Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đánh giá chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của một số tuyến xe buýt trên địa bàn hà nội (Trang 51 - 53)

2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Hà Nộ

2.1. Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

cộng bằng xe buýt

 Hoàn thiện chất lượng phương tiện

Một trong số những yêu cầu quan trọng đối với phương tiện vận tải hành khách cơng cộng trong thành phố nói chung và xe bt nói riêng là phải đảm bảo tiêu chuẩn an tồn kỹ thuật, bảo vệ mơi trường. Tuy nhiên, đây là hạn chế lớn nhất của xe buýt Hà Nội, do vậy cần phải có quy định cũng như tiêu chuẩn rõ ràng đối với các loại phương tiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, khí thải, tiếng ồn.

Để thực hiện tốt được mục tiêu trên thì cần chú trọng tới một số nội dung quản lý phương tiện: Nâng cao chất lượng bảo dưỡng sửa chữa để duy trì tình trạng kỹ thuật phương tiện (luôn hoạt động tốt), hạn chế mức độ hao mịn phương tiện trong q trình khai thác sử dụng, phục hồi các tính năng khai thác kỹ thuật, nâng cao tuổi thọ phương tiện; nâng cao công tác quản lý vật tư - phụ tùng phục vụ bảo dưỡng sửa chữa; nâng cao ý thức sử dụng phương tiện của lái xe và nhân viên bán vé nhằm giữ xe an toàn, tránh để xảy ra các vụ va chạm, tai nạn giao thông; đầu tư, đổi mới, bổ sung phương tiện, loại bỏ các phương tiện đã quá cũ hoặc đã sử dụng lâu, tình trạng kỹ thuật đã xuống cấp hay hư hỏng.

Nâng cao chất lượng lái xe, phụ xe, nhân viên của hệ thống buýt

Lái xe, phụ xe và nhân viên bán vé là các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hành khách. Lái xe bên cạnh trình độ và bằng cấp đạt chuẩn trong hoạt động vận tải cũng rất cần phải được đào tạo về văn hóa ứng xử với khách hàng. Để nâng cao được chất lượng vận tải hành khách cơng cộng bằng xe bt thì trình độ, ý thức, trách nhiệm đội ngũ lao động trực tiếp này cần được nâng lên. Để thực hiện được điều này thì cần: thực hiện tốt cơng tác tun truyền, giáo dục, tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nêu gương điển hình người tốt việc tốt, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ hành khách; công tác đào tạo cần được quan tâm và chú trọng với nội dung đào tạo chủ yếu hướng về mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp đối với lái, phụ xe..., qua đó nâng cao nhận thức và trình độ của đội ngũ lao động trực tiếp này.

Thực hiện tốt việc nâng lương - nâng bậc cho lái xe, nhân viên bán vé, thợ bảo dưỡng sửa chữa và lao động gián tiếp theo kế hoạch đề ra, đảm bảo thu nhập của người lao động không ngừng được nâng cao qua các năm; chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ lao động giỏi trên các lĩnh vực quản lý đầu tư của dự án, quản lý vận

hành các công nghệ tiên tiến; kịp thời khen thưởng về vật chất, tinh thần cho các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong lao động kinh doanh dịch vụ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kiểm sốt tốt các tiêu chí phục vụ hành khách của xe bt như: chạy sai lộ trình, xe khơng dừng đón trả khách đúng quy định, chất lượng phương tiện kém, thất thoát doanh thu, thái độ phục vụ của lái, phụ xe không đúng mực...

Để kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng vận tải hành khách cơng cộng bằng xe bt thì cần đưa ra quy trình kiểm tra giám sát chuẩn, áp dụng một cách đồng bộ đối với tất cả các đơn vị tham gia hoạt động vận tải hành khách cơng cộng bằng xe bt. Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra giám sát cần được đổi mới, trang bị công nghệ hiện đại cho lực lượng kiểm tra giám sát và có những hình thức khen thưởng phù hợp với việc cung cấp thông tin kịp thời cho các lực lượng kiểm tra giám sát về chất lượng dịch vụ hay những thông tin liên quan.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý điều hành

Cần tiếp tục ứng dụng công nghệ GPS vào quản lý điều hành và kiểm soát các tiêu chí chất lượng phục vụ xe buýt, chủ động rà soát và kịp thời phát hiện những hư hỏng đối với hệ thống giám sát và hệ thống âm thanh trên xe về thông báo điểm dừng cho hành khách, thay thế và bổ sung những trang thiết bị mới đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hệ thống thiết bị giám sát hành trình và âm thanh trên phương tiện sao cho đồng bộ với hệ thống mạng lưới tuyến buýt, nâng cao năng lực của nhân viên điều hành, nhân viên trực tiếp làm việc trên xe để khai thác và sử dụng hệ thống hiệu quả; kịp thời phát hiện thơng tin và nhanh chóng khắc phục các sự cố trên tuyến như: Tắc đường, hư hỏng phương tiện, vi phạm lộ trình, đóng mở cửa xe, bán vé trong q trình hoạt động; ứng dụng và tích hợp cơng nghệ bảng điện tử led với thiết bị điều hành để thông tin cho hành khách; ứng dụng hệ thống bộ đàm kết nối giữa trung tâm điều hành, bộ phận điều độ của các doanh nghiệp với phương tiện hoạt động trên tuyến cùng với hệ thống GPS, bộ đàm cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý điều hành và xử lý các sự cố xảy ra trên tuyến một cách nhanh chóng, kịp thời.

Cung cấp kênh thơng tin thuận tiện cho hành khách

Hiện nay, trung tâm quản lý và điều hành giao thơng đơ thị đã có website với hệ thống mạng lưới buýt tương đối đầy đủ để thông tin tới hành khách. Tuy nhiên, web

vẫn cịn một số hạn chế nhất định về việc thơng tin cho hành khách. Cần có sự thơng báo về lịch trình tuyến; có phần diễn đàn (forum) giải đáp các thắc mắc của hành khách cũng như trao đổi kinh nghiệm khi sử dụng dịch vụ xe buýt; xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về vận tải hành khách công cộng của thành phố theo hướng kết hợp với các nội dung về địa điểm du lịch, các phương thức vận atir hành khách công cộng khác như bản đồ, sổ tay vận tải hành khách công cộng..

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho hành khách, thông tin cho các bộ phận quản lý cần tăng cường kênh thông tin qua trang website; cần nâng cao chất lượng kênh thơng tin, có đường dây nóng (hotline); tiếp nhận đơn thư phản ánh và giải quyết một cách nhanh chóng, tốt nhất những phản hồi từ phía khách hàng về chất lượng dịch vụ xe buýt; tiếp nhận và xử lý tốt thơng tin nhằm nắm bắt, nhìn nhận, điều chỉnh kịp thời những đóng góp, ý kiến phản hồi về chất lượng dịch vụ xe buýt; thông tin trên phương tiện, tại các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng phải rõ ràng, đảm bảo cho hành khách dễ dàng tiếp nhận và tiếp cận được dịch vụ vận tải.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đánh giá chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của một số tuyến xe buýt trên địa bàn hà nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)