Quản lý mục tiêu của hoạt động GDPN TNXH cho HSTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động GDPN TNX Hở trường THPT

1.4.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động GDPN TNXH cho HSTHPT

* Mục tiêu chung

Mục tiêu chung giúp cho những người làm giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục cho HS về việc phòng ngừa TNXH đạt hiệu quả:

- Phịng, chống, chặn đứng, khơng để TNXH phát sinh, phát triển lan rộng trên địa bàn.

- Từng bước xóa bỏ dần những nguyên nhân, điều kiện của TNXH góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm những hành vi hoạt động TNXH góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

* Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu quản lý chung ở trên, cần quản lý tốt các mục tiêu quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các trường THPT, cụ thể như sau:

- Các mục tiêu hoạt động giáo dục phải được xây dựng phù hợp với mục tiêu giáo dục chung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học được quy định của Bộ GDĐT, Sở GDĐT điều chỉnh, ban hành mỗi năm học. Đây là nội dung bắt buộc, mang tính chất pháp lý, các nhà trường triển khai kịp thời theo nhiệm vụ năm học đúng quy định của chỉ đạo cấp trên.

- Các mục tiêu trong hoạt động giáo dục phải được toàn thể GV, HS, LLGD trong và ngồi nhà trường hiểu đúng, thực hiện triệt để. Có như vậy, các LLGD mới đồng thuận cao, thống nhất hành động, kết quả giáo dục HS sớm đạt được mục tiêu đề ra.

- Mục tiêu hoạt động giáo dục được định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục của Bộ GDĐT, Sở GDĐT và nhu cầu, điều kiện của người học. Việc rà soát và điều chỉnh này tại mỗi nhà trường sau khi hồn thành cơng tác xây dựng mục tiêu hoạt động giáo dục theo chuẩn chung từ đầu năm học theo quy định của Bộ GDĐT và Sở GDĐT chủ quản.

- Cụ thể hóa các mục tiêu giáo dục đã được thống nhất trong hội đồng giáo dục ở các nhà trường được xem là chuẩn giáo dục mỗi năm học và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục HS, công nhận chất lượng của từng hoạt động giáo dục đó. Đây là điều kiện quan trọng, làm cơng cụ đánh giá giáo dục HS đảm bảo sự cơng bằng, khách quan, chính xác nhằm giúp HS tự đánh giá được hành vi của mình, kịp thời khắc phục những lỗi mắc phải, giúp HS ngày càng hoàn thiện nhân cách.

- Các mục tiêu giáo dục cụ thể nêu trên cũng là cơ sở để các cấp quản lý thường xuyên về kiểm tra, đánh giá các nhà trường theo kế hoạch của Sở GDĐT hàng năm như hiện nay.

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

Nội dung hoạt động GDPN TNXH hiện nay chưa có quy định cụ thể để các nhà trường chủ động triển khai như các hoạt động giáo dục khác. Do đó, quản lý nội dung

hoạt động giáo dục này ở các trường THPT gồm một số nội dung cơ bản sau:

- Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động GDPN TNXH cho HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hướng đến việc hình thành các phẩm chất năng lực theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi phòng ngừa TNXH cho HS, Hiệu trưởng tổ chức cho các tổ bộ mơn, tổ chủ nhiệm, đồn thanh niên chọn những nội dung giáo dục phù hợp. Các nội dung được chọn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại và mang tính thẩm mỹ cao.

- Trên cơ sở các nội dung giáo dục đã được thẩm định, các tổ trưởng chuyên môn, CBĐTNCSHCM, tổ trưởng tổ chủ nhiệm chịu trách nhiệm cụ thể hóa nội dung giáo dục HS của từng bộ phận mình phụ trách thành chương trình, kế hoạch hoạt động GDPN TNXH phù hợp.

- Chương trình, kế hoạch hoạt động của mỗi bộ phận tham gia GDPN TNXH được xây dựng cần căn cứ các văn bản có tính pháp lý, làm cơ sở để xây dựng phù hợp với kế hoạch chung trong việc xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, các giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. Dựa vào kế hoạch chung của trường, các tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận chỉ đạo xây dựng kế hoạch về GDPN TNXH cho HS theo các nội dung: giáo dục về nhận thức, thái độ và hành vi phòng ngừa TNXH cho HS.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch GDPN TNXH cho HS xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. HS là chủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV. Có như vậy thì những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhân cách HS. Tổ chức thực hiện kế hoạch GDPN TNXH cho HS THPT có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hóa trong nhà trường.

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch GDPN TNXH cho HS bao gồm quản lý tổ chuyên môn, quản lý GVCN lớp, quản lý đồn thanh niên, cơng đồn thực hiện kế hoạch GDPN TNXH cho HS theo các nội dung: giáo dục về nhận thức, thái độ và hành vi phòng ngừa TNXH cho HS.

- Trước mỗi năm học mới, các nội dung GDPN TNXH cho HS cần được rà soát, điều chỉnh kịp thời, phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của chương trình quy định của Bộ GDĐT năm 2018. Đồng thời, hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo cho các tổ chuyên môn, đồn thành niên, tổ chủ nhiệm, cơng đồn tiến hành biên soạn các chuyên đề, tài liệu GDPN TNXH đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với nội dung, chương trình giáo dục tổng thể theo quy định hiện nay của Bộ GDĐT.

1.4.3. Quản lý các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT cho HS THPT

Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT là hoạt động có mục đích, có tổ chức đảm bảo tính khoa học và tối ưu hóa của các nguồn lực tham gia và cách thức tiến hành GDPN TNXH của người hiệu trưởng nhằm xây

dựng được một hệ thống các phương pháp, cùng với các hình thức tổ chức phù hợp và sử dụng hiệu quả các phương pháp và hình thức tổ chức tương ứng trong hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT.

Việc sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS do người dạy quyết định, tuy nhiên để quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS hiệu quả thì phương pháp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS cũng cần được quản lý. Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS là quản lý quá trình xây dựng hệ thống các phương pháp thích hợp cho từng hoạt động GDPN TNXH. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS cũng còn phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng, năng lực đội ngũ tham gia. Do đó, hiệu trưởng cần phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ tham gia để nâng cao năng lực vận dụng các phương pháp giáo dục nhằm truyền tải nội dung tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đạt được các mục tiêu đề ra, đây cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình quản lý phương pháp GDPN TNXH cho HS của nhà trường.

Việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS tùy thuộc vào hoạt động giáo dục cụ thể của nhà trường và do người dạy quyết định, tuy nhiên để quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS đạt hiệu quả thì các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục này cũng cần được quản lý. Quản lý hình thức tổ chức GDPN TNXH dựa trên hai hoạt động giáo dục chính của nhà tường. Cụ thể như sau:

* Đối với hoạt động giáo dục qua các giờ dạy chính khóa trên lớp

- Quản lý chương trình giáo dục có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS

Chương trình dạy học được Bộ GDĐT ban hành, việc xây dựng nội dung tích hợp GDPN TNXH cho HS vào chương trình của từng mơn học được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo, có sự thống nhất của tổ chuyên môn, phê duyệt của hiệu trưởng và được thực hiện theo quy trình: Tổ bộ mơn của nhà trường nghiên cứu tồn bộ chương trình mơn học kết hợp với việc nghiên cứu mục tiêu và nội dung GDPN TNXH để xác định địa chỉ có thể tích hợp GDPN TNXH; thiết kế các hoạt động tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS phù hợp với nội dung bài học; xây dựng hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS phù hợp với nội dung tích hợp.

Để quản lý hiệu quả chương trình giáo dục có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS đỏi hỏi CBQL nhà trường phải am hiểu chương trình giáo dục có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS; tổ chức tốt việc xây dựng nội dung tích hợp GDPN TNXH trong các mơn học và triển khai hoạt động giáo dục này theo kế hoạch nhiệm vụ năm học; kiểm tra, giám sát kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, đảm bảo đúng nội dung tích hợp đã được phê duyệt.

- Quản lý việc chuẩn bị các tiết học có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS

Chất lượng tiết học có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của GV. Mỗi tiết học trên lớp muốn thành công trước tiên phải được GV chuẩn bị chu đáo từ khâu xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, chuỗi các hoạt

động, hình thức tổ chức đến việc bố trí thời lượng phù hợp; tất cả những nội dung này phải được thể hiện trong kế hoạch bài dạy của GV. Vì vậy, để quản lý hiệu quả hoạt động GDPN TNXH cho HS, nhà trường cần chú trọng khâu quản lý việc chuẩn bị các tiết học có tích hợp nội dung GDPN TNXH của GV.

Quản lý việc chuẩn bị các tiết học có nội dung GDPN TNXH của GV được thể hiện qua việc quản lý xây dựng nội dung tích hợp GDPN TNXH của tổ chuyên môn; quản lý việc theo dõi, kiểm tra của tổ trưởng chuyên môn đối với GV thơng qua nội dung, kế hoạch bài học có tích hợp GDPN TNXH cho HS đã được phê duyệt. Quản lý tốt khâu chuẩn bị tiết học có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDPN TNXH cho HS trong nhà trường.

- Quản lý giờ dạy trên lớp có nội dung tích hợp hoạt động GDPN TNXH cho HS

Hoạt động giảng dạy trên lớp của GV là hoạt động chủ yếu quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Quản lý giờ dạy trên lớp có tích hợp GDPN TNXH cho HS của GV bao gồm các nội dung sau:

+ Quản lý kế hoạch giáo dục của GV, yêu cầu kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung tích hợp GDPN TNXH.

+ Quản lý chuẩn giờ lên lớp của GV. Chuẩn giờ lên lớp của GV làm cơ sở để đánh giá tiết dạy. Việc xây dựng chuẩn giờ lên lớp phải đẩm bảo tính thống nhất với tiêu chuẩn đánh giá tiết day của Bộ GDĐT, Sở GDĐT quy định, đồng thời đánh giá được kết quả tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS ở nhà trường.

+ Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra và báo cáo về BGH việc thực hiện giờ dạy tích hợp hoạt động GDPN TNXH cho HS của GV.

- Quản lý việc dự giờ và phân tích giờ dạy đối với tiết học có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS

Dự giờ và phân tích giờ dạy là hoạt động quan trọng của các nhà trường. Quản lý việc dự giờ và phân tích giờ dạy các tiết học có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS bao gồm:

+ CBQL tham gia dự giờ các tiết học có tích hợp nội dung GDPN TNXH. Hoạt động này giúp CBQL kiểm tra, đánh giá được năng lực sư phạm của GV, đánh giá được thực trạng GDPN TNXH cho HS của tổ chuyên môn, nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, tư vấn thúc đẩy GV nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng dạy học.

+ Quản lý hoạt động dự giờ thông qua các báo cáo của tổ chuyên môn về việc thực hiện kế hoạch dự giờ của tổ.

+ Quản lý hoạt động phân tích giờ dạy tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS thông qua biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn và GV

+ Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, quy định hệ

thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với tổ chuyên môn bao gồm: kế hoạch giáo dục của tổ chyên môn và biên bản ghi chép nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Trong những loại hồ sơ theo quy định thì nội dung tích hợp GDPN TNXH được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của tổ chun mơn và q trình đánh giá, phân tích tiết dạy có tích hợp nội dung GDPN TNXH được thể hiện trong biên bản ghi chép nội dung sinh hoạt của tổ chun mơn đó.

+ Cũng theo Thơng tư 32/2020/TT-BGDĐT, hệ thống hồ sơ sổ sách của GV bao gồm: kế hoạch giáo dục của GV, kế hoạch bài dạy, sổ theo dõi và đánh giá HS, sổ chủ nhiệm (đối với GV là công tác chủ nhiệm lớp). Trong những loại hồ sơ theo quy định thì nội dung tích hợp GDPN TNXH cho HS được thể hiện trong kế hoạch giáo dục của GV. Nội dung, mục tiêu, phương pháp GDPN TNXH cho HS cụ thể có trong kế hoạch bài dạy của GV.

Như vậy, việc quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn và của GV là một nội dung quản lý cần thiết trong quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS của nhà trường.

* Đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Quản lý các hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS thông qua hoạt động ngồi giờ lên lớp (NGLL) là hoạt động có mục đích, có tổ chức đảm bảo tính khoa học của hiệu trưởng đến các LLGD nhằm giúp các hoạt động NGLL đảm bảo theo quy định và thực hiện được mục tiêu GDPN TNXH cho HS. Quá trình quản lý các hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS thông qua hoạt động giáo dục NGLL bao gồm những nội dung:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động GDPN TNXH cho HS thông qua hoạt động NGLL: Để xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL thì trước hết phải nắm rõ nội dung chương trình các mơn học trong nhà trường theo quy định; mục tiêu, nội dung của hoạt động GDPN TNXH cho HS. Kế hoạch hoạt động GDPN TNXH cho HS thông qua hoạt động giáo dục NGLL phải được xây dựng đảm bảo kế hoạch phối hợp của các bộ phận khác nhau trong nhà trường như kế hoạch dạy học, kế hoạch hoạt động ngoại khóa của tổ chun mơn…

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDPN TNXH cho HS thông quan hoạt động giáo dục NGLL: Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng làm trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức hoạt động, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Đoàn trường, Cơng đồn, Ban khuyến học, Hội chữ thập đỏ…) và ngoài nhà trường (Ban Đại diện CMHS, Công an địa phương…) khi tổ chức các hoạt động có tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS.

+ Chỉ đạo thực hiện: Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL huy động mọi nguồn lực để thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch tích hợp nội dung GDPN TNXH cho HS thơng qua hoạt động giáo dục NGLL.

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GDPN TNXH cho HS thông qua hoạt động giáo dục NGLL: kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động (của

lớp hoặc của tồn trường) để có kế hoạch cải tiến hình thức tổ chức hoạt động GDPN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)