7. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDPN TNXH cho H Sở các trường THPT huyện Nú
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
Để tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý mục tiêu của hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT của lãnh đạo các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, chúng tôi tiến hành khảo sát, phỏng vấn đối với 9 CBQL và 100 GV bằng phiếu hỏi. Kết quả thu được thể hiện trên Bảng 2.12 như sau:
Bảng 2.12. Kết quả thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng (1-Hồn tồn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.
Mục tiêu HĐGD được xây dựng phù hợp mục tiêu giáo dục chung (chuẩn KT KN TĐ)
0 0 0 3 366 4.99 30 47 78 62 1523.70
2. Mục tiêu được toàn thể GV, HS, LLGD
hiểu đúng, thực hiện triệt để 0 0 0 17 352 4.95 45 86 60 36 1423.39
3.
Mục tiêu GD được định kỳ rà soát và điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu, điều kiện của người học
0 0 0 22 347 4.94 34 71 112 25 1273.38
4.
Mục tiêu GD (đã được cụ thể hóa) đã đặt ra được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả GD, công nhận chất lượng của HĐGD
0 0 0 28 341 4.92 86101110 27 45 2.58
5.
Việc thực hiện mục tiêu GD được các cấp quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá
Qua số liệu điều tra trong Bảng 2.12, chúng ta thấy được nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT, toàn bộ nội dung mục tiêu đưa ra đều được chọn mức độ là rất quan trọng với ĐTB đạt giá trị rất cao tử 4.9 trở lên. Trong đó nhóm khảo sát chọn “Mục tiêu hoạt động GD được xây dựng phù hợp với mục tiêu giáo dục chung (chuẩn KT, KN, TĐ)” là quan trọng nhất (ĐTB có giá trị đến 4.99). Tiếp theo mức độ RQT có ĐTB với giá trị xếp thứ 2 (4.85) lựa chọn “Mục tiêu được toàn thể GV, HS, lực lượng giáo dục (LLGD) hiểu đúng, thực hiện triệt để”. Ngồi ra, việc rà sốt, điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục, nhu cầu, điều kiện người học; xác lập chuẩn giáo dục làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục, công nhận chất lượng hoạt động giáo dục; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá của các cấp lãnh đạo cũng được chú trọng tổ chức thực hiện.
Tuy vậy, nhóm khảo sát cũng chỉ ra rằng việc quản lý mục tiêu của các nhà trường trong việc xác lập chuẩn giáo dục, các cơ sở đánh giá kết quả giáo dục, công nhận chất lượng hoạt động giáo dục chưa thật sự đem lại hiệu quả do mức độ thực hiện có giá trị mức độ yếu (ĐTB nội dung thực hiện này có giá trị bằng 2.58 < 2.6). Đồng thời, việc rà soát, điều chỉnh mục tiêu giáo dục theo định kỳ cho phù hợp với định hướng đổi mới, nhu cầu và điều kiện người học cũng chưa được triển khai tốt (ĐBT nội dung này thực hiện ở mức độ trung bình bằng 3.38 < 3.4).
Nguyên nhân tồn tại: Qua phỏng vấn với nhóm khảo sát, việc quản lý cụ thể hóa mục tiêu GDPN TNXH đối với HS THPT để đưa ra chuẩn giáo dục làm cơ sở đánh giá công nhận chất lượng các hoạt động giáo dục thuộc lĩnh vực này cịn bất cập giữa kiến thức trong chương trình giảng dạy phổ thông với thực tiễn hiện nay; việc rà soát, điều chỉnh mục tiêu giáo dục cho phù hợp với thực tế ở các nhà trường còn bất cập do kế hoạch nhiệm vụ năm học, chương trình cơng tác gần như khơng cịn quỹ thời gian để tổ chức tốt được việc điều chỉnh, rà soát mục tiêu hoạt động này.
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
Để nắm rõ thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình hoạt động GDPN TNXH cho HS trong các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ quan trọng, mức độ thực hiện thông qua phiếu hỏi. Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng quản lý nội dung hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng (1-Hồn tồn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4- Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.
Nội dung GD được lựa chọn phù hợp với mục tiêu (cho phép hình thành các phẩm chất theo chuẩn HĐGD)
0 0 0 10 359 4.97 33 79 99 36 123 3.38
2.
Nội dung GD đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện đại và mang tính thẩm mỹ cao
0 0 0 18 351 4.95 48 85 106 43 87 3.10
3.
Nội dung GD được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch HĐGD PN TNXH
0 0 0 20 349 4.95 33 90 101 65 79 3.17
4.
Nội dung GD được rà soát, điều chỉnh định kỳ kịp thời, phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của chương trình 2018
0 0 0 32 337 4.91 33 63 124 31 117 3.36
5.
Các chuyên đề, tài liệu GD PN TNXH được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với nội dung, chương trình giáo dục tổng thể
0 0 0 23 346 4.94 91 93 108 24 52 2.59
Qua kết quả đánh giá từ Bảng 2.13 của nhóm khảo sát CBQL, GV, chúng ta nhận thấy tất cả các nội dung GDPN TNXH cho HS THPT cần quản lý tại các trường THPT trên địa bàn đều yêu cầu ở mức độ rất cao (ĐTB của các nội dung khảo sát có giá trị trên 4.9). Tuy vậy, mức độ triển khai thực hiện tất cả nội dung khảo sát trên tại các nhà trường trong thực tế còn hạn chế, kết quả đạt được ở mức độ trung bình,
yếu (ĐTB của hầu hết các nội dung khảo sát khi thực hiện có giá trị từ 2.59 đến 3.38).
Trong đó, yêu cầu các chuyên đề, tài liệu GDPN TNXH được biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với nội dung, chương trình giáo dục tổng thể trong thực tế qua công tác quản lý của các nhà trường được đánh giá là yếu (ĐTB có giá trị ở mức độ 𝑌̅= 2.59 <2.6).
Nguyên nhân tồn tại: Qua việc phỏng vấn nhóm khảo sát, tất cả thống nhất những tồn tại nói trên chủ yếu do trong chương trình phổ thơng mới 2018, nội dung về GDPN TNXH trong HS THPT chưa được thể hiện rõ, cũng như khó triển khai hiệu quả trong các trường THPT trên tồn quốc nói chung, tại huyện Núi Thành nói riêng trong giai đoạn hiện nay với chương trình và sách giáo khoa “cũ” vì đến năm học 2022-2023 mới bắt đầu thay đổi chương trình và sách giáo khoa lớp 10.
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT TNXH cho HS THPT
Để biết rõ thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS của các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn. Kết quả thu được thể hiện qua Bảng 2.14 như sau:
Bảng 2.14. Đánh giá thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng (1-Hồn tồn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.
Hướng dẫn GV, các LLGD liên quan lựa chọn PP/HTTC HĐGD PN TNXH phù hợp với nội dung GD
0 0 0 24 345 4.93 32 82 90 47 1183.37
2.
Chỉ đạo GV, các LLGD liên quan và HS sử dụng đa dạng các PPGD, HTTC giáo dục tích cực; chủ động đổi mới PP/HTTC HĐGD
0 0 0 45 324 4.88 91 94 115 15 54 2.59
3.
PP/HTTC HĐGD của GV, các LLGD liên quan hướng đến giáo dục HS phương pháp tự rèn luyện
0 0 0 136 233 4.63 64 70 118 58 59 2.94
4.
GV, các LLGD liên quan lựa chọn PP/HTTC HĐGD tính đến đặc điểm, tâm sinh lý của HS/nhóm HS
0 0 0 79 290 4.79 33 58 110 89 79 3.33
5.
Các PP/HTTC HĐGD được lựa chọn sử dụng phù hợp với điều kiện của nhà trường và cộng đồng (CSCV, thiết bị, môi trường GD, …)
0 0 0 104 265 4.72 35 73 110 59 93 3.28
Qua kết quả từ Bảng 2.14, nhóm khảo sát cho biết các trường THPT đều đánh giá mức độ rất cao về việc cần hướng dẫn GV, các LLGD liên quan lựa chọn phương pháp (PP), hình thức tổ chức (HTTC) hoạt động giáo dục (HĐGD) PN TNXH phù hợp với nội dung giáo dục quy định hiện nay (ĐTB của các nội dung khảo sát này có giá trị từ 4.88 đến 4.93). Đồng thời, các nội dung PP/HTTC còn lại các nhà trường cũng cho là rất quan trọng, các nhà quản lý cần chú ý để triển khai thực hiện (ĐTB của các nội dung khảo sát có giá trị trên 4.6).
Tuy nhiên, kết quả khảo sát tại Bảng 2.14, cũng cho chúng ta thấy, mức độ tổ chức thực hiện một số PP/HTTC chưa đạt được hiệu quả, cịn ở mức độ trung bình, yếu khi CBQL các trường THPT triển khai đến GV, HS như công tác chỉ đạo GV, các LLGD liên quan và HS sử dụng đa dạng các PPDH, HTTC giáo dục tích cực, chủ động đổi mới
PP/HTTC HĐGD hoặc hướng đến giáo dục HS phương pháp tự rèn luyện (ĐTB khi triển khai thực hiện trong thực tế của các nội dung khảo sát này chỉ đạt từ 2.59 đến 3.37).
2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT động GDPN TNXH cho HS THPT
Quản lý tốt sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT tại các trường THPT trong huyện Núi Thành chắc chắn giúp cho các nhà trường có được mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, giúp cho HS phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của mình, hình thành nên con người có nhân cách tốt sau này.
Có làm được điều này hay khơng, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng nói trên thơng qua phiếu hỏi và phỏng vấn CBQL, GV về những nội dung khảo sát và mức độ quan trọng, mức độ thực hiện qua Bảng 2.15 như sau:
Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng (1-Hồn tồn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.
Xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS
0 0 0 5 3644.99 3386 93 10353 3.15
2.
Quản lý việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS
0 0 0 12 357 4.97 32 83 100 75 79 3.23
3.
Quản lý việc xác định nội dung, hình thức phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS
0 0 0 18 3514.95 2987 60 10984 3.36
4.
Quản lý việc xác định cơ chế phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS
0 0 0 24 3454.93 3383 79 73 1013.34
5.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS
0 0 0 29 340 4.92 91 95 120 16 47 2.55
6.
Xây dựng các điều kiện về thông tin, cơ sở dữ liệu, CSVC, thiết bị, tài chính cho cơng tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS
Qua số liệu thu thập được nêu trong Bảng 2.15, tất cả các nội dung đưa ra khảo sát bởi CBQL, GV trong công tác quản lý sự phối hợp giữa các lượng tham gia tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đều rất cần thiết, rất quan trọng (ĐTB của các nội dung khảo sát này có giá trị từ 4.91 đến 4.99). Trong đó, quản lý việc xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp giữa các LLGD tham gia tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS là quan trọng nhất, là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả (ĐTB mức độ rất quan trọng có giá trị cao nhất đến 4.99).
Tuy vậy, từ kết quả Bảng 2.15, các CBQL, GV trong nhóm khảo sát cũng chỉ ra khả năng quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động GDPN TNXH cho HS của các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, chưa đem lại hiệu quả thật sự. Chẳng hạn, những nội dung quan trọng cần quản lý, triển khai, thực hiện trong thực tế cịn mang tính hình thức, mờ nhạt tại các nhà trường như quy định nội bộ về công tác phối hợp (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị trung bình: 3.15 < 3.4), việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị trung bình: 3.23 <3.4), nội dung, hình thức phối hợp, cơ chế phối hợp (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị trung bình: 3.34 < 3.4). Đặc biệt, các khâu kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện còn yếu (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị yếu: 2.55 < 2.6) và khâu quản lý xây dựng các điều kiện về thông tin, cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cho cơng tác phối hợp cũng là khâu yếu (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị yếu: 2.57 < 2.6).
Nguyên nhân của tồn tại: Qua ý kiến của nhóm khảo sát, nhất là các CBQL trên địa bàn huyện Núi Thành đều cho rằng nguyên nhân của các tồn tại nói trên, cơ bản đều do cơ chế, chính sách, các văn bản quy định công tác phối hợp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT giữa các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương còn chồng chéo, bất cập, nhất là quy định về tài chính chi cho công tác này chưa rõ ràng, chưa được quan tâm đúng mức.
2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
Chúng ta biết rằng, các trường học, nơi nào có đủ điều kiện để tổ chức tốt mọi hoạt động GDPN TNXH cho HS thì ở đó chắc chắn sẽ đẩy lùi TNXH xâm nhập vào trong học đường hiệu quả. Các điều kiện đó là gì? Mức độ quan trọng như thế nào? Mức độ triển khai thực hiện ra sao trong thực tế? Chúng ta cần tìm hiểu qua việc thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV tại các trường THPT huyện Núi Thành bằng phiếu hỏi, phỏng vấn thể hiện qua Bảng 2.16 như sau:
Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT
STT Các nội dung khảo sát
Mức độ quan trọng (1-Hồn tồn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.
Môi trường tinh thần cho HĐGD có tính thân thiện, khuyến khích GV và HS sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện
0 0 0 14 355 4.96 30 66 99 23 1523.55
2.
Môi trường vật chất được thiết kế an tồn, thân thiện và có tính giáo dục, thẩm mỹ cao
0 0 0 69 300 4.81 26 94 85 38 126 3.39
3.
Trang thiết bị, tài liệu phục vụ HĐGD được trang bị theo chuẩn, phù hợp nội dung, yêu cầu đổi mới GD
0 0 0 93 276 4.75 90 92 11910 58 2.60
4.
Các mối quan hệ hợp tác, chia sẽ nguồn lực trong tổ chức HĐGD PN TNXH với các bên liên quan được tổ chức đa dạng, hợp lý
0 0 0 132 237 4.64 89 92 123 19 46 2.57
5.
Nguồn lực tài chính ổn định, đảm bảo các yêu cầu chi phí cho HĐGD theo chuẩn
0 0 0 27 342 4.93 90 93 131 13 41 2.51
6.
Chính sách nội bộ (quy chế chi tiêu nội bộ) có tính khuyến khích, ưu đãi đối với GV, NV, LLGD, HS có thành tích trong GD
0 0 0 32 337 4.91 91 96 12020 42 2.53
Qua số liệu đánh giá của Bảng 2.16, chúng ta nhận thấy CBQL, GV đều yêu cầu