Biện pháp 1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 72 - 75)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động GDPN TNXH cho H Sở các trường THPT huyện

3.2.1. Biện pháp 1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia

*Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Nếu nhận thức đúng thì hoạt động sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bởi vì, nhận thức là khâu đầu tiên rất quan trọng, định hướng cho mọi hoạt động của con người, làm cho hoạt động có ý thức, mang tính tự giác. Việc phân tích mức độ nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của các biện pháp quản lý nhằm hạn chế các TNXH trong nhà trường.

Mục đích của biện pháp này là giúp cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường thấy được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của các biện pháp quản lý; giúp các thành viên trong nhà trường và địa phương hiểu đúng, đầy đủ về công tác này (vị trí, vai trị, nội dung, cách thức tổ chức thực hiện) dẫn đến sự nhất trí và cam kết trong hành động vì một nhà trường khơng TNXH, vì chất lượng giáo dục tồn diện HS. Đây là vấn đề cần thiết không thể thiếu được nhằm tập trung sức mạnh tổng hợp trong việc ra sức ngăn chặn các TNXH xâm nhập vào học đường.

*Nội dung của biện pháp

Tập trung tuyên truyền làm rõ nguyên nhân dẫn đến HS vi phạm TNXH. Chú trọng tuyên tuyền các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung này. Việc nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về vấn đề GDPN TNXH cho HS cũng nằm trong mục tiêu giáo dục của nhà trường. Đây là một biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

Đối với các lực lượng xã hội cần phải cho họ nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc ngăn chặn các TNXH xâm nhập vào học đường.

Đối với CBQL, GV nhà trường, cần phải trang bị kiến thức lý luận cho HS, định hướng, hướng dẫn giúp đỡ HS, gắn nội dung giáo dục với bộ mơn mình dạy.

Đối với HS, không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về hoạt động GDPN TNXH. Chính vì vậy, cần phải làm cho mọi HS nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, giúp các em định hướng tốt về nhận thức và hành vi để đối mặt với TNXH.

*Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học, trong triển khai nhiệm vụ năm học mới, nhà trường phải kết hợp tuyên truyền, quán triệt, học tập cho toàn thể CBGVNV, HS và CMHS hiểu và nắm được các văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và của ngành GDĐT có liên quan đến GDPN TNXH, điều lệ trường THPT, nhiệm vụ năm học do Bộ GDĐT ban hành.

Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDPN TNXH cho HS. Trưởng ban chỉ đạo cùng các thành viên tiến hành lập kế hoạch giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, u cầu, tác dụng của cơng tác này cho GV, HS và CMHS với các nội dung như: hiểu biết về tác hại của TNXH, rèn luyện kỹ năng, thái độ cho GV, HS và CMHS.

Cụ thể:

- Đối với CBGV, các đoàn thể của nhà trường: Hiệu trưởng (trưởng ban chỉ đạo) triển khai trong hội nghị cán bộ công chức và trong các buổi họp hội đồng giáo dục, nêu rõ tính cần thiết của việc GDPN TNXH cho HS, xem đây là nhiệm vụ quan trọng của quá trình giáo dục.

truyển đạt tới CMHS những tác dụng cụ thể về TNXH trong HS, từ đó CMHS thấy được sự cần thiết của việc GDPN TNXH sẽ tạo điều kiện thuận lợi cùng với nhà trường quản lý tốt cho con em mình.

- Đối với HS: tuyên truyền, giáo dục cho HS nhận thức vị trí, vai trị của hoạt động GDPN TNXH. Ngoài những bài giảng lý thuyết trên lớp, nhà trường cần kết hợp nhiều hình thức khác nhau. Có thể tổ chức những chuyên đề, những buổi sinh hoạt ngoại khóa hoặc mời chuyên gia nói chuyện để truyền tải kiến thức, cung cấp cho HS những nội dung thiết thực, sát với thực tiễn.

- Đối với Ban chỉ đạo: Họp đánh giá đúng thực trạng của HS có nguy cơ vi phạm TNXH, các hoạt động GDPN TNXH cho HS của nhà trường trong thời gian qua hoặc các năm học trước. Trên cơ sở đó, các tổ chức, đồn thể, LLGD trong nhà trường xây dựng chương trình cụ thể để thực hiện. CBQL, CB Đoàn tuyên truyền trong buổi tập trung đầu tuần, GVCN tuyên truyền cho HS trong tiết sinh hoạt lớp, mỗi GV là một tuyên truyền viên, giúp cho HS nhận thức về tác hại của TNXH, các LLGD khác tuyên truyền cho HS trong từng hoạt động cụ thể của mình.

Việc tun truyền phải đi đơi với việc tổ chức, triển khai có hiệu quả mới có tác dụng thiết thực, Đồng thời người phụ trách hoạt động này cần nghiên cứu sâu, tìm tịi nội dung tun truyền hấp dẫn, ln cải tiến hình thức, biện pháp để công tác này đem lại hiệu quả giáo dục.

- Đối với các tổ chức, đoàn thể bên ngoài nhà trường: Nhà trường tổ chức họp liên tịch với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn để thống nhất mục tiêu, chương trình hành động ngăn ngừa TNXH xâm nhập vào học đường. Các cuộc họp này cần tổ chức thường xuyên hoặc định kỳ nhằm phát hiện sớm những hiện tượng vi phạm TNXH có liên quan đến HS.

* Điều kiện để thực hiện

Để biện pháp này đạt hiệu quả, trước tiên người hiệu trưởng cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc vận động, tuyên truyền công tác GDPN TNXH để làm gương cho mọi người noi theo.

CBQL, GV phải coi vấn đề GDPN TNXH cho HS là vấn đề quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

GV cần nhận thức rõ vị trí, vai trị của chương trình giáo dục cấp THPT trong hệ thống giáo dục phổ thông mới hiện nay. GV cần hiểu rõ nhà trường không chỉ trang bị kiến thức cơ bản cho các em mà còn phải được học các kỹ năng cần thiết, trau dồi phẩm chất, nhân cách để trở thành những người có ích trong tương lai.

GV phải thấu hiểu nếu có những HS mắc các TNXH thì ảnh hưởng tiêu cực xã hội không nhỏ. Khi HS mắc phải các TNXH sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, trước tiên là kết quả học tập kém, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến những người xung quanh, đến an ninh

và an toàn xã hội.

CBQL, GV phải nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp trong mọi hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT.

3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng nội dung và triển khai thực hiện bồi dưỡng CBQL, các bộ Đoàn TNCSHCM, GV, Ban thi đua trong HS về GDPN TNXH cho HS THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)