9. Cấu trúc của Luận văn
1.3. Lý luận về quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh THCS trên địa bàn
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá giáo dục nếp sống văn hoá cho học sinh THCS
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động là q trình khơng thể thiếu được trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Kiểm tra gắn liền với đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu, phân tích được nguyên nhân thành công và hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm. Công tác kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lý kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch. Cơng nhận những giá trị và những đóng góp của những tập thể và cá nhân đối với hoạt động giáo dục NSVH cho học sinh của nhà trường.
Nội dung kiểm tra có thể bao gồm từ khâu lập kế hoạch đến việc triển khai kế hoạch và hoạt động cụ thể của các lực lượng giáo dục, học sinh và các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục.
Tiêu chí đánh giá
- Quản lý việc xây dựng các tiêu chí chuẩn mực NSVH cho học sinh, cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Xem xét các hệ thống văn bản quy định về NSVH, văn hóa học đường.
+ Xem xét các giá trị niềm tin mà nhà trường hướng tới, triết lý giáo dục, sứ mệnh tầm nhìn của nhà trường trong đào tạo và giáo dục.
+ Đánh giá các quy tắc chuẩn mực cũ, hiện hành, những điều bất cập cần cải tiến, những giá trị tốt đẹp mới cần hình thành.
+ Thành lập nhóm nịng cốt xây dựng các quy tắc chuẩn mực của nhà trường trong việc giáo dục NSVH cho học sinh.
- Quản lý công tác phổ biến và triển khai, cần chú ý những vấn đề: + Không gian và thời gian phổ biến phù hợp.
+ Phân công trách nhiệm thực hiện cho nhân sự. + Lồng ghép tích hợp vào các hoạt động.
+ Thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người, các tổ chức xã hội.
+ Lường trước những khó khăn, thách thức, cần ghi nhận và lắng nghe để điều chỉnh và khắc phục.
- Quản lý công tác đánh giá cần tập trung vào quy định các tiêu chí đánh giá và chế tài, đồng thời thường xuyên cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Các phương pháp đánh giá giáo dục NSVH:
+ Trong quá trình giáo dục, phương pháp giáo dục là thành tố quan trọng nhất
của quá trình giáo dục. Phương pháp giáo dục phản ánh cách thức tổ chức quá trình giáo dục, các loại hình hoạt động phong phú đa dạng của GV và HS nhằm chuyển hoá những yêu cầu, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, văn hoá, thẩm mĩ do xã hội quy định thành phẩm chất, nhân cách, nếp sống của HS. Phương pháp giáo dục là hệ thống cách sử dụng để người giáo dục tiến hành một hay nhiều hoạt động nào đó.
+ Các phương pháp sử dụng trong giáo dục nếp sống văn hóa rất phong phú, đều dựa trên quan điểm lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của HS, tạo cơ hội để HS được luyện tập, thực hành, trải nghiệm NSVH trong và ngoài nhà trường.
+ Ngoài những phương pháp dạy học cơ bản như thuyết trình, vấn đáp, giáo dục nếp sống văn hóa cho HSTH giáo viên thường tập trung vào các phương pháp và kĩ thuật sau đây:
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp khen thưởng.
- Phương pháp nêu gương. - Phương pháp tình huống.
- Phương pháp hợp tác theo nhóm. - Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp trị chơi.
- Phương pháp luyện tập, thực hành.
Trên đây là các nhóm phương pháp nhằm phát huy tích cực của HS, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm thực tế trong nhà trường và trong cộng đồng, qua đó HS được
bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, cảm nhận về nếp sống văn hóa và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Đội ngũ tham gia đánh giá giáo dục NSVH cho học sinh
Trước tiên phải lựa chọn đối tượng đó là: CBQL với giáo viên chủ nhiệm, CBQL với Đoàn thanh niên, GVCN với tập thể lớp, GVCN với giáo viên bộ môn, nhà trường với hội cha mẹ HS và gia đình. Sau đó, tổ chức thảo luận nội dung phối hợp trong giáo dục NSVH, lên kế hoạch thực hiện, chỉ đạo thực hiện và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá việc thực hiện sự phối hợp, tìm các giải pháp tối ưu để sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục NSVH đạt hiệu quả cao hơn.
Kiểm tra sẽ giúp hiệu trưởng và các cán bộ quản lý có trách nhiệm giáo dục NSVH cho học sinh phát hiện các sai sót, kịp thời điều chỉnh các tác động quản lý để đưa hoạt động giáo dục đến kết quả mong muốn. Đồng thời kiểm tra cũng giúp hiệu trưởng phát hiện những tấm gương tốt trong giáo dục, trong thực hiện NSVH để tuyêndương khen thưởng kịp thời, động viên được những giáo viên, học sinh có nhiều đóng góp cho việc giáo dục NSVH trong nhà trường.