địa ph−ơng ch−a đ−ợc điều chỉnh cho phù hợp. Theo Nguyễn Quốc Ngữ [18]: giai đoạn sau khi có Luật Đất đai năm 2003, do có sự thay đổi về các chỉ tiêu phân loại đất, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.., khoảng 50% đơn vị cấp tỉnh, 530 đơn vị cấp huyện và 7.082 đơn vị cấp xã hoàn thành việc lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010. Nh− vậy, còn một số l−ợng khá lớn các đơn vị cấp tỉnh, huyện và xã ch−a hoàn thành việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 theo yêu cầu của Chính phủ".
Chất l−ợng quy hoạch, kế hoạch sử dụng thời gian qua còn thấp, sự phối hợp giữa quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch phát triển các ngành, địa ph−ơng ch−a đồng bộ. Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu dừng lại ở việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất theo mục đích sử dụng đất, ch−a căn cứ vào tiềm năng đất, ch−a thực sự tính toán đầy đủ tới mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi tr−ờng. Vấn đề này đã dẫn đến thực trạng đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, rừng tiếp tục bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bị xói mòn còn lớn. Đặc biệt là sử dụng đất tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu đô thị, công trình hạ tầng ở tình trạng vừa thừa, vừa thiếu quỹ đất, nhiều nhà đầu t− đ−ợc giao đất, cho thuê đất nh−ng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả gây ra việc sử dụng đất lãng phí. Đó là một trong những hoạt động của ng−ời sử dụng đất không theo quy hoạch, vi phạm pháp luật về đất đai dẫn đến tình trạng khiếu kiện diễn ra nhiều, ảnh h−ởng không nhỏ đến việc Nhà n−ớc thu hồi đất, đền bù, giải toả mặt bằng.
Theo Cao Nh− ý [29]: theo số liệu của ban quản lý các KCN, hiện nay có 12 KCN, KCX (với tổng diện tích 2.000 ha) đ−ợc thành lập từ năm 1998 trở về tr−ớc, nh−ng tỷ lệ lấp đầy tính đến năm 2006 ch−a đạt đ−ợc 50%. Số
liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng cho thấy, có những KCN, KCX có tỷ lệ sử dụng thấp kỷ lục nh− KCX Hải Phòng 96, quy mô 150 ha mới cho thuê đ−ợc 1ha, KCN Đài T−, DaewoHanel có diện tích 153 ha mới cho thuê đ−ợc 39 ha, KCN Mỹ Xuân B1 (Bà Rịa - Vũng Tàu) có quy mô 226 ha, đến nay mới cho thuê 20 ha...".
Trong điều kiện thực tế đó, vậy mà nhiều địa ph−ơng vẫn tiếp tục lập mới KCN mà không quan tâm đến khả năng thu hút nhà đầu t− dẫn đến tình trạng đất bị bỏ hoang mà ng−ời dân thất nghiệp do không có đất canh tác.
Về tình hình thực trạng quy hoạch đô thị ở thành phố Cần Thơ theo Hồ Minh Hà [10]: tính đến ngày 01/08/2006, thành phố có 66 đồ án quy hoạch xây dựng với tổng diện tích là 5.752,47 ha, đang triển khai thủ tục thực hiện và làm cơ sở để sử dụng cho các dự án đầu t−. Nhìn chung, đã có nhiều đồ án quy hoạch, dự án thành công, đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao nh−ng cũng có nhiều đồ án quy hoạch, dự án chậm thực hiện làm ảnh h−ởng đến sự phát triển chung nh− huyện Thốt Nốt có 17 đồ án, huyện Phong Điền có 6 đồ án, quận Bình Thuỷ có 21 đồ án chậm triển khai... Đồng thời, do việc chậm bồi th−ờng thiệt hại và tái định c− không đảm bảo nên gây ra những khó khăn cho đời sống nhân dân, hoạt động kinh tế của tổ chức trong khu vực có quy hoạch.