6. Bố cục đề tài
1.5 Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ảnh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp muốn tồn tại trước hết địi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả
Hiệu quả kinh doanh càng cao càng có điều kiện mở mang và phát triển sản xuất đầu tư mua sắm tài sản cố định, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt với nghĩa vụ ngân sách Nhà nước.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí ít nhất. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách tồn diện cả về thời gian và khơng gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội).
Về thời gian hiệu quả kinh doanh đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ không được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ kinh tế tiếp theo, khơng vì lợi ích trước mắt mà qn đi lợi ích lâu dài.
Về không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt được một cách tồn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận, các đơn vị mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu quả chung. [6-trang 92]
Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng sẽ dẫn dến hiệu quả tài chính tăng, điều đó cịn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.