Hợp tác trên các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 73 - 75)

II. Hợp tác đầu tư và trên các lĩnh vực khác giữa Singapore và Việt Nam

2. Hợp tác trên các lĩnh vực khác

Ngoài lĩnh vực kinh tế thương mại, Việt Nam đã và đang cố gắng phát triển mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác với các nước trên thế giới và khu vực nói chung, với Singapore nói riêng. Cùng với Singapore, Việt Nam tích cực tham gia vào hợp tác kinh tế đa phương trong khuôn khổ ASEAN như chương trình hợp tác cơng nghiệp ASEAN (AICO); tham gia các chương trình liên kết khu vực ASEAN trong các lĩnh vực vận chuyển hàng hải, hàng không, đào tạo nhân lực.

Singapore dành cho Việt Nam hỗ trợ phát triển chính thức chủ yếu là thơng qua các nguồn từ Quỹ hỗ trợ Đông dương (ICAF được thành lập năm 1992 để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết của Lào, Campuchia, Việt Nam); Chương trình Hợp tác Kỹ thuật song phương và Chương trình Hợp tác phát triển bền vững. Ngồi ra, chính phủ Singapore cịn đào tạo cho các cán bộ Việt Nam thông qua chương trình hợp tác với nước thứ ba như: chương trình cộng tác Singapore - Nhật bản, chương trình cộng tác Singapore - Ngân hàng Phát triển châu á (ADB). Các chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Mơi trường, Năng lượng, Thương mại, Hành chính cơng, Cơng nghệ thơng tin, Du lịch, Cơ khí, Giáo dục đào tạo, Giao thơng vận tải, Khí tượng thuỷ văn, Y tế, Bưu chính viễn thơng.

Trong năm 2001 đã có hơn 200 cán bộ Việt Nam được đào tạo tại Singapore về các lĩnh vực nói trên, trong đó có 37 cán bộ được đào tạo trong khn khổ Quỹ Hỗ trợ Đông dương; 35 cán bộ được đào tạo trong khn khổ Chương trình

Hợp tác Kỹ thuật song phương và Chương trình hợp tác phát triển bền vững; 131 cán bộ được đào tạo trong khn khổ Chương trình hợp tác với nước thứ ba. Ngồi các suất học bổng nói trên, chính phủ Singapore cịn hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam53.

Một biểu tượng thành cơng điển hình của sự hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa hai nước là việc thành lập Trung tâm Đào tạo Kĩ thuật Việt Nam - Singapore (VSTTC). Tháng 9 năm 1997, VSTTC bắt đầu được khởi công xây dựng với kinh phí xây dựng 10 triệu USD. VSTTC có cơ sở hạ tầng hiện đại, thiết bị đào tạo chất lượng cao, với phương pháp đào tạo kĩ năng thực hành liền tay để đảm bảo cho học sinh tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu kĩ thuật có thể làm việc cho cho khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (NSIP) ở tỉnh Bình Dương. Hai cơng ty đa quốc gia hàng đầu của Singapore là công ty Festo và công ty Mitutoyo Asia Pacific đã lắp đặt hai phịng thí nghiệm đặc biệt. Phịng thí nghiệm đo lường

Mitutoyo để giảng dậy cho học sinh những công nghệ tiên tiến nhất54.

Đội ngũ giáo viên của VSTTC bao gồm các chuyên gia Singapore và các chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại viện kĩ thuật quốc gia Singapore. Tháng 9 năm 1998, VSTTC đã khai giảng khoá đào tạo đầu tiên. Những học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được tuyển dụng vào làm tại khu công nghiệp VSIP và tiến tới sẽ trở thành công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp khác ở nước ta. Theo kế hoạch, dự án này sẽ kết thúc vào cuối năm 2002, song hai nước đã đồng xem xét để gia hạn đến 2005. Ngồi ra cịn phải kể đến Dự án Trung tâm đào tạo Việt Nam - Singapore tại Hà Nội. Cả hai dự án này đều do phía Singapore điều hành, quản lý chủ yếu. Phía Việt Nam chủ yếu là cử người tham gia các khóa đào tạo tổ

chức tại Bình Dương hoặc Hà Nội55.

53 http://www.mpi-oda.gov.vn

54 http://www.mpi-oda.gov.vn

Chương 3

triển vọng và các giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại việt nam - singapore

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)