CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Những nguyên tắc vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học tự
NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH
3.1. Những nguyên tắc vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 và xã hội lớp 3
3.1.1. Vận dụng kỹ thuật dạy học phải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học. học.
Để việc dạy học đạt hiệu quả cao, trong quá trình dạy học, GV cần sử dụng các KTDHTC một cách thường xuyên, đều đặn để mang lại hiệu quả bền vững. Tuy nhiên, việc vận dụng các KTDHTC cần phải bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung của mỗi bài học, có như vậy mới lựa chọn được các KTDHTC phù hợp với từng bài, từng hoạt động của bài học đó sao cho HS nắm vững nội dung bài học và đạt được mục tiêu bài học đề ra.
Mục tiêu dạy học TNXH phải đảm bảo sự thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực trong nhân cách HS. Chương trình mơn TNXH lớp 3 học về con người và sức khỏe; các vấn đề xã hội và môi trường tự nhiên xung quanh. Thơng qua q trình dạy học vận dụng các KTDHTC phải trang bị cho HS những tri thức khoa học chân chính, phản ánh trình độ khoa học cơng nghệ và các kiến thức cơ bản, hiện đại của môn học. Từ nguyên tắc này, HS tiếp cận được phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học, phát triển tư duy, phát triển năng lực và bồi dưỡng tính độc lập, tự chủ, sáng tạo.
3.1.2. Vận dụng kỹ thuật dạy học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh học sinh
Trong dạy học, khi lựa chọn các PPDHTC và KTDHTC đều phải chú ý các PPDH và KTDH lựa chọn có phù hợp với trình độ, khả năng, năng lực của HS không, nghĩa là, các KTDHTC đó phải tạo điều kiện, giúp cho HS phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đối với HS lớp 3, sự chú ý ở các em vẫn là chú ý không chủ định và sự điều khiển chú ý cịn hạn chế. Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng các KTDHTC, GV khơng nên đưa ra các vấn đề, nhiệm vụ quá phức tạp, quá khó, vượt trình độ nhận thức của lứa tuổi sẽ gây áp
lực tâm lý, HS lo sợ, chán nản, hiệu quả vận dụng KTDH sẽ khơng cao. Vì vậy, khi vận dụng các KTDHTC GV phải chú ý đến trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí và năng lực của HS, đảm bảo khi vận dụng các KTDHTC mỗi HS đều có thể phát triển tối đa khả năng của mình. Thực hiện tốt nguyên tác này, sẽ phát huy được thái độ học tập, sự hứng thú với mơn học và phát huy được khả năng trí tuệ, khả năng tư duy của HS.
3.1.3. Vận dụng kỹ thuật dạy học phải kết hợp với các phƣơng pháp dạy học phù hợp
Mỗi PPDH hay KTDH đều có vai trị chức năng, có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng và năng lực cho HS. Khơng có PPDH hay KTDH nào là vạn năng, việc kết hợp một cách hợp lý giữa KTDH và các PPDH sẽ giúp giảm bớt các hạn chế của PPDH, đồng thời tăng cường được những ưu điểm của KTDH, tạo nên sự linh hoạt trong vận dụng PPDH và KTDH làm cho giờ học. Ví như, để hạn chế những nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm, các GV thường kết hợp các KTDH như khăn trải bàn, mảnh ghép hay XYZ, tạo điều kiện và nhiệm vụ cho mọi HS đều phải làm việc, tránh được tình trạng ăn theo, lười làm việc của một số thành viên trong nhóm. KTDH kết hợp một cách phù hợp sẽ phát huy được trí tuệ của mọi thành viên trong tập thể lớp, nhưng đồng thời cũng phát huy được năng lực của từng cá nhân HS.
Việc kết hợp các KTDH với các PPDH đảm bảo tính linh hoạt, đa dạng của q trình dạy học, tránh được tình trạng đơn điệu, nhàm chán của một PPDH sử dụng trong cả một giờ học hay buổi học. Sự kết hợp cũng sẽ tạo nên sự hứng thú, hấp dẫn cho người học, tác động mạnh đến cảm xúc của tất cả HS, thôi thúc và lôi cuốn HS hành động và cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.1.4. Vận dụng kỹ thuật dạy học phải đảm bảo tính tự lực và phát triển tƣ duy học sinh
Bảo đảm tính tự lực, thực chất địi hỏi việc sử dụng các KTDH phải thể hiện sự kết hợp tối ưu giữa vai trò chủ động, tự lĩnh hội tri thức của HS với vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của GV. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục hiện nay là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Từ định hướng này chi phối việc vận dụng các PPDH và KTDH đều phải hướng vào phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
Đảm bảo sự phát triển tư duy HS, cũng là bảo đảm sự ưu tiên của tư duy so với trí nhớ. Cho đến nay, nhiều học sinh, phụ huynh vẫn quan niệm rằng: dạy học ở tiểu học chủ yếu là dạy cho HS học thuộc lòng các kiến thức về tiếng việt, về TNXH, về lịch sử, địa lý,.. Muốn thoát khỏi nhận thức sai lầm này, GV phải tránh lối dạy nhồi nhét kiến thức, thiên về mơ tả, trình bày, làm cho HS thụ động thu nhận thông tin, mà phải biết tổ chức vận dụng các PPDH, KTDC tổ chức cho HS tự giác tìm hiểu, khái thác kiến thức, biết phân tích, giải thích các sự vật, hiện tượng theo một trình tự logic chặt chẽ. Vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết được các vấn đề trong quá trình học tập, cũng như trong đời sống thực tế. GV cũng cần thường xuyên động viên, kiểm tra, đánh giá trình độ phát triển về tư duy của HS thông qua mỗi môn học.
3.1.5. Vận dụng kỹ thuật dạy học phải phù hợp với phƣơng tiện dạy học và cơ sở vật chất của nhà trƣờng
Mỗi PPDH và KTDH đều đi liền với một số phương tiện và thiết bị dạy học. Nếu phương tiện thiết bị và cơ sở vật chất của trường học đầy đủ thì việc vận dụng các PPDH và KTDH sẽ thuận lợi và hiệu quả. Hơn nữa về chức năng, các phương tiện dạy học hiện nay có chức năng quan trọng là nguồn tri thức để GV hướng dẫn HS khai thác tri thức mới.
Mơn TNXH ở tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng cần nhiều đến các phương tiện dạy học như tranh ảnh, mẫu vật, video,…những phương tiện này vừa là những đồ dùng trực quan sinh động, vừa là nguồn tri thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của HS. Khi vận dụng các KTDHTC, GV cần xem xét các phương tiện thiết bị nhà trường để lựa chọn vận dụng cho phù hợp. Ví dụ, khi vận dụng KTDH trạm học tập, GV xem xét không gian lớp học, phịng thực hành, thí nghiệm, khn viên trường có đủ điều kiện để tổ chức dạy học theo trạm không. Nếu KTDH được vận dụng phù hợp với các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường thì sẽ phát huy được ưu thế của KTDH và phát huy tối đa được khả năng tham gia học tập của HS, hiệu quả về dạy học và vận dụng KTDH được nâng cao.
3.2. Tổ chức vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
Danh mục các KTDHTC rất nhiều và đa dạng. Mỗi KTDH đều có những ưu điểm riêng và hạn chế nhất định trong dạy học phát triển từng năng lực. Nội dung đề tài hạn chế trong việc vận dụng 3 KTDHTC là Mảnh ghép, Trạm học tập và Khăn trải bàn trong dạy học môn TNXH lớp 3 nhằm phát triển năng lực hợp tác cho HS.
3.2.1. Tổ chức vận dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 hội lớp 3
3.2.1.1. Khái quát về kỹ thuật mảnh ghép
a. Khái niệm
KT mảnh ghép là KT tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của HS, nâng cao vai trị của cá nhân trong q trình hợp tác.
b. Bản chất của kĩ thuật mảnh ghép
- Là một hoạt động nhóm u cầu HS nghiên cứu thơng tin trong các nhóm nhỏ và chia sẻ những gì đã học được với các nhóm HS khác. Chủ đề của bài học được chia thành các chủ đề phụ do các nhóm “chun gia” nhỏ tìm hiểu, nghiên cứu và hướng dẫn lại cho các HS khác trong các nhóm “mảnh ghép”. Bằng cách này, HS dạy lẫn nhau và học được một lượng lớn thông tin bằng cách chia sẻ công việc.
- Trong KT mảnh ghép, cá nhân HS được phát huy vai trị của mình trong q trình hợp tác nhóm, HS được thực hiện nhiều hoạt động với các mức độ khác nhau để cùng nhau thực hiện và giải quyết các nhiệm vụ được giao. KT mảnh ghép vừa kích thích sự hợp tác tham gia của các thành viên trong nhóm, vừa phát huy vai trị cá nhân trong quá trình hợp tác, HS được rèn luyện các kỹ năng điều hành, chia sẻ, giao tiếp, báo cáo, thuyết trình,...qua đó giúp HS hiểu rõ nội dung kiến thức bài học; HS được phát triển kỹ năng trình bày, giao tiếp hợp tác; Bên cạnh đó, HS có cơ hội thể hiện khả năng, năng lực cá nhân, góp phần tăng cường hiệu quả học tập.
c . Mục tiêu của kỹ thuật mảnh ghép
KT mảnh ghép nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp; kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm; nâng cao vai trị, trách nhiệm của cá nhân trong quá trình hợp tác; tăng cường hiệu quả học tập và phát triển năng lực hợp tác
giữa HS – HS và HS – GV.
d. Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật mảnh ghép
- Ưu điểm:
+ KT mảnh ghép đặt ra yêu cầu và trách nhiệm cho cả cá nhân và sự hợp tác của tập thể nhóm, vì mỗi HS đều trở thành một “chuyên gia” chuyên sâu về một nội dung nào đó của bài học và có trách nhiệm chia sẻ với các “chuyên gia” của các nhóm khác, đồng thời bản thân các “chuyên gia” này cũng nhận được những thông tin chia sẻ của các “chuyên gia” trong nhóm mảnh ghép. Nhiệm vụ “chuyên gia” bắt buộc các em phải làm việc thực sự trong cả hai giai đoạn, tránh được hiện tượng ỉ lại ăn theo.
+ KT mảnh ghép, tạo cho HS có cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa: trong giai đoạn 1, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau vì vậy GV có thể chia nhóm theo trình độ và năng lực của HS để giao các nhiệm vụ với yêu cầu về mức độ phức tạp khác nhau phù hợp với đối tượng HS; Ở giai đoạn 2, HS lại được trao đổi, thảo luận để tìm ra kiến thức mới, giai đoạn này thể hiện sức mạnh của tập thể nhóm
+ KT mảnh ghép tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, HS học được cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. Giai đoạn mảnh ghép tất cả HS cùng phải nói, chia sẻ với các thành viên khác về nội dung chuyên sâu của mình.
+ Vận dụng KT mảnh ghép có yếu tố HS dạy lại cho nhau, đây là yếu tố giúp HS có thể đạt khả năng nhớ trung bình cao nhất trong các cách tiếp thu khác nhau (80%) tức là tăng cường hiệu quả học tập của HS.
- Hạn chế: mất thời gian, dễ gây mất trật tự khi chuyển nhóm mảnh ghép; nếu quản lý theo dõi khơng sát sao vẫn xảy ra tình trạng khơng trao đổi thảo luận.
3.2.1.2. Quy trình và cách thức tổ chức vận dụng kỹ thuật mảnh ghép
Kỹ thuật mảnh ghép được thực hiện qua 2 vịng:
Hình 3.1. Sơ đồ kỹ thuật mảnh ghép a. Vịng 1: Nhóm chuyên sâu làm việc
giao một nhiệm vụ nghiên cứu những nội dung học tập khác nhau, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau. (Ví dụ: Nhiệm vụ 1 ở phiếu xanh dương, nhiệm vụ 2 ở phiếu màu xanh lá cây, nhiệm vụ 3 ở phiếu màu đỏ). Các nhóm này được gọi là “nhóm chuyên sâu” tương ứng với nhiệm vụ được giao.
- Hoạt động nhóm chuyên sâu: các nhóm nhận nhiệm vụ, nghiên cứu, thảo luận. Phải đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm bắt được nội dung thảo luận. Mỗi HS trở thành một “chuyên gia” nắm kỹ về nội dung đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại được các nội dung này cho các bạn ở nhóm mới trong giai đoạn tiếp theo.
b. Vịng 2: Nhóm mảnh ghép làm việc
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, GV thành lập nhóm mới. Trong nhóm mới có đầy đủ các thành viên của các nhóm chuyên sâu trong vòng 1, gọi là “nhóm mảnh ghép” (Ví dụ: nhóm mảnh ghép I đều có các thành viên của nhóm chuyên sâu 1,2,3; nhóm mảnh ghép II, III,... cũng vậy). Lúc này, mỗi HS của nhóm chuyên sâu trở thành những mảnh ghép trong “nhóm mảnh ghép”.
- Hoạt động nhóm mảnh ghép:
+ Hoạt động đầu tiên của nhóm mảnh ghép là: từng HS nhóm chuyên sâu sẽ lần lượt trình bày lại nội dung mà mình đã trao đổi thảo luận trong vịng 1 cho tất cả các thành viên trong nhóm mảnh ghép nghe và nắm bắt được nội dung. Sau khi lần lượt nghe các thành viên của nhóm chun sâu trình bày, HS đã lắp ghép lại được thành một bức tranh hoàn thiện về kiến thức của bài.
+ Sau đó GV giao nhiệm vụ mới cho các “nhóm mảnh ghép”. Nhiệm vụ mới địi hỏi HS trong nhóm phải hiểu và vận dụng được các kiến thức đã tiếp thu, sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, suy luận và phải sử dụng cả những kinh nghiệm thực tế để giải quyết được nhiệm vụ.
Vận dụng KT mảnh ghép, HS vừa có thể tự nhận thức kiến thức mới một cách sâu sắc, vừa phát triển tư duy và phát triển năng lực hợp tác. Có thể tóm tắt KT mảnh ghép ở bảng sau đây:
Bảng 3.1. Tóm tắt cách tiến hành kỹ thuật mảnh ghép
Cách tiến hành kỹ thuật mảnh ghép Vòng 1
- Hoạt động theo nhóm 3 - 6 HS, gọi
là nhóm chuyên sâu.
- Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ.
(nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B; nhóm 3: nhiệm vụ C...)
- Đảm bảo mỗi thành viên trong
nhóm đều hiểu nhiệm vụ được giao và mỗi thành viên đều trình bày được kết quả của nhóm cho vịng tiếp theo.
Vịng 2
- Hình thành nhóm mảnh ghép (3 – 6 HS, có
đủ các thành viên từ các nhóm vịng 1)
- Từng thành viên chia sẻ, trình bày lại nội
dung của vòng 1 cho các thành viên nhóm mảnh ghép nắm bắt
- Sau khi chia sẽ thơng tin vịng 1, GV giao
nhiệm vụ mới cho nhóm mảnh ghép (nhiệm vụ mới thường giống nhau giữa tất cả các nhóm mảnh ghép
- Các nhóm mảnh ghép, trao đổi, thảo luận và
trình bày kết quả trước lớp.
c. Khi vận dụng kỹ thuật mảnh ghép, giáo viên cần lưu ý:
- Lựa chọn nội dung bài phù hợp, tức là những bài có nhiều nội dung nhỏ, nhưng có liên quan mật thiết với nhau tạo nên nội dung hoàn chỉnh của bài học. Mỗi nội dung nhỏ GV xây dựng thành một nhiệm vụ cụ thể để giao cho các nhóm chuyên sâu thảo luận, thống nhất rút ra kiến thức .
- Khi các nhóm "chuyên sâu" trao đổi, thảo luận, GV cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hồn thành nhiệm vụ đúng thời hạn quy định và nhắc nhở