9. Cấu trúc của Luận văn
2.3. Thực trạng giáo dục NSVH cho học sin hở các trường THCS trên địa bàn huyện
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và các lực
huyện Nam Trà My
Công tác giáo dục đạo đức NSVH cho HS luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chăm lo. Trong các trường THCS huyện Nam Trà My, đội ngũ CBQL, GV nhìn chung nhận thức đúng về vị trí của cơng tác GD NSVH cho HS và tầm quan trọng của việc quản lý công tác này.
CBQL các trường THCS cũng như từng GV đã thường xuyên quan tâm đến việc GD NSVH cho HS thơng qua q trình học tập, sinh hoạt; quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác GD NSVH, đầu tư các phương tiện, phương pháp, điều kiện cần thiết phục vụ công tác GD NSVH cho HS; phương pháp quản lý GD NSVH cho HS trong các các trường THCS có sự chuyển biến tích cực. Do đó chất lượng GD nói chung, hiệu quả GD NSVH cho HS nói riêng những năm qua đã từng bước được cải thiện.
Nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức chung về tầm quan trọng của
công tác GD NSVH đối với HS, chúng tôi đã thu thập ý kiến của (366 người): 24
CBQL, 50 GV, 11 GVTPT, 159 HS, 100 PHHS, 22 CBĐP tại các trường THCS huyện Nam Trà My.
Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về tầm quan trọng của công tác GD NSVH cho HS ở các đối tượng khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.3.
Thang điểm đánh giá dành cho đối tượng khảo sát được quy ước gồm bậc:
Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác GD NSVH cho HS (n=244) Mức độ CBQL GV HS Tổng cộng % Rất quan trọng 14 28 63 105/244 43 Quan trọng 10 26 77 113/244 46,3 Ít quan trọng 0 7 12 19/244 7,8 Không quan trọng 0 0 7 7/244 2,9
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.3 cho thấy:
Hầu hết CBQL, GV và đa số HS đều đánh giá công tác GD NSVH là quan trọng và rất quan trọng. Điều này chứng tỏ nhận thức chung về tầm quan trọng của công tác này là phù hợp vớiyêu cầu giáo dục toàn diện cho HS.
Có 7,8% GV và HS cho là ít quan trọng. Qua tìm hiểu, chúng tơi thấy rằng một số GV đặt nặng việc học tập trên lớp là chính, cịn một số ít GV khác, do gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác GD NSVH, dẫn đến hiệu quả không như mong đợi, đã bày tỏ sự khơng bằng lịng.
Về phía HS, phần lớn các em nhận thức GD NSVH là cần thiết vì hoạt động này giúp các em phát triển trí tuệ - kỹ năng, hình thành chuẩn mực đạo đức, nâng cao hiểu biết xã hội... Tuy nhiên, cũng cịn có số ít HS nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của công tác GD NSVH (2,9%).
Bảng 2.4. Nhận thức của PHHS và CB địa phương về tầm quan trọng của công tác GD NSVH cho HS TT Nội dung n=122 Mức độ quan trọng (1-HT khơng quan trọng; 2- KQT; 3-Ít QT; 4- QT; 5- Rất QT) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝐗̅ 1 Giáo dục NSVH là để giáo dục đạo đức cho HS 0 0 0 22 100 4,8 4 2 Giáo dục NSVH là để tạo ra nét đẹp văn hóa học đường và góp phần phát triển toàn diện nhân cách HS
0 0 0 17 105 4,86 3
3 Giáo dục NSVH tạo ra các mối
quan hệ tốt đẹp cho HS 0 0 0 36 86 4,7 6
4 Giáo dục NSVH tạo nên các giá
trị sống, kỹ năng sống cho HS 0 0 0 25 97 4,79 5
5
Giáo dục NSVH để HS hướng tới cái hay, cái đẹp, đến giá trị chân - thiện - mỹ
0 0 0 39 83 4,68 7
6 Giáo dục NSVH để HS có ý thức
giữ gìn và bảo vệ môi trường 0 0 0 55 67 4,54 10
7
Giáo dục NSVH để hình thành thói quen sống đúng với các chuẩn mực văn hóa đã được thừa nhận cho HS
0 0 0 48 74 4,6 9
8 Giáo dục NSVH để HS có ý thức
giữ gìn và bảo vệ tài sản chung. 0 0 0 42 80 4,65 8
9
Giáo dục NSVH cho HS giúp các em phòng tránh nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường
0 0 0 6 116 4,95 2
10 Giáo dục NSVH để HS trở thành
Qua khảo sát đối với PH và CBĐP về tầm quan trọng của việc giáo dục NSVH cho học sinh ở bảng 2.4 cho thấy: hầu hết tất cả phụ huynh và CB địa phương được khảo sát đều cho rằng việc giáo dục NSVH cho học sinh là rất quan trọng và quan trọng, khơng có phụ huynh nào cho rằng vấn đề này khơng quan trọng. Trong đó các mục đích giáo dục NSVH được phụ huynh rất coi trọng và thể hiện sự quan tâm ở mức độ cao đó là: giáo dục NSVH để học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi (vị thứ 1); giáo dục NSVH cho học sinh giúp các em phòng tránh nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường (vị thứ 2); Giáo dục NSVH là để tạo ra nét đẹp văn hóa học đường và góp phần phát triển tồn diện nhân cách HS(vị thứ 3); Giáo dục NSVH là để giáo dục đạo đức cho HS (vị thứ 4); Giáo dục NSVH tạo nên các giá trị sống, kỹ năng sống cho HS (vị thứ 5); Giáo dục NSVH tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp cho HS (vị thứ 6); Giáo dục NSVH để HS hướng tới cái hay, cái đẹp, đến giá trị chân - thiện - mỹ (vị thứ 7); Giáo dục NSVH để HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung (vị thứ 8); Giáo dục NSVH để hình thành thói quen sống đúng với các chuẩn mực văn hóa đã được thừa nhận cho HS (vị thứ 9); Giáo dục NSVH để HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường (vị thứ 10);
Các mục đích của giáo dục NSVH được PH và CB địa phương cho rằng quan trọng và rất quan trọng, khơng có nội dung nào mà phụ huynh cho rằng ít quan trọng và khơng quan trọng.
Tóm lai, kết quả khảo sát cho thấy đa số CBQL, GV, HS, PH và CB địa phương khẳng định vai trị của cơng tác GD NSVH ở trường THCS. Hầu hết đối tượng được khảo sát đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục NSVH cho học sinh, khơng ai phủ nhận vai trị của việc giáo dục các chuẩn mực văn hóa cho các em. Điều đó là một cơ sở thuận lợi để nhà trường xây dựng các kế hoạch giáo dục NSVH, triển khai có hiệu quả các nội dung giáo dục đặc biệt là công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình các em học sinh. Đây là tiền đề cần thiết để triển khai các biện pháp quản lý công tác này. Bên cạnh đó, cũng cịn một bộ phận GV và HS cho rằng GD NSVH ít quan trọng hoặc khơng quan trọng. Đây là vấn đề đặt ra cho công tác quản lý của nhà trường. Lãnh đạo các trường THCS cần quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS, để họ ý thức đầy đủ về vị trí, vai trị của cơng tác GD NSVH cho HS trong quá trình giáo dục của các trường THCS hiện nay.