9. Cấu trúc của Luận văn
2.2. Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo huyện Nam Trà
huyện Nam Trà My
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Nam Trà My là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam, thuộc diện 62 huyện nghèo của cả nước, có vị trí địa lý vào khoảng: 15057' độ vĩ Bắc và 108009' độ kinh đông; cách tỉnh lỵ gần 100 km về hướng Tây Nam, phía Đơng giáp huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Kon Plơng (tỉnh Quảng Nam),phía Tây giáp huyện Phước Sơn, phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My,phía Nam, Tây Nam, Đơng Nam giáp các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông thuộc tỉnh Quảng Nam. Được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Trà My trước đây theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Đây là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có bản sắc văn hoá và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
Địa hình phức tạp hầu hết đồi núi đất đốc, nhiều thung lũng chằng chịt bị chia cắt bởi nhiều sơng suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, đất nơng nghiệp phân tán, nhỏ lẻ. Diện tích tự nhiên: 82.253 ha, trong đó: Diện tích đất nơng nghiệp là: 44.380 ha, gồm: Đất sản xuất nơng nghiệp: 2.572ha; trong đó: đất trồng cây hằng năm là: 2.315ha (đất trồng lúa: 1.463 ha); đất trồng cây lâu năm: 257 ha. Đất lâm nghiệp: 41.808 ha;
trong đó: đất rừng sản xuất: 162 ha, đất rừng phịng hộ: 41.646 ha. Diện tích đất phi
nơng nghiệp: 849 ha. Diện tích đất chưa sử dụng: 37.024ha.
Các chế độ, chính sách cho người có cơng, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được giải quyết chu đáo, kịp thời và đảm bảo theo quy định. Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, đến nay huyện cơ bản xóa xong hộ nghèo. Cơng tác đào tạo nghề, bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm thực hiện.
2.2.2. Tình hình giáo dục đào tạo ở các trường THCS huyện Nam Trà My
Năm học 2019-2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, học sinh phải nghỉ trong một thời gian dài, các hoạt động trường học cũng như công tác chỉ đạo của Phòng GDĐT huyện Nam Trà My gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự cố gắng của đội ngũ giáo viên, công nhân viên chức ngành giáo dục của huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học với những kết quả tốt.
Trong năm học qua, Sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của UBND huyện Nam Trà My, nhất là đối với các trường trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia và Kiểm định chất lượng. Công tác chuyên môn cấp THCS được quan tâm và đầu tư đúng mức; có kế hoạch, chương trình dài hạn và sự theo dõi,
điều chỉnh qua nhiều năm học để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Thực hiện đảm bảo biên chế năm học và nội dung chương trình mặc dù điều kiện dịch bệnh Covid - 19 xảy ra và có nhiều diễn biến phức tạp. Cán bộ quản lý các trường THCS luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát đến các hoạt động chuyên mơn và hoạt động ngồi giờ lên lớp của nhà trường.
Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, từng bước đáp ứng được nhu cầu dạy và học; mạng lưới trường lớp học bố trí phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương và theo quy hoạch khu dân cư; công tác phổ cập giáo dục được đặc biệt quan tâm chỉ đạo, kết quả phổ cập giáo dục và xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được duy trì; chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn huyện triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong nhà trường; chỉ đạo các đơn vị trường học điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019 - 2020 theo hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo; tăng cường vận động học sinh ra lớp, duy trì sỹ số học sinh sau đợt nghỉ học do dịch Covid-19. Hồn thành cơng tác xét tuyển viên chức giáo viên năm 2020 cho đối tượng hợp đồng trước ngày 31/12/2015; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn cho giáo viên THCS đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Về việc xây dựng trường chuẩn QG: Trong năm học 2019 – 2020, có 02 trường THCS được tỉnh kiểm tra công nhận đạt chuẩn: Trường PTDTBT THCS Trà Mai, PTDTBT THCS Trà Cang, các trường THCS có 11 trường, TH&THCS có 02 trường (PTDTBT TH THCS Trà Vinh và PTDTBT TH THCS Long Túc), có 72 lớp với 2.205 học sinh, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 24/7/2014 của HĐND huyện về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia huyện Nam Trà My giai đoạn 2014- 2020. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trường có có phương án đảm bảo an tồn cho học sinh và giao viên trong mùa mưa bão, nhất là các điểm trường có nguy cơ sạt lỡ.
Quy mô học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Quy mô đào tạo hàng năm của các THCS là 2.339 HS, trong đó có 2.072 HS là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là dân tộc Xê Đăng, Ca dong. Tất cả HS đều ở nội trú. Khối THCS có 24 CBQL,153 GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, 25 nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, y tế, văn thư, kế toán, phục vụ và bảo vệ.
Bảng 2.1. Bảng so sánh cơ cấu tổ chức, danh sách tên trường THCS
năm học 2019-2020 và so với năm học 2018-2019
Cấp học Trường Lớp HS Đội ngũ Tỉ lệ GV đạt chuẩn (**) Tỉ lệ trên chuẩn CBQL GV NV THCS 11 72 2339 24 153 25 90,8% 0,6% (*) 0 +4 +134 +1 -3 +1
(*) so với năm học 2019-2020 (tăng, giảm) (**) Theo Thông tư 32/2020/TT-BG ĐT
TT Đơn vị trường
01 Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Long Túc
02 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai
03 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Don
04 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Cang
05 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Dơn
06 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Vân
07 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Tập
08 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Leng
09 Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Trà Vinh
10 Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS Trà Nam
11 Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Linh
Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: Số lượng giáo viên chưa đạt chuẩn theo Thông tư 32: 13 chiếm tỷ lệ 8.5%, trong đó có một số giáo viên đang tham gia học nâng chuẩn, còn một số ít giáo viên chưa tham gia học nâng chuẩn do chưa có lớp; Số lượng giáo viên giảm so với học kì I là do trong học kì II, cấp THCS có 8 giáo viên thuyên chuyển ngoài huyện.
Số lượng giáo viên thiếu, một số bộ môn như Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học do trường không hợp đồng được giáo viên để giảng dạy vì tiền lương thấp, khơng có sự gắn bó lâu dài.
Thực hiện chương trình giáo dục trung học theo định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục các trường THCS và kế hoạch tổ chức thực hiện: Đầu năm học, tất cả các trường có cấp THCS đều xây dựng kế hoạch giáo dục các trường THCS và được Phòng GDĐT phê duyệt. Các trường đã thực hiện tốt việc chỉ đạo, quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường; chỉ đạo sâu sát đến các tổ chuyên môn cũng như giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục, thực hiện đảm bảo các kế hoạch công tác chuyên môn đã đề ra trong năm học. Phòng GDĐT đã tổ chức tập huấn giáo dục STEM trong tháng 10/2020 và triển khai thực hiện.
- Khó khăn, hạn chế, nguyên nhân:
+ Các tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn chưa dám mạnh dạn trong việc điều chỉnh nội dung dạy học nên một số bài học chưa sát và phù hợp với tình hình thực tế học sinh nhà trường.
+ Các nhóm chun mơn chưa tổ chức được nhiều chuyên đề và chưa tổ chức thao giảng môn Sinh học, Tin học do tình hình dịch Covid-19. Chủ yếu chuyên đề/chủ đề dạy học tổ chức tại đơn vị trường, tổ chuyên môn của trường.
Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực học sinh
- Việc thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT.
+ Kiểm tra đánh giá thường xuyên: Các trường THCS tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo chỉ đạo của các cấp. Thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GDĐT
+ Kiểm tra, đánh giá định kì:
Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra định kì theo ma trận gồm 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Tổ chức chặt chẽ, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong kiểm tra học kì; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, cơng bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh;
- Kết quả 2 mặt giáo dục:
Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục của các trường THCS năm học 2019 - 2020
Lớp Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL HỌC LỰC 6 694 53 7.6 183 26.4 425 61.2 29 4.2 4 0.6 7 640 62 9.7 191 29.8 369 57.7 18 2.8 0 0.0 8 587 43 7.3 193 32.9 327 55.7 24 4.1 0 0.0 9 418 2 0.5 105 25.1 298 71.3 11 2.6 2 0.5 TC 2339 160 6.8 672 28.7 1419 60.7 82 3.5 6 0.3 HẠNH KIỂM 6 694 53 7.6 601 86.6 83 12.0 10 1.4 0 0.0 7 640 62 9.7 582 90.9 55 8.6 3 0.5 0 0.0 8 587 43 7.3 534 91.0 45 7.7 8 1.4 0 0.0 9 418 2 0.5 360 86.1 54 12.9 4 1.0 0 0.0 TC 2339 160 6.8 2077 88.8 237 10.1 25 1.1 0 0.0
Chất lượng giáo dục các trường THCS trong năm học 2019 - 2020 ở mức độ
trung bình khá. Về hạnh kiểm, tỷ lệ HS xếp loại tốt bình trong năm đạt 88,8%, tỷ lệ HS xếp loại trung bình trong năm học 1,1% và khơng có HS xếp loại yếu. Về học lực, loại khá, giỏi trong năm đạt 35,5%, học sinh học lực trung bình chiếm trên 60,7%, 3,8% là học sinh yếu, kém.