Chính sách thị trường và thương mại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 26)

III. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của Singapore đối với Việt Nam

2. Bài học kinh nghiệm

2.3. Chính sách thị trường và thương mại

Xuất phát từ truyền thống là trung tâm buôn bán chuyển khẩu quốc tế và thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu, chính sách thị trường là một bộ phận đáng chú ý của chính sách kinh tế của Singapore.

Chủ trương chung là giữ vững thị trường và tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thị trường; và để làm được điều đó cần kết hợp sự trợ giúp, nâng đỡ của chính phủ với nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Singapore. Trong chiến lược thị trường, Singapore đặc biệt chú ý việc đa dạng hoá thị trường cùng với phát triển những thị trường quan trọng có ưu thế về địa lý, dung lượng như ASEAN, Mỹ, EU...

Do điều kiện tự nhiên, Singapore phải nhập khẩu hầu hết các nguyên nhiên liệu phục vụ cho đời sống và sản xuất (kể cả nước ngọt phải nhập từ Malaysia); chính phủ ln chủ trương tự do hố thương mại, mở cửa thị trường. Điều này thể hiện ở chính sách bạn hàng của Singapore là mở rộng hết thảy các mối quan hệ. Singapore có quan hệ ngoại giao với 152 quốc gia, tổ chức quốc tế, có chân

trong các tổ chức quốc tế lớn UN, APEC, ASEAN, WTO, NAM... và đã ký Hiệp định Đảm bảo đầu tư với 22 nước và Tránh đánh Thuế hai lần với 38 nước/ khu vực/ lãnh thổ. Như vậy Singapore đã có được thị trường xuất khẩu và nhập khẩu rộng lớn đa dạng cho phát triển kinh tế.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trước ảnh hưởng của xu thế tồn cầu hố kinh tế, Việt Nam cũng đang nỗ lực tìm kiếm thị trường và liên kết kinh tế. Singapore đã ủng hộ Việt Nam trong việc Việt Nam gia nhập ASEAN; và Việt Nam có thể hy vọng vào sự giúp đỡ của Singapore trong quá trình vận động gia nhập WTO - tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu.

2.4. Chính sách khoa học cơng nghệ

Thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố, nhằm hiện đại hố đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ở cả thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế, ngay từ đầu khoa học cơng nghệ đã được chính phủ Singapore rất quan tâm. Chính sách khoa học cơng nghệ của Singapore tập trung chú ý đến việc xây dựng năng lực kỹ thuật - cơng nghệ để có thể dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật cao. Theo đuổi chính sách đó Singapore đã có những biện pháp khuyến khích khá táo bạo, có thể kể như:

- Các khuyến khích liên quan đến thuế: việc nhập khẩu bằng phát minh, sáng chế, bản quyền, các máy móc thiết bị và nguyên liệu được miễn thuế nhập khẩu; giảm hai lần thuế cho những phụ phí R & D của các cơng ty xun quốc gia có lập cơ sở nghiên cứu và phát triển của họ ở Singapore.

- Nhà nước có sự hỗ trợ về nhiều mặt cho các doanh nghiệp, các công ty trong việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Chẳng hạn để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thơng tin tương đối chuẩn xác trên thị trường công nghệ quốc tế (đây là thị trường luôn thiếu hụt thơng tin), chính phủ Singapore đã thiết lập một hệ thống các cơ quan đại diện xúc tiến đầu tư và đổi mới công nghệ tại các nước phát triển. Các cơ quan đại diện trực tiếp bắt mối, sàng lọc các nhà đầu tư và làm dịch vụ cho các dự án kinh doanh quốc tế của

Singapore tại nước ngồi. Ngồi ra, nhà nước cịn lập các điểm chuyên ngành xúc tiến mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ cho việc đổi mới kỹ thuật của các ngành mũi nhọn trong nền kinh tế.

- Thành lập các công viên khoa học, các trung tâm nghiên cứu để huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp hiện đại hố kỹ thuật, cơng nghệ của nền kinh tế một cách hiệu quả. Giống mơ hình ở nhiều nước phát triển, từ đây các chương trình nghiên cứu, triển khai đã được thực hiện bởi sự kết hợp nỗ lực của nhà nước, của các công ty (trong nước và quốc tế) và của các viện nghiên cứu cũng như các trường đại học ở Singapore. Đặc biệt các trung tâm này đã thu hút nhiều công ty lớn quốc tế mở mang hoạt động nghiên cứu và triển khai. Chẳng hạn IBM đã đầu tư 30 triệu USD trong vòng 5 năm để thành lập một trung tâm thiết kế "chip" điện tử ở Singapore. Cơng ty Hwelett-Packard tăng gấp đơi chi phí nghiên cứu và phát triển trong năm 2000. Cơng ty Sunmicrosystem có kế hoạch trợ giúp chính phủ thực thi kế hoạch biến Singapore thành trung tâm thương mại điện tử khu vực. Ngoài ra Singapore còn ký thỏa thuận với một số trung tâm đào

tạo quản lý của Pháp của Mỹ để mở mang các chi nhánh đào tạo ở Singapore27.

- Có sự định hướng của chính phủ nhằm tập trung nguồn lực vào những ngành nghề mũi nhọn và có triển vọng trong tương lai như kỹ thuật sinh học, dược phẩm, thiết bị y tế và thiết bị thông tin liên lạc hiện đại... Việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như kết cấu vật chất hạ tầng, có chiến lược khai thác tiềm năng khoa học và công nghệ của các công ty đa quốc gia... cũng là những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại nhất vào Singapore.

Thực tế cho thấy việc thực hiện chính sách khoa học công nghệ của Singapore trong thời gian qua đã đem lại những lợi ích kinh tế rất to lớn, giúp nền kinh tế Singapore đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và hiện đại.

2.5. Chính sách đào tạo nhân lực

Singapore có đội ngũ lao động tay nghề cao, hiểu biết kinh doanh, thương mại biết và sử dụng thông thạo song ngữ (tiếng Anh và tiếng Hoa, Malay, Tamil) 27 Lý Quang Diệu, Bí quyết hố rồng, Lịch sử Singapore 1965-2000, NXB Trẻ T6/2001

nhưng phải kể đến trình độ tay nghề, năng suất và kỷ luật lao động cao, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của các ngành sản xuất kinh doanh. Singapore được xếp hạng là nước có nguồn lao động tốt nhất thế giới năm 1997 do BERI xếp hạng. Có được điều đó là do chính phủ sớm nhận thức được tầm quan trọng của một lực lượng lao động có trình độ đối với việc phát triển kinh tế. Với một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên như Singapore thì nhân tài là một yếu tố rất quan trọng. Chính phủ Singapore hợp tác với các công ty xuyên quốc gia bỏ vốn lập chương trình hỗn hợp đào tạo cán bộ và nhân viên chuyên môn, hoặc gửi người ra nước ngoài học kỹ thuật hiện đại.

Cùng với việc đầu tư mạnh mẽ vào nền giáo dục Singapore cũng rất chú ý đến việc thu hút nhân tài từ bên ngoài để bù đắp cho lực lượng lao động nhỏ bé của mình (Singapore chỉ có hơn 3 triệu dân). Vào năm 1980, Singapore thành lập hai uỷ ban, một có nhiệm vụ giúp nhưng nhà doanh nghiệp, giáo sư, nghệ sĩ và những cơng nhân có tay nghề cao từ nước ngồi đến làm đúng nghề và một kết hợp họ thành xã hội. Một đội ngũ nhân viên đã gặp các sinh viên châu á có triển vọng ở các trường đại học để thu hút họ về làm việc ở Singapore. Việc tìm kiếm nhân tài trên tồn cầu có hệ thống này đã thu hút được vài trăm sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm. Singapore còn đưa ra vài trăm học bổng cho các sinh viên giỏi đến từ Trung Quốc, ấn Độ và các nước khác trong khu vực; những người này khi trở về vẫn có thể hữu ích cho các cơng ty của Singapore ở nước ngoài. Viện Sinh học Tế bào (TMCB) đã thu hút được 200 nhà khoa học quốc tế đến nghiên cứu và làm việc trong đó hơn 100 người có bằng tiến sĩ và 60 kỹ thuật viên giúp việc được chính phủ và tư nhân tài trợ28.

Ngồi ra, lực lượng lao động ở Singapore được quản lý chặt chẽ có kỷ luật bởi NTUC (Đại hội Nghiệp đồn tồn quốc) và điều này cho phép giữa chính phủ và người lao động có một mối quan hệ gần gũi và chặt chẽ. Sự phối hợp giữa ba lực lượng: giới chủ, chính phủ và cơng đồn là lợi thế cạnh tranh độc đáo của Singapore trong hơn ba thập kỷ qua.

2.6. Chính sách cạnh tranh

Nhất quán trong phát triển kinh tế thị trường "mở" và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, Singapore cũng chủ trương thực hiện một chính sách cạnh tranh theo cách thức riêng của mình. Phối hợp cùng các chính sách khác, chính phủ Singapore đã có những biện pháp nhằm tạo một mơi trường cạnh tranh sôi động, tạo động lực phát triển kinh tế bên ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc hạn chế phạm vi lĩnh vực đầu tư của các công ty quốc tế ở Singapore hầu như không tồn tại; hơn thế nữa trong một ngành Singapore còn tạo điều kiện cho cơng ty nước ngồi khơng phải ở một nước mà cho các công ty của các nước khác nhau bỏ vốn đầu tư. Với một môi trường cạnh tranh sôi động như vậy, các công ty quốc tế buộc phải đưa vào Singapore những kỹ thuật hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến. Nhờ đó mà các sản phẩm được tạo ra ở Singapore khơng chỉ có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa mà cịn có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vào năm 1999 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, Singapore được xếp thứ 1 trước cả Mỹ, Hongkong, Đài loan về sức cạnh tranh.

Môi trường cạnh tranh sơi động, tuy nhiên chính phủ cũng có những trợ giúp nhất định để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty, doanh nghiệp nội địa, nhằm chủ động hơn trong phát triển kinh tế. Một ví dụ điển hình là của lĩnh vực kinh doanh hàng hải. Chính phủ Singapore ln theo đuổi chính sách "cạnh tranh để ngỏ" để tự do kinh doanh hàng hải, nhưng lĩnh vực cảng biển và dịch vụ hàng hải thì lại giành độc quyển hoàn toàn về Singapore. Năm 1985, Singapore thành lập Hiệp hội hàng hải quốc gia, chủ yếu để sát nhập 5 hội: chủ tầu quốc gia, chủ tầu tư nhân, hội hàng hải, hội tầu kéo và sà lan, hội địa lý và mơi giới thành

những nhóm mang cờ Singapore hoạt động ngoại thương và nội địa29.

Chương 2

Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 1995-2001

I. Vị trí của nền kinh tế Singapore

1. Vị trí của kinh tế Singapore trong kinh tế thế giới và ASEAN

Ba thập kỉ vừa qua, Singapore đã nổi lên như một vùng kinh tế năng động và là một mẫu mực cho quá trình phát triển kinh tế. Từ một nền kinh tế bị tàn phá vào giữa thập kỷ 60, chính phủ Singapore đã nỗ lực biến Singapore trở thành "một quốc gia độc lập có khả năng liên kết mậu dịch và đầu tư với các nước công nghiệp hàng đầu và là một trung tâm phân phối hàng hố, dịch vụ và thơng tin thành cơng trong khu vực"30.

Kinh tế chủ yếu dựa vào thương mại và dịch vụ, theo báo cáo của WTO, năm 1997, Singapore là nước có kim ngạch thương mại đứng thứ 13 trên thế giới. Theo thống kê của TDB - Singapore Trade Development Board - Cục Phát triển Thương mại Singapore, kim ngạch ngoại thương của Singapore gấp 3 lần GDP và bằng 4/5 kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Năm 2001, vị trí này có giảm xuống song Singapore vẫn nằm trong tốp đầu của thế giới về kim ngạch ngoại thương.

Bảng 2.1: Thương mại hàng hoá thế giới năm 2001:

Các nước xuất, nhập khẩu chính

(đơn vị: tỷ USD và %) Thứ hạng Nước xuất khẩu Giá trị kim ngạch Tỷ trọng Tốc độ tăng, giảm Thứ hạng Nước nhập khẩu Giá trị kim ngạch Tỷ trọng Tốc độ tăng, giảm 1 Mỹ 730,8 11,9 -6,0 1 Mỹ 1180,2 18,3 -6,0 2 Đức 570,8 9,3 3,0 2 Đức 492,8 7,7 -1,0 3 Nhật Bản 403,5 6,6 -16,0 3 Nhật Bản 349,1 5,4 -8,0 4 Pháp 321,8 5,2 -1,0 4 Anh 331,8 5,2 -3,0 5 Anh 273,1 4,4 -4,0 5 Pháp 325,8 5,1 -2,0 6 Trung Quốc 266,2 4,3 7,0 6 Trung Quốc 243,6 3,8 8,0 7 Canađa 259,9 4,2 -6,0 7 Italia 232,9 3,6 -2,0 8 Italia 241,1 3,9 0,0 8 Canađa 227,2 3,5 -7,0 12 Mêhicô 158,5 2,6 -5,0 11 Mêhicô 176,2 2,7 -4,0 13 Hàn Quốc 150,4 2,5 -13,0 13 Hàn Quốc 141,1 2,2 -12,0 15 Singapore 121,8 2,0 -12,0 15 Singapore 116,0 1,8 -14,0 XK trực tiếp 66,1 1,1 -16,0 NK giữ lại (a) 60,4 0,9 -20,0 Tái XK 55,6 0,9 -6,0 18 Malaysia 87,9 1,4 -10,0 19 Malaysia 74,1 1,2 -10,0 24 Thái Lan 65,1 1,1 -6,0 22 Thái Lan 62,1 1,0 0,0 28 Indonesia 56,3 0,9 -9,0 37 Philippins 31,4 0,5 -7,0 35 Philippins 32,1 0,5 -19,0 39 Indonesia 31,0 0,5 -8,0 50 Việt Nam 15,1 0,2 4,0 47 Việt Nam 15,6 0,2 2,0

Thế giới 6155,0 100 -4,0 Thế giới 6411,3 100 -4,0 (a) Giá trị nhập khẩu giữ lại được tính bằng tổng giá trị nhập khẩu trừ đi giá trị phần tái xuất.

Nguồn: http://www.wto.org

Các nước xuất, nhập khẩu chính. (Đơn vị: tỷ USD và %) Thứ hạng Nước xuất khẩu Giá trị kim ngạch Tỷ trọng Tốc độ tăng, giảm Thứ hạng Nước nhập khẩu Giá trị kim ngạch Tỷ trọng Tốc độ tăng, giảm 1 Mỹ 263,4 18,1 -3,0 1 Mỹ 187,7 13,0 -7,0 2 Anh 108,4 7,4 -6,0 2 Đức 132,6 9,2 0,0 3 Pháp 79,8 5,5 -2,0 3 Nhật Bản 107,0 7,4 -7,0 4 Đức 79,7 5,5 -1,0 4 Anh 91,6 6,3 -4,0 5 Nhật Bản 63,7 4,4 -7,0 5 Pháp 61,6 4,3 0,0

6 Tây Ban Nha 57,4 3,9 8,0 6 Italia 55,7 3,9 2,0

7 Italia 57,0 3,9 2,0 10 Trung

Quốc

39,0 2,7 9,0

12 Trung Quốc 32,9 2,3 9,0 13 Hàn Quốc 33,1 2,3 0,0

14 Hàn Quốc 29,6 2,0 0,0 18 ấn Độ 23,4 1,6 19,0

16 Singapore 26,4 1,8 -2,0 21 Singapore 20,0 1,4 -6,0

19 ấn Độ 20,4 1,4 15,0 22 Malaysia 16,5 1,1 0,0

26 Malaysia 14,0 1,0 3,0 24 úc 16,4 1,1 -8,0

27 Thái Lan 12,9 0,9 -6,0 28 Thái Lan 14,5 1,0 -6,0

39 Indonesia 5,2 0,4 29 Indonesia 14,5 1,0

Thế giới 1460,0 100 0,0 Thế giới 1445,0 100 -1,0

Nguồn: http://www.wto.org

Theo thống kê của WTO, năm 2001 xuất khẩu dịch vụ của Châu á là 302,6 tỷ đơ la, trong đó Singapore chiếm 26,4 tỷ đơ la (tức là 8,7%) đứng thứ 5 tồn Châu á; tỷ trọng của Singapore trong nhập khẩu là 20 tỷ/355 tỷ USD chiếm 5,6%. Đứng trong hàng ngũ 10 nước hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và đang phấn đấu trở thành quốc gia số 1 ở Châu á về cơ sở hạ tầng và kinh doanh điện tử, từ thập kỷ 90, sản lượng công nghiệp điện tử của Singapore là 5,2% tỷ trọng của cả thế giới và tỷ trọng đó hầu như không thay đổi trong những năm gần đây. Kinh tế Singapore gắn bó với nền kinh tế thế giới đặc biệt là các trung tâm kinh tế thế giới (Mỹ, Nhật, EU) trong hệ thống phân công lao động quốc tế, và là một bộ phận trong hệ thống sản xuất, dịch vụ toàn cầu.

Đối với ASEAN, Singapore là quốc gia đầu tầu trong phát triển kinh tế khu vực Đông Nam á; là cầu nối của khu vực đối với kinh tế thế giới, Singapore luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN và là nhà đầu tư lớn trong khu vực.

Năm 1990, đầu tư của Singapore ở khu vực Đông Nam á chỉ chiếm chưa đầy 1%. Đến năm 1997, Singapore trở thành nước cung cấp vốn lớn trong khu vực bên cạnh các cường quốc như Mỹ, Nhật và một số nước Châu Âu. Cũng trong năm 1997, tổng vốn đầu tư của Singapore vào ASEAN là 8,1 tỷ USD (chiếm

60,3% tổng lượng vốn đầu tư nội bộ khu vực)31. Kim ngạch xuất nhập khẩu của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 26)