Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH sản xuất CN VIET d e l TA (Trang 26 - 29)

6. Bố cục đề tài

1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

1.6.1 Tiếp cận thị trường xuất khẩu

1.6.1.1 Các thuế quan và các hạn ngạch

Luật thuế quan có thể gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh về sản phẩm của nước xuất khẩu đối với sản phẩm sản xuất trong nước của nhà nhập khẩu.

Luật trên cũng ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm nước nhà xuất khẩu so với sản phẩm đến từ nước thứ ba, do mức thuế quan áp dụng khác nhau, do họ là nước thành viên của Khu Mậu Dịch Tự Do như EU hay NAFTA.

Thuế quan nhập khẩu phải được chú ý đến trong việc tính giá chào bán sản phẩm vì nhà nhập khẩu nước ngồi khi nhập về phải chịu mức thuế nhập khẩu của chính nước họ, như tại Việt Nam nếu nhập xe hơi, phải chịu các loại thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt. [4 trang 30]

1.6.1.2 Các sắc thuế nội địa của nước nhập

Nhà xuất khẩu phải hiểu thuế nội địa của nước nhập khẩu vì nhà nhập khẩu khi nhập hàng về, phải chịu các sắc thuế nội địa (ở Việt Nam như thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt), khiến giá hàng nhập về phải bán với giá cao nên khó được thị trường trong nước chấp nhận. Do đó nhà nhập khẩu nước ngồi sẽ tìm nhà cung cấp khác với giá chào bán sẽ rẻ hơn (như Trung Quốc so với Việt Nam). Các nước dùng các sắc thuế nội địa như một hình thức phân biệt đối xử, khiến nó trở thành một thứ thuế quan nhập khẩu mà nước khác khơng thể chỉ trích. [4 trang 30]

1.6.1.3 Các hạn chế về hối đoái

Nhiều nước đặt ra các kiểm soát và hạn chế việc thanh toán bằng ngoại tệ (do khan hiếm ngoại tệ) đối với hàng hoặc dịch vụ nhập khẩu. [4 trang 30]

1.6.1.4 Các quy định liên hệ đến sức khỏe và an toàn

Các quy định này được dùng nhiều đối với hàng liên hệ đến thực phẩm hay các loại hàng có thể tiếp xúc với miệng lưỡi.

Nhà xuất khẩu phải thu nhận các thông tin trên trước khi quyết định xâm nhập thị trường và nhà xuất khẩu triển vọng không phải chỉ biết các quy định được áp dụng mà cũng phải biết tốn kém bao nhiêu để thích ứng với các quy định ấy. [4 trang 30]

1.6.1.5 Các yếu tố chính trị

Một số sản phẩm đặc biệt nhạy cảm với tình hình chính trị trong nước vì lao động địa phương bị mất việc làm, nếu nước của họ nhập khẩu sản phẩm đó, như Mỹ bảo vệ các nhà nuôi cá của họ đối với cá basa Việt Nam.

Các áp lực tôn giáo hay ý thức có thể gây hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm, những thức uống có rượu hay bộ da của gia súc mà chủng loại có nguy cơ bị tuyệt chủng (da cá sấu, ngà voi…).

Các Hiệp Hội Các nhà Tiêu Thụ và phong trào môi sinh ở nước nhập khẩu cũng tạo thành một lực lượng chính trị gia tăng ảnh hưởng của họ đối với việc nhập hàng của Nhà nước.

Các quan hệ quốc tế cũng tạo mội trường thuận lợi hay bất lợi cho việc xuất khẩu hàng (Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ chẳng hạn: WTO, AFTA, EU, NAFTA, …). [4 trang 30]

1.6.2 Các yếu tố bên ngoài 1.6.2.1 Kinh tế

Nhà nghiên cứu thị trường phải thiết lập một dự đoán mức cầu của một sản phẩm trong một nước nhất định bằng cách phải xem xét: viễn tượng tổng quát về nền kinh tế, tình hình sử dụng lao động, mức thu nhập và phân phối mức thu nhập. Khi lợi tức giảm, người tiêu thụ thường có khuyng hướng giảm mua hàng xa xỉ, trước khi từ chối mua các sản phẩm tối tân. [4 trang 30]

1.6.2.2 Khí hậu và địa lý

Khí hậu ảnh hưởng mức tiêu thụ của nhiều sản phẩm, mùa nóng nước giải khát, máy lạnh và quạt máy được tiêu thụ mạnh…

Địa lý ảnh hưởng đến việc phân phối các sản phẩm. Khu vực cao nguyên hay đồng bằng… sẽ tác động đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm đáp ứng phù hợp.

1.6.2.3 Xã hội và văn hóa

Nhiều yếu tố xã hội và văn hóa cũng đều có thể làm biến đổi các triển vọng bán một sản phẩm và cách thức để thương mại hóa nó như: Động thái, niềm tin tơn giáo, phong tục và tập qn, nói chung phong cách sống của các cư dân.

Các yếu tố vơ hình về xã hội và văn hóa có thể quan trọng hơn hàng rào thương mại hay giá cả trong quyết định số phận của một sản phẩm trên thị trường xuất khẩu, nên nhà xuất khẩu cần lưu ý. [4 trang 30]

1.6.3 Các yếu tố bên trong1.6.3.1 Bộ máy quản lý 1.6.3.1 Bộ máy quản lý

Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức và điều hành của một công ty là một nhân tố hết sức quan trọng. Điều này làm tác động đến mọi hoạt động cũng như góp phần khơng nhỏ trong việc tạo hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Nếu bộ phận này làm việc có kế hoạch, chiến lược thì thúc đẩy cơng ty vững mạnh, tạo hiệu quả kinh doanh cao và ngược lại bộ phận này làm việc kém cỏi, thiếu tầm nhìn sẽ đưa cơng ty đến vực thẳm.

1.6.3.2 Nhân lực

Con người là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động, nó chi phối mọi việc. Vì vậy cần có sự đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên trong cùng một công ty. Đồng thời luôn quan tâm đến tinh thần, kích thích, bồi dưỡng nhân viên của cơng ty mình, tạo cho họ điều kiện làm việc tốt nhất để tăng khả năng sáng tạo, sự gắn bó với cơng ty.

1.6.3.3 Cở sở vật chất, hạ tầng

Là hệ thống các kho bãi, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở kinh doanh,… cho thấy quy mơ cũng như tầm vóc của cơng ty, chính nó cũng là yếu tố thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của một công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH sản xuất CN VIET d e l TA (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)