Kết quả điều tra và nhận xét thực trạng

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học tự nhiên xã hội lớp 3 để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh (Trang 51 - 58)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Thực trạng sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực

2.5.2. Kết quả điều tra và nhận xét thực trạng

Sau khi thu hồi phiếu điều tra từ GV và HS, chúng tơi tiến hành phân tích và xử lí kết quả và rút ra những nhận xét, đánh giá về đánh giá thực trạng dạy học Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.5.2.1. Đối với giáo viên

a. Nhận thức của giáo viên về đổi mới dạy học Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực nói chung và phát triển năng lực hợp tác nói riêng

Qua kết quả điều tra 50 GV và phỏng vấn trực tiếp với một số GV dạy môn Tự nhiên và Xã hội tại 5 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy 100% GV đều đã hiểu rõ và hiểu rất rõ về định hướng đổi mới trong dạy học ở tiểu học nói chung và những đổi mới về mục tiêu, nội dung, PPDH, phương tiện dạy học và phương pháp đánh giá trong môn Tự nhiên và Xã hội. 84% GV nhận thức được môn học Tự nhiên và Xã hội có vai trị quan trọng và rất quan trọng trong phát triển các năng lực HS, vì đối tượng của mơn học này chính là mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình, những sự vật hiện tượng rất gần gũi, thân quen với các em như các mối quan hệ trong gia đình, các hoạt động ở trường học, ngoài cộng đồng, các sự vật hiện tượng tự nhiên ở xung quanh như cây cố, động vật, Trái Đất, bầu trời,…Dạy học tự nhiên và xã hội sẽ tạo điều kiện để HS phát triển các năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu mơi trường xung quanh và vận dụng được các kiến thức đã học vào giải thích và giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, cũng thơng qua dạy học, HS có thể phát triển những năng lực cốt lõi như tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng cơng nghệ thơng tin và sáng tạo. Chỉ có 16% GV cịn nhận thức mơn học Tự nhiên và Xã hội chưa được chú trọng như các mơn học tốn, tiếng Việt, vì thế việc dạy học chưa được đầu tư một cách đúng mức nên vai trò ý nghĩa đối với việc phát triển năng lực HS ở mức độ bình thường. Đây cũng là một thực trạng đáng lưu ý cho các nhà quản lý chuyên môn ở các trường tiểu học.

b. Thực trạng sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực

Điều tra GV tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về mức độ sử dụng các PPDH và KTDHTC trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực, kết quả thể hiện ở bảng 2.2 và 2.3 sau đây:

Bảng 2.2. Mức dộ sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học Tự nhiên và Xã hội Phƣơng pháp Mức độ sử dụng (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Ít sử dụng Chưa sử dụng Thuyết trình 00 30,0 70,0 00

Giải thích minh họa 42,0 50,0 8,0 00

Đàm thoại 66,0 34,0 00 00 Sử dụng PT trực quan 24,0 66,0 10,0 00 Nêu vấn đề 28,0 34,0 38,0 00 Bàn tay nặn bột 18,0 38,0 44,0 00 Thảo luận nhóm 40,0 52,0 8,0 00 Tìm tịi khám phá 14,0 30,0 52,0 4,0 Quan sát thực tế 34,0 48,0 18,0 00 Dạy học theo dự án 6,0 18,0 58,0 18,0 Các phương pháp khác: đóng vai và trị chơi 32,0 44,0 24,0 00

Bảng 2.3. Mức dộ sử dụng các KTDHTC trong dạy học tự nhiên và xã hội

Kỹ thuật dạy học Mức độ sử dụng (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Ít sử dụng Chưa sử dụng Kỹ thuật khăn phủ bàn 16,0 66,0 18,0 00 Kỹ thuật mảnh ghép 14,0 56,0 30,0 00 Kỹ thuật “Trạm học tập” 00 24,0 54,0 22,0 Kỹ thuật KWL 12,0 54,0 34,0 00

Kỹ thuật bản đồ tư duy 20,0 60,0 20,0 00

Kỹ thuật “động não” 26,0 50,0 24,0 00 Kỹ thuật tia chớp 28,0 58,0 14,0 00 Kỹ thuật XYZ 12,0 54,0 34,0 00 Kỹ thuật “Bể cá” 8,0 18,0 62,0 12,0 Kỹ thuật “Ổ bi” 2,0 6,0 58,0 34,0 Kỹ thuật "3 lần 3" 26,0 54,0 18,0 2,0 Các kỹ thuật khác: phòng tranh, chia sẻ 1 phút,… 20,0 44,0 26,0 10,0

- Về việc vận dụng các PPDH: kết quả điều tra cho thấy, các PPDH truyền thống như giải thích minh họa, đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan là những phương pháp thông dụng vẫn được các GV vận dụng một cách thường xuyên và rất thường xuyên, tỷ lệ đều chiếm trên 90%. Theo ý kiến GV các PPDH này đều phù hợp với các loại bài, nếu GV sử dụng cải tiến theo hướng tích cực thì vẫn có thể phát huy tính tích cực học tập của HS. Riêng phương pháp nêu vấn đề cũng là PPDH truyền thống, có vai trị kích thích sự phát triển tư duy của HS, nhưng số bài phù hợp ít hơn và với lứa tuổi lớp 3 phương pháp này cũng khó hơn đối với HS nên số GV ít sử dụng chiếm 38%.

Đối với các PPDH tích cực, các phương pháp được GV sử dụng thường xuyên và rất thường xuyên chiếm tỉ lệ cao như thảo luận nhóm 92%, quan sát thực tế, đóng vai, trị chơi đều trên 80%. Các phương pháp như tìm tịi khám phá, bàn tay nặn bột, dạy học theo dự án tỉ lệ sử dụng thường xuyên thấp hơn (dưới 50%), bởi lẽ các PP số bài phù hợp cũng ít hơn, vận dụng tốn nhiều công sức hơn

- Việc vận dụng các KTDHTC: khi sử dụng các PPDH tích cực, GV cũng kết hợp sử dụng nhiều KTDHTC để mang lại hiệu quả dạy học, các KTDHTC được GV sử dụng thường xuyên và rất thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất là khăn phủ bàn, sơ đồ tư duy, 3 lần 3, mảnh ghép đều trên 80%, tiếp đến là các kỹ thuật động não (76%), XYZ, phịng tranh (64%). Các kỹ thuật ít sử dụng như trạm học tập, ổ bi, bể cá, lý do các kỹ thuật này đòi hỏi nhiều thời gian, sự di chuyển và sắp xếp lớp học phức tạp hơn

Kết quả trên cho thấy, các GV tiểu học đảm nhiệm dạy Tự nhiên và Xã hội đã nhận thức đúng và hiểu rõ tác dụng, ý nghĩa của các PPDH và KTDHTC đối với việc nâng cao hiệu quả học tập của HS và quan trọng là phát triển được các năng lực HS, nên việc vận dụng các PPDH và KTDHTC đã trở nên phổ biến và thường xuyên hơn, tích cực hơn.

- Đối với việc phát triển năng lực hợp tác của HS lớp 3 trong dạy học Tự nhiên và Xã hội, khi được hỏi những KTDHTC nào có khả năng trong phát triển NLHT, bảng 2.4 dưới đây cho thấy: trên 90% ý kiến GV đều cho rằng, các kỹ thuật như khăn phủ bàn, mảnh ghép, XYZ; các kỹ thuật như ổ bi, bể cá, trạm học tập số ý kiến trên 60%. Điều này cho thấy các GV cũng đã am hiểu và nghiên cứu bản chất và cách thực hiện các kỹ thuạt dạy học này một cách kỹ lưỡng, nên những ý kiến nhận định đều thể hiện tính xác thực và khả thi trong vận dụng các KTDHTC này để phát triển NLHT

cho HS.

Tuy nhiên, khi hỏi về những khó khăn trong việc vận dụng các KTDHTC trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 để hình thành và phát triển NLHT cho HS, các GV cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất là tổ chức dạy học hợp tác tốn nhiều công sức và thời gian, mâu thuẫn với thời gian dành tiết học; khó khăn thứ hai HS chưa chủ động tích cực tham gia các hoạt động học tập hợp tác trong nhóm, vẫn chỉ tập trung vào một vài em năng nổ, tích cực. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý GV ngại vận dụng các KTDHTC để phát triển NLHT ở HS lớp 3.

Bảng 2.4. Những KTDHTC có khả năng phát triển NLHT cho học sinh

Kỹ thuật dạy học Mức độ Rất có khả năng Có khả năng Ít có khả năng Khơng có khả năng Kỹ thuật khăn phủ bàn 36,0 52,0 12,0 00 Kỹ thuật mảnh ghép 32,0 50,0 18,0 00 Kỹ thuật “Trạm học tập” 18,0 48,0 24,0 10,0 Kỹ thuật KWL 00 24,0 48,0 28,0

Kỹ thuật bản đồ tư duy 00 34,0 52,0 14,0

Kỹ thuật “động não” 00 10,0 44,0 46,0 Kỹ thuật tia chớp 00 10,0 42,0 48,0 Kỹ thuật XYZ 30,0 56,0 12,0 2,0 Kỹ thuật “Bể cá” 8,0 60,0 26,0 6,0 Kỹ thuật “Ổ bi” 6,0 58,0 28,0 8,0 Kỹ thuật "3 lần 3" 00 28,0 44,0 28,0

c. Việc đánh giá trong thảo luận nhóm và hoạt động của giáo viên

Khi tổ chức thảo luận nhóm hoặc dạy học hợp tác nhóm, GV chủ yếu tập trung đánh giá sự hiểu biết về kiến thức mà nhóm hồn thành bài tập hay nhiệm vụ GV giao, từ kết quả thảo luận, làm việc nhóm GV cho điểm nhóm, có tham khảo việc đánh giá lẫn nhau. Như vậy chủ yếu là đánh giá kiến thức và thang đo là cho điểm số. Có đến 68% GV chọn việc đánh giá này. Việc đánh giá tinh thần, thái độ và kỹ năng hợp tác chưa được chú trọng, GV cũng chưa xây dựng các tiêu chí và thang do cụ thể cho đánh

giá tinh thần thái độ và kỹ năng hợp tác. Chỉ có 8/50 GV được điều tra là có chú trọng đến đánh giá NLHT bằng các tiêu chí và thang đo (chiếm 16%). Điều này cho thấy, việc phát triển năng lực và đánh giá NLHT vẫn mang tính chủ quan và định tính.

2.5.2.2. Đối với học sinh

a. Nhận thức về mơn học và sự u thích mơn Tự nhiên và Xã hội

- Ở lứa tuổi HS lớp 3, các em đã có nhận thức rõ ràng về các môn học và sự u thích của mình dành cho các mơn học. Khi được hỏi về mơn Tự nhiên và Xã hội thì có tới 82,5% HS thích và rất thích học mơn học này, chỉ có 5% HS khơng thích học và 12,5% cảm thấy bình thường. Điều này cho thấy nội dung môn học đã thu hút các em, tạo cho các em sự hứng thú và thích học. Đây là một yếu tố thuận lợi để GV có thể giảng dạy, nếu vận dụng các PPDH và KTDHTC một cách hợp lý thì có khả năng kích thích niềm say mê học tập ở HS.

- HS lớp 3 cũng bày tỏ ở trên lớp thích học cùng một nhóm bạn, nhất là khi GV giao bài tập hay nhiệm vụ học tập đều cần trao đổi với bạn bên cạnh hoặc một số bạn trong lớp, tỉ lệ này chiếm tới 77,5%. Số HS muốn một mình suy nghĩ và giải quyết chỉ chiếm 17,0%. Với câu hỏi “Khi thảo luận nhóm hoặc làm việc trong nhóm em sẽ làm gì?”, câu trả lời của HS chiếm tỷ lệ cao nhất là: hồn thành cơng việc được giao (58,5%), thứ hai là đóng góp ý kiến để nhóm hồn thành tốt nhiệm vụ (31,5%), còn lại các ý kiến khác. Như vậy nhu cầu hợp tác để học hỏi và chia sẻ của HS ở lứa tuổi này cũng rất cao, các em cũng đã hiểu được nếu biết hợp tác và chia sẻ thì cơng việc sẽ được giải quyết nhanh hơn và tốt hơn. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để GV dạy học phát triển NLHT cho HS.

b. Ý thích và mong muốn của học sinh đối với giáo viên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

- Trong kết quả khảo sát, HS cũng đã cho biết: GV dạy học tự nhiên và xã hội bằng nhiều hình thức và PPDH đa dạng, trong đó hai phương pháp HS cho rằng GV sử dụng nhiều nhất là: đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời và tổ chức thảo luận theo nhóm (chiếm 61,5%), tiếp đến là phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học (57,0%). Các phương pháp khác như quan sát thực tế, thực hành, thực nghiệm chiếm tỉ lệ ít đều dưới 20%. Mặc dù, HS tuổi còn nhỏ chưa định hình rõ rệt được về các PPDH, nhưng các em cũng đã trả lời tương đối chính xác với thực trạng khảo sát về vận dụng PP dạy

học của GV ở phần trên.

- Khi được hỏi và cho các em lựa chọn 3 mong muốn mà các em thích nhất về cách dạy tự nhiên và xã hội của GV, tỉ lệ chọn thích rơi vào: Thứ nhất là thảo luận nhóm, thứ hai cho nhóm quan sát, khảo sát ngồi thực tế; thứ 3 sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, video. Các phương pháp này đều có từ 62 – 68 % HS lựa chọn. Điều này cho thấy HS rất thích cùng nhau học tập, các em thích thú được quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp các sự vật hiện tượng. Điều này vừa phù hợp với đăc điểm tâm sinh lý của HS, vừa rất thuận lợi để GV vận dụng các PPDH và KTDHTC để phát triển năng lực HS, đặc biệt là NLHT.

2.5.2.3. Nhận xét chung về thực trạng

Từ việc phân tích kết quả thực trạng trên, chúng tơi rút ra một số nhận xét sau: - Hầu hết GV ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đã nhận thức đúng đắn và hiểu rõ về sự đổi mới trong dạy học ở bậc tiểu học nói chung và mơn Tự nhiên và Xã hội nói riêng. Các GV cũng đã vận dụng nhiều PPDH và KTDHTC, các hình thức dạy học đa dạng để dạy học, chú trọng phát triển các năng lực đặc trung của môn Tự nhiên và Xã hội, cũng như những năng lực cốt lõi của HS, trong đó có NLHT.

- Đa số HS lớp 3 của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều u thích và thích học mơn Tự nhiên và Xã hội, các em có hứng thú tìm hiểu, học tập; các em thích được học tập hợp tác theo nhóm để có thể cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm cho nhau; các em thích được học gắn với mơi trường thực tế xung quanh để hứng thú học tập và có thể vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế.

- Tuy nhiên, việc vận dụng các KTDHTC trong dạy học tự nhiên và xã hội nhằm phát triển năng lực HS cịn mang tính chủ quan, chưa định hình vào từng năng lực cụ thể, trong đánh giá về năng lực cũng vẫn mang tính định tính, vì vậy việc phát triển NLHT cho HS trong dạy học tự nhiên và xã hội cũng chưa cụ thể và chưa được đánh giá định lượng.

Qua khảo sát và phân tích thực trạng trên chúng tơi thấy: việc lựa chọn đề tài và xác định mục tiêu đạt được của đề tài: Vận dụng một số KTDHTC (mảnh ghép, khăn phủ bàn, trạm học tập) trong dạy tự nhiên và xã hội nhằm phát triển NLHT cho HS là

phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn. Đề tài sẽ di vào vận dụng các KTDHTC cụ thể để phát triển NLHT, việc đánh giá NLHT sẽ được dự vào các tiêu chí và thang đo cụ thể để có thể định lượng được mức đạt được của NLHT.

Tiểu kết chƣơng 2

Nội dung chương 2 tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng các KTDHTC trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nhằm phát triển NLHT cho HS. Phần cơ sở lý luận khái quát được các vấn đề về KTDH và KTDH TC, bản chất, vai trò và ý nghĩa của việc vận dụng các KTDHTC trong dạy học tự nhiên và xã hội; khái quát những nội dung cơ bản về năng lực và năng lực của HS trong nhà trường. Đặc biệt luận văn đã làm rõ những nét bản chất của NLHT.

Phần cơ sở thực tiễn, luận văn tập trung vào phân tích chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội; Đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 3 và điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng của việc vận dụng các PPDH và KTDHTC trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 3 theo hướng phát triển NLHT.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tác giả luận văn đã rút ra được những điểm sau:

- Đổi mới dạy môn Tự nhiên và Xã hội theo hướng phát triển năng lực là một nhiệm vụ quan trọng và hiện nay đã được triển khai mạnh mẽ ở bậc tiểu học trên phạm vi cả nước, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học tự nhiên xã hội lớp 3 để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)