Đa dạng hóa các hình thức giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 95 - 99)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2. Biện pháp quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các trường thcs trên

3.2.5 Đa dạng hóa các hình thức giáo dục nếp sống văn hóa cho học sin hở các

các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

a. Mục đích ý nghĩa

Học sinh THCS là lứa tuổi có đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ, nhưng lại có sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm sống. Hơn nữa, hiện nay các em đang sống trong một xã hội phát triển, mọi thứ đều có sự thay đổi thường xuyên... địi hỏi phải có sự linh hoạt, năng động. Các em đang sống trong rất nhiều mối quan hệ và rất nhạy cảm với những tác động của các mối quan hệ này. Chính vì vậy muốn thực hiện thành công hoạt động GD NSVH cho HS thì cần có sự tác động nhiều chiều, theo nhiều cách khác nhau.

Học sinh của trường THCS 90% là người dân tộc thiểu số. Học sinh DTTS sống tình cảm, chân thực, có trách nhiệm với cơng việc được giao, nhưng ít biểu hiện ra bên ngồi, đơi khi cịn rụt rè, tự ti, hay tự ái, bảo thủ. Cách sống, cách sinh hoạt, vệ sinh nói chung và vệ sinh cá nhân nói riêng của các em thường mang tính tự phát, khơng theo một khn khổ hoặc qui tắc chung. Vì thế, việc rèn cho HS có được những thói quen và nếp sống có kỉ luật, tự giác là việc làm đỏi hỏi phải kiên trì với nhiều hình thức phù hợp.

Sử dụng nhiều hình thức giáo dục khác nhau giúp có được tác động GD đa chiều đến HS, sẽ tăng thêm hiệu quả GD NSVH trong nhà trường; giảm sự đơn điệu, nhàm

chán cho HS nhờ tương tác bằng nhiều cách thức khác nhau, làm tăng hứng thú trong quá trình học tập và hoạt động của HS; tăng cường phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài các trường THCS trong GD NSVH.

b. Nội dung, tổ chức thực hiện

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, GD để HS hiểu được những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời nắm bắt thông tin thời sự trong nước và quốc tế, học hỏi những gương người tốt, việc tốt, những nếp sống tốt. Quy hoạch hệ thống bảng tin, hịm thư góp ý để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, GD.

Dựa trên nội dung và mục đích GD NSVH, GV phải xây dựng kế hoạch, trong đó phải lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Đổi mới phương pháp hình thức dạy học các môn GDCD, hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp… Khuyến khích GV tích cực sử dụng các hình thức giáo dục mới, phù hợp và có hiệu quả cao.

Thường xuyên cập nhật nội dung, hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn, sát thực tế, gần cuộc sống đời thường của HS để tổ chức cơng tác GD NSVH. Có thể nói, các hoạt động VHVN, TDTT, các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm,… là nơi thu hút các em tham gia một cách lành mạnh, giúp HS sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý, đồng thời rèn luyện thêm khả năng của bản thân trên lĩnh vực VHVN, TDTT, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng học và thi có hiệu quả…

Định kỳ tổ chức các cuộc thi VHVN, TDTT, Hội trại,… nhằm giúp HS có sân chơi lành mạnh, bổ ích và có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, hiểu biết, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời, thơng qua đó, HS có điều kiện thể hiện khả năng của mình trên các lĩnh vực hoạt động.

Có nhiều hình thức giáo dục khác nhau để GV có thể lựa chọn: lồng ghép vào mơn học chính khóa, thơng qua tổ chức các diễn đàn, thảo luận, thông qua các câu lạc bộ cùng sở thích, thơng qua giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề, sinh hoạt chi đoàn.... Để lựa chọn hình thức giáo dục phù hợp với nội dung và đối tượng khơng khó đối với GV, nhưng trong thực tế GV thường có tâm lí lựa chọn những hình thức đơn giản (tích hợp vào mơn học theo kiểu có nhắc đến, giáo dục chung khơng theo chủ đề trong giờ sinh hoạt, hoặc giáo dục bằng kinh nghiệm khi bắt lỗi vi phạm của học HS).

Tổ chức đa dạng các loại hình GD NSVH cho HS như:

+ Tổ chức các cuộc thi Vẻ đẹp học đường, Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam”, HS tuyên truyền ca khúc cách mạng”, Ngôi trường văn minh” với nội dung phong phú, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao.

+ Tổ chức giao lưu, tiếp xúc giữa HS với các cán bộ, giáo viên ưu tú có NSVH mẫu mực để qua đó HS tìm hiểu và học hỏi thêm phong cách sống, làm việc và giao tiếp; những cán bộ, giáo viên ưu tú này là những tấm gương mẫu mực về tác phong: ngôn ngữ, nghệ thuật ứng xử, đạo đức,

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao định kì; thi tìm hiểu và thể hiện NSVH, đạo đức; tổ chức tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham gia lễ hội truyền thống của các dân tộc ở địa phương trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, cổ động việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Tổ chức tọa đàm, thảo luận, sinh hoạt chuyên đề về NSVH cho HS trong thời đại mới gắn với yêu cầu vừa phát triển nhân cách văn hóa của HS lại vừa phù hợp với chung mực đạo đức xã hội; tuyên truyền ý thức bảo vệ mơi trường, giữ gìn mơi trường văn hóa, văn minh.

+ Trang bị cho HS phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội, tương xứng với trình độ và phong cách HS.

3.2.6. Phối hợp hiệu quả các lực lượng tham gia giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My.

a. Mục đích ý nghĩa

Công tác quản lý GD NSVH cho HS là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó các trường THCS đóng vai trị quan trọng. Phối hợp các lực lượng - nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác GD NSVH cho HS là yêu cầu cần được thực hiện thường xuyên nhằm giúp HS điều chỉnh kịp thời những hành vi, thói quen xấu, ngăn chặn những điều đáng tiếc có thể xảy ra, đảm bảo hình thành bền vững ở HS những thói quen tốt, nếp sống lành mạnh.

Trong nhà trường, công tác GD NSVH và quản lý công tác GD NSVH cho HS là một hoạt động thường xuyên, liên tục, chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan cũng như nhiều thành viên tham gia vào q trình đó. Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong suy nghĩ, trong nhận thức cũng như trong hành động GD NSVH cho HS giữa các bộ phận, tổ chức, đoàn thể trong và ngồi các trường THCS giúp duy trì tính hướng đích của hoạt động giáo dục. Nhờ vậy công tác GD NSVH cho HS mới đạt được kết quả mong muốn.

b. Nội dung, tổ chức thực hiện

Việc huy động và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngồi trường tham gia cơng tác GD NSVH cho HS phải bảo đảm yêu cầu sau:

Hiệu trưởng các trường THCS phải nắm vững các nội dung giáo dục cần phối hợp để chủ động khi làm việc với các bên.

Xây dựng và phổ biến rộng rãi đến các tổ chức, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường kế hoạch hoạt động GD NSVH cho HS trong năm học và trong từng giai đoạn để các cá nhân, tổ chức nắm rõ nội dung công việc và cách thức thực hiện nhiệm vụ GD NSVH cho HS.

Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong các trường THCStham gia GD NSVH cho HS.

trong nhà trường, trong đó nêu rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ phận. Tổ chức định kì các cuộc họp giữa các đơn vị tham gia GD NSVH cho HS trong các trường THCS nhằm triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra - đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện cũng như hiệu quả phối hợp của hoạt động phối hợp giữa các đơn vị tham gia GD NSVH cho HS trong nhà trường.

Tăng cường sự chỉ đạo của Chi ủy, Ban Giám hiệu các trường THCS đối với các đơn vị trong công tác phối hợp thực hiện GD NSVH cho HS.

Để phối hợp hiệu quả các lực lượng trong và ngồi trường tham gia cơng tác GD NSVH cho HS, cần quan tâm: Tích cực đẩy mạnh các hoạt động phối hợp của Đoàn Thanh niên các trường THCS với ban quản lý nội trú.

Đoàn Thanh niên là đơn vị chủ công phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác trong các trường THCS tổ chức các hoạt động GD NSVH cho HS trong toàn trường dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu.

Đoàn Thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phát động phong trào thi đua giữa các chi đồn, hình thành thói quen tốt, NSVH cho HS.

Đồn Thanh niên cần chủ động làm việc với Ban Quản lý nội trú, trao đổi về công tác xây dựng NSVH của HS trên các mặt: giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân, giáo dục giới tính, kỹ năng sống…, tổ chức các phong trào, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động; phân cơng cán bộ trong Ban Chấp hành thường xuyên theo dưới tình hình phấn đấu, rèn luyện của HS, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến góp ý của HS để cùng Ban Quản lý nội trú trao đổi về biện pháp tác động, giúp đỡ HS.

Xây dựng quy định trách nhiệm của các trưởng phòng trong việc nắm tình hình, động viên nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc nội quy, nề nếp ở Khu nội trú, hưởng ứng phong trào xây dựng NSVH lịch sự.

Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các phịng ban, tổ chun mơn, GVCN với Ban Quản lý nội trú

Huy động toàn bộ lực lượng cán bộ, GV của các tổ chuyên môn, GVCN cùng với Ban Quản lý nội trú lựa chọn nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSVH của HS.

Phối hợp với các tổ chức Cơng đồn, Đồn Thanh niên, GV chủ nhiệm... trong các trường THCS tiến hành hoạt động GD NSVH cho HS trong mọi góc độ, sâu sát, cụ thể hơn. Tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi nhằm thống nhất các giải pháp thực hiện GD NSVH cho HS.

Cần tăng cường phối hợp hoạt động giữa các phịng ban, tổ chun mơn với Ban Quản lý nội trú trong việc giáo dục HS trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ của nhà trường; thường xuyên trao đổi, góp ý phương pháp quản lý giờ tự học của HS, tự rèn luyện, nâng cao nhận thức của HS về NSVH ở tất cả các mặt, đặc biệt chú trọng

mặt học tập; giải quyết kịp thời những sự việc xảy ra, tạo sự thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động phong trào nhằm giáo dục toàn diện HS.

Phối hợp với GVCN giữ mối liên hệ thường xun với gia đình, phụ huynh, chính quyền địa phương trong cơng tác quản lý NSVH của HS.

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội rất cần sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương.

Với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn là chính, Ban Quản lý nội trú phối hợp với GVCN duy trì thường xun việc liên lạc, trao đổi thơng tin với phụ huynh HS, để các gia đình nắm được tình hình con em ở trường, khơng nên để đến lúc HS vi phạm nội quy rồi mới thông báo cho gia đình.

Phát huy vai trị của GVCN trong GD NSVH cho HS thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp. GVCN phối hợp với Ban Quản lý nội trú bằng cách: thường xuyên liên hệ với Ban Quản lý, hàng tuần có kế hoạch xuống kiểm tra để nắm tình hình ăn ở, sinh hoạt, học tập của HS, đề xuất những ý kiến liên quan tới HS, trao đổi, bàn bạc, góp ý để Ban Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp đặc điểm tâm lý HS, góp phần ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra ở khu nội trú, động viên, khuyến khích những HS có nếp sống tốt để các em phát huy hơn nữa, là tấm gương để các bạn học tập.

Phối hợp với Ban đại diện CMHS nhà trường, Ban đại diện CMHS các để cùng nhau giáo dục, rèn luyện HS trong môi trường mở rộng, ngăn ngừa các tệ nạn; tuyên truyền và giáo dục HS, giúp HS hình thành NSVH, sống và làm việc theo pháp luật.

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các Trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)