9. Cấu trúc của Luận văn
1.3. Lý luận về quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh THCS trên địa bàn
1.3.3. Phương pháp, hình thức giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các
trường THCS
a. Phương pháp giáo dục NSVH cho học sinh ở các trường THCS
Phương pháp giáo dục là một thành tố quan trọng của q trình giáo dục, có 3 nhóm phương pháp giáo dục cần vận dụng:
Nhóm phương pháp hình thành ý thức, nhận thức cá nhân:
Nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức về các chuẩn mực xã hội, trên cơ sở đó hình thành niềm tin, giúp học sinh điều chỉnh thái độ, tình cảm, hành vi, việc làm của mình. Nhóm phương pháp này bao gồm:
- Phương pháp đàm thoại: là phương pháp trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về những đề tài có nội dung chính trị, tư tưởng, đạo đức. Cần lựa chọn nội dung và cách tiếp cận đa dạng và phong phú, tạo điều kiện để học sinh có cơ hội trao đổi ý kiến, quan điểm, qua đó giúp các em nhìn nhận, đánh giá đúng các sự kiện, hiện tượng trong xã hội.
- Phương pháp tuyên truyền, vận động: Thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thơng tin,... giúp học sinh nhận thức đầy đủ, chính xác về mẫu hành vi đạo đức, hiểu sâu về các chuẩn mực hành vi, nhận thức đúng, sai.
- Phương pháp nêu gương: Thông qua những tấm gương mẫu mực, cụ thể, sinh động, gần gũi, ấn tượng để lại trong học sinh dấu ấn sâu đậm trong nhận thức, đời sống. Từ đó giúp các em bắt chước, noi theo.
nghiệm hoạt động, kinh nghiệm ứng xử:
Nhằm kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử cho học sinh bằng việc thể hiện thái độ khích lệ, động viên, đồng tình... (đối với những hành vi và việc làm tốt) hay ngược lại - chê trách, nhắc nhở, cấm đoán, trách phạt... (đối với những hành vi, việc làm chưa tốt).
- Phương pháp giao công việc: Phương pháp này nhằm lôi cuốn học sinh vào các hoạt động phong phú, đa dạng của tập thể. Qua đó giúp các em đúc kết được kinh nghiệm trong quan hệ với mọi người.
- Phương pháp rèn luyện: Tổ chức cho học sinh thực hiện thường xuyên và có kế hoạch các hành vi nhất định nhằm hình thành thành thói quen ứng xử, giúp các em thể hiện và củng cố những hành vi tốt trong cuộc sống.
- Phương pháp khuyến khích: Là phương pháp thơng qua đó giáo viên biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hoạt động, hành vi ứng xử của các cá nhân hay nhóm học sinh nhằm khuyến khích và tạo cho học sinh cảm giác hài lịng, phấn khởi, tự tin, từ đó mong muốn cố gắng thực hiện tốt các hoạt động và hành vi đó.
- Phương pháp trách phạt: Thơng qua phương pháp này giáo viên biểu thị sự đánh giá, phê phán những hành động, hành vi ứng xử sai trái, không phù hợp vớicác chuẩn mực đạo đức xã hội của tập thể và của học sinh, giúp học sinh thấy được sai trái, lỗi lầm của mình, từ đó điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Phương pháp thi đua: Giúp học sinh tự khẳng định mình và nỗ lực vươn lên, phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục NSVH
Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục NSVH là hoạt động quan trọng nhằm xác định công tác giáo dục NSVH có đạt mục đích hay khơng. Việc đánh giá phải toàn diện (cả ý thức, thái độ, động cơ, hành vi,...), đánh giá mọi lúc mọi nơi, qua các hoạt động khác nhau (học tập, vui chơi, lao động...).
- Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi của học sinh khi hoạt động giao tiếp với người khác. Nhờ quan sát, có thể phát hiện và điều chỉnh kĩ năng, hành vi, thái độ... của học sinh.
- Phương pháp anket: Thông qua nội dung trả lời các câu hỏi, chúng ta có thể biết được thái độ, hành vi ứng xử của học sinh.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội qui, qui chế..., từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp giáo dục hiệu quả nhất.
b. Hình thức giáo dục
Để chuyển tải những nội dung cần giáo dục NSVH cho học sinh, có thể sử dụng các hình thức cơ bản sau đây:
- Thông qua giảng dạy, học tập các môn học Giáo dục công dân, Hoạt động ngồi giờ lên lớp. Các mơn học này giúp xây dựng thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan cho người học.
- Thông qua các môn học khác: Các môn học trong chương trình giáo dục phổ thơng đều có vai trị giáo dục NSVH, hình thành niềm tin, thái đội chuẩn mực với cuộc sống, với lao động, học tập và với chính bản thân mình cho học sinh. Đây là yếu tố gốc của nền tảng đạo đức. Đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy các mơn học này sẽ góp phần tích cực hình thành và củng cố NSVH cho học sinh.
- Thơng qua hoạt động tập thể: Vai trị của tập thể, đồn thể có một ý nghĩa quan trọng, tạo sân chơi với các hoạt động thiết thực bổ ích, như sinh hoạt khoa học, thể dục, thể thao, văn hóa nghệ thuật, thăm di tích lịch sử, các hoạt động về với cội nguồn…Đó là mơi trường tốt hình thành nếp sống mới cho học sinh. Giúp học sinh nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm trước cộng đồng, hành động vì tập thể, cộng đồng cũng là chuẩn bị điều kiện cần thiết cho các em vững bước vào cuộc sống xã hội sau khi tốt nghiệp.
- Thông qua hoạt động xã hội: Các hoạt động tình nguyện, phịng chống ma túy, vệ sinh mơi trường… đều có vai trị quan trọng, giúp học sinh mở rộng quan hệ với xã hội, với mọi người, hiểu biết và thích nghi với những chuẩn mực của xã hội, từ đó chuyển biến thành những giá trị của bản thân. Thông qua hoạt động xã hội, học sinh mở rộng kiến thức về con người, xã hội, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với các chuẩn mực văn hóa.
- Thơng qua tấm gương của người thầy: Nhà sư phạm lỗi lạc J.A. Komenxki đã khẳng định “Nếu không như một người cha thì cũng khơng thể là một người thầy”. Trong giáo dục địi hỏi người thầy phải có tâm, đức, trí, tài, có lịng nhân ái, u nghề, phải ln có tinh thần học hỏi, nhạy bén với việc đổi mới phương pháp dạy học và khai thác nội dung giáo dục đạo đức trong các bài giảng để chuyển tải đến người học. Mỗi người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Khơng có tấm gương nào ấn tượng sâu sắc, bền chặt bằng chính tấm gương của cha mẹ và thầy cơ. Ơng cha ta rất coi trọng “thân giáo”, tức lấy sự gương mẫu của bản thân người thầy mà giáo dục học trị – đó là phương pháp hiệu quả nhất. Vì vậy, để cơng tác giáo dục NSVH cho học sinh đạt kết quả tốt, trước hết phải xây dựng đội ngũ người thầy có đủ phẩm chất đạo đức, đồng thời tận tâm với sự nghiệp trồng người.
Tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân với sự hướng dẫn, hỗ trợ, sâu sát của tập thể sư phạm các trường THCS là yếu tố quyết định trực tiếp trình độ trưởng thành về đạo đức, NSVH của mỗi học sinh. Sự hình thành và phát triển nếp sống của cá nhân là một quá trình lâu dài và phức tạp. Các tác động bên ngoài và động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của con người.