7. Cấu trúc luận văn
1.3. Hoạt động GDPN TNX Hở trường THPT
1.3.5. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HSTHPT
THPT
Hoạt động GDPN TNXH được tổ chức chủ yếu qua hai con đường: hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hai hoạt động này có mối liên hệ biện chứng với nhau.
* Giáo dục thực hiện qua các giờ dạy chính khóa trên lớp
Nội dung các mơn học văn hóa (tự nhiên và xã hội) có lồng ghép các nội dung phịng chống các TNXH, tích hợp kiến thức khéo léo, sinh động, hấp dẫn, cụ thể, thực tế…có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho HS, giúp HS hiểu biết về pháp luật, hình thành kiến thức cộng đồng.
Ngoài ra, qua nhân cách của thầy cô giáo (kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm, tác phong lên lớp…) sẽ để lại trong lịng HS những hình ảnh đẹp của người thầy, và điều này sẽ ảnh hưởng lớn trong việc hình thành những tình cảm đạo đức cho HS.
Đặc biệt, để nâng cao chất lượng giáo dục trong giờ trên lớp theo quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm thì địi hỏi GV thiết kế tiến trình lên lớp khoa học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ngồi phương pháp thuyết trình, giảng giải như trước đây, cần chú trọng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận, tranh luận, đóng vai với hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm hoặc tồn lớp học.
* Giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục qua lao động: Có hai hình thức lao động là lao động tự phục vụ và lao động cơng ích. Qua lao động HS có điều kiện vận dụng những điều đã học trên lớp (học đi đôi với hành) phát huy tinh thần làm chủ tập thể, tính tự quản, giáo dục HS ý thức tổ chức kỷ luật…
Giáo dục qua các hoạt động ngoại khóa: Như sinh hoạt câu lạc bộ em u thích, dự các buổi nói chuyện chun đề (phịng chống ma túy, sức khỏe sinh sản vị thành niên…), cắm trại, văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi tìm hiểu (câu chuyện đạo đức và pháp luật, các ngày truyền thống…), vẽ tranh … giúp HS mở mang kiến thức, củng cố cho những điều đã học trong sách vở, tăng cường tính đồn kết tạo mối quan hệ bạn bè, giáo tiếp xã hội. Qua tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh, HS cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, càng thêm yêu quê hương đất nước.
Ngoài ra, do đối tượng HS dễ bị lôi kéo, hư hỏng, vi phạm các TNXH chiếm tỉ lệ thấp trong các nhà trường nên GV cần chú trọng giáo dục theo hình thức cá nhân, đối
thoại 1-1 để đem lại hiệu quả trong nhiệm vụ GDPN TNXH cho HS với phương châm “Phát hiện sớm, ngăn ngừa từ xa và kiến quyết loại hẳn các TNXH trong HS”.
Vậy hai con đường nêu trên có quan hệ hỗ trợ với nhau, bổ sung cho nhau. Đăc biệt trong giáo dục đạo đức những giờ học chính khóa, HS tiếp thu được những tri thức, những chuẩn mực đạo đức xã hội, và từ đó hình thành trong các em tình cảm đạo đức thì qua những hoạt động ngoại khóa sẽ tạo điều kiện cho những tình cảm đạo đức được bộc lộ thể hiện qua hành vi đạo đức và hành vi này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành những thói quen đạo đức, qua đó góp phần ngăn ngừa hiệu quả các TNXH xâm nhập vào học đường.