Chƣơng trình mơn tự nhiên và xã hội lớp 3 và khả năng vận dụng các kỹ

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học tự nhiên xã hội lớp 3 để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Chƣơng trình mơn tự nhiên và xã hội lớp 3 và khả năng vận dụng các kỹ

thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

2.3.1. Chƣơng trình mơn Tự nhiên – Xã hội lớp 3

Trong thời điểm thực hiện đề tài, chương trình mới 2018 chưa được thực hiện đến lớp 3, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu và thực nghiệm theo chương trình hiện hành. Để thấy được việc triển khai kết quả nghiên cứu có bị ảnh hưởng khi thực hiện chương trình mới 2018 hay không, chúng tôi tiến hành đối chiếu so sánh mục tiêu, nội dung của chương trình hiện hành và chương trình mới 2018.

Bảng 2.1 . Khái quát chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Chƣơng trình hiện hành [11] Chƣơng trình mới 2018 [12]

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, HS cần đạt được:

1. Kiến thức: Có một số kiến thức cơ

bản, ban đầu về:

- Con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn).

- Môt số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

2. Kỹ năng: Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:

- Tự chăm sóc sức khỏe bản thân; ứng sử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn. - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã

1. Hình thành và phát triển ở HS tình u con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với mơi trường sống.

2. Hình thành và phát triển được các năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; hình thành và phát triển các năng lực đặc trưng của môn học như năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

3. Hình thành tình cảm yêu quý, trân trọng gia đình, bạn bè, cộng đồng; yêu thiên nhiên

hội.

3. Hành vi thái độ: Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: - Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an tồn cho bản than, gia đình và cộng đồng.

- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.

và có ý thức bảo vệ mơi trường tự nhiên; giữ vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho bản thân, gia đình, và cộng đồng; sử dụng tiết kiệm, bảo vệ những đồ dùng, vật dụng của gia đình, xã hội; chăm sóc, bảo vệ thực vật và động vật, giữ vệ sinh môi trường; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống; tham gia các cơng việc gia đình, trường lớp, cộng đồng vừa sức với bản thân

II. KHÁI QUÁT CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHƢƠNG TRÌNH 1. Chủ đề: Con ngƣời và sức khỏe

1.1. Cơ quan hô hấp: hoạt động thở, vệ sinh hơ hấp, phịng bệnh đường hơ hấp.

1.2. Cơ quan tuần hoàn: máu và hoạt động tuần hoàn, vệ sinh cơ quan tuần hồn, phịng bệnh tim mạch.

1.3. Cơ quan bài tiết: hoạt động bài tiết nước tiểu, vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, giữ vệ sinh.

1.4. Cơ quan thần kinh: hoạt dộng thần kinh, vệ sinh thần kinh

1. Chủ đề : Gia đình

1.1. Họ hàng nội, ngoại

1.2. Ngày kỷ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình

1.3. Phịng tránh hỏa hoạn khi ở nhà 1.4. Giữ vệ sinh xung quanh nhà

2. Chủ đề: Xã hội

2.1. Gia đình: Các thế hệ trong một gia đình; Họ nội, họ ngoại; giữ an toàn khi ở nhà

2.2. Trường học: Các hoạt động chính của trường tiểu học, vai trị của GV và HS; biết giữ an toàn khi ở trường 2.3. Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống, các hoạt động TTLL, nông

2. Chủ đề: Trƣờng học

2.1. Hoạt động kết nối với xã hội của trường học

2.2. Truyền thống nhà trường

2.3. Giữ an toàn và vệ sinh ở trường, khu vực xung quanh trường học

nghiệp, công nghiệp, thương mai; làng q và đơ thị; an tồn giao thông; ệ sinh môi trường

3. Chủ đề: Tự nhiên

3.1. Thực vật và Động vật: cây, hoa, quả; động vật, côn trùng, tôm, cua, cá, chim, thú

3.2. Trái Đất – Quả địa cầu: hình dáng, kích thước và sự chuyển động của Trái Đất, ngày đêm, năm tháng; Các đới khí hậu; bề mặt Trái Đất, bề mặt lục địa

3. Chủ đề: Cộng đồng địa phƣơng

3.1. Một số hoạt động sản xuất

3.2. Một số di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

4. Chủ đề: Thực vật và động vật

4.1. Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó

4.2. Sử dụng hợp lý, bảo vệ thực vật và động vật

5. Chủ đề: Con ngƣời và sức khỏe

5.1. Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hóa, tuần hồn, thần kinh

5.2. Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể

6. Chủ đề: Trái Đất và bầu trời

6.1. Phương hướng

6.2. Một số đặc điểm của Trái Đất 6.3. Trái đất trong hệ Mặt Trời

Nhìn chung về thời lượng hai chương trình đều được thực hiện trong 35 tuần với 70 tiết. Cấu trúc môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 của chương trình hiện hành và chương trình mới 2018 có khác nhau về cách chia chủ đề, cách sắp xếp logic và trật tự các chủ đề, nhưng nội dung cơ bản của 3 chủ đề: Con người và sức khỏe; Xã hội; Tự nhiên của chương trình hiện hành và 6 chủ đề: Gia đình; Trường học; Cộng đồng địa phương; Thực vật, động vật; Con người và sức khỏe; Trái Đất và bầu trời đều có nội hàm giống nhau và thống nhất cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu của luận văn về vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển NLHT có thể ứng dụng được ở cả chương trình hiện hành và chương trình mới 2018.

2.3.2. Khả năng sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học tự nhiên – xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh nhiên – xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học tạo điều kiện để HS được tìm hiểu, có những hiểu biết về gia đình, trường học, cộng đồng địa phương và các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng, trong nhà trường; có những hiểu biết về các sự vật hiện tượng của thiên nhiên ở xung quanh như thực vật, động vật, xa hơn là có những hiểu biết một số các đặc điểm cơ bản về Trái Đất. Tất cả những hiểu biết này làm cơ sở và nền tảng để các em có thể học lên những mơn học chuyên sâu ở các lớp trên.

Để nhận thức được các kiến thức mơn học địi hỏi GV phải hướng dẫn HS tích cực, chủ động trong tìm hiểu, nghiên cứu ở thực tiễn gần gũi với các em như tìm hiểu từ gia đình mình, làng xóm mình, trường học của mình, mơi trường tự nhiên xung quanh mình; GV có thể vận dụng các PPDH và KTDHTC để khích thích tư duy sáng tạo, phát huy các khả năng hợp tác để tìm hiểu, nghiên cứu, để giải quyết vấn đề của HS ở các mức độ khác nhau; phát triển các năng lực nhận thức, Tìm tịi, khám phá mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội.

Môn Tự nhiên và Xã hội có nhiều thuận lợi và khả năng để GV vận dụng các KTDHTC để phát triển NLHT. GV có thể tổ chức cho HS hợp tác theo nhóm lớn nhỏ tùy theo mức độ nội dung để HS tìm hiểu một vấn đề trong cộng đồng địa phương, tìm hiểu về trường học, tìm hiểu về cây cối, động vật,… GV có thể tổ chức cho các nhóm giải quyết một vấn đề thực tiễn về các vấn đề xã hội, tự nhiên,…

Vận dụng các KTDHTC như mảnh ghép, khăn phủ bàn, trạm học tập sẽ kích thích sự giao tiếp, chia sẻ ý tưởng và cách giải quyết vấn đề; nảy sinh hứng thú, khích lệ sự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ tương tác, gắn bó với nhau; phát triển các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, báo cáo; xây dựng tinh thần trách nhiệm của cá nhân trong hợp tác nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập có chất lượng cao hơn. Đây chính là những ưu điểm nổi bật của việc dạy học phát triển năng lực hợp tác ở HS.

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học tự nhiên xã hội lớp 3 để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)