Hình thức và lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 64 - 68)

II. Hợp tác đầu tư và trên các lĩnh vực khác giữa Singapore và Việt Nam

1. Hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam

1.1. Hình thức và lĩnh vực đầu tư

Về hình thức đầu tư, trong nhũng năm vừa qua, Singapore đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức xí nghiệp liên doanh, ngồi ra cịn có xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trong 3 hình thức đầu tư, thì hình thức liên doanh hiện có tỉ trọng lớn nhất, với tổng vốn đăng kí trên 5,61 tỉ USD; tuy đến nay vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 29% tổng vốn đăng kí nhưng là nơi đem lại cho nhà đầu tư doanh thu rất lớn bằng 1,53 lần vốn thực hiện46.

Trong số các dự án đầu tư theo hình thức này, có thể kể đến Cơng ty Liên doanh nhà máy bia Heineken tại thành phố Hồ Chí Minh là một trong những dự án kinh doanh có hiệu quả của Singapore. Với vốn đầu tư đăng kí 93 triệu USD (bằng vốn thực hiện) cho đến nay doanh thu của bia Heineken là 924 triệu USD, tạo việc làm cho 528 lao động Việt Nam.

Liên doanh Hanoi Heritage Hotel đã có tổng doanh thu luỹ kế gần 6 triệu USD sau gần 9 năm hoạt động kinh doanh. So với vốn đầu tư thực hiện chưa đầy 2,7 triệu USD, kết quả đó thật đáng khích lệ. Đây là dự án liên doanh được cấp giấy phép tháng 2 năm 1993 với số vốn đăng kí khơng lớn khoảng 3,5 triệu USD. Một liên doanh khách sạn khác có vốn đầu tư của Singapore, khách sạn 3 sao Việt- Sing tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ với số vốn đăng kí 3,2 triệu USD, nhưng đã thực hiện hơn 3,8 triệu USD với tổng doanh thu trên 11 triệu USD. Dầu thực vật Cái Lân là dự án đầu tư ở Quảng Ninh có số vốn đăng ký khá lớn 39,1 triệu USD; vốn đầu tư thực hiện là 29,6 triệu USD song đã đạt doanh thu luỹ kế tới 223,7 triệu USD giải quyết được 550 lao động trực tiếp. Đây là một trong những dự án vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa đạt hiệu quả về mặt xã hội tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Ngồi ra cịn phải kể đến dự án 45 Vụ Quản lý Dự án Bộ kế hoạch và Đầu tư

thép Natsteel Vina ở Thái Nguyên có vốn đăng ký và vốn đầu tư hơn 21 triệu USD, đạt doanh thu 155 triệu USD, sử dụng 190 lao động Việt Nam. Công ty Merrcedes-Benz Việt Nam vốn đăng ký 70 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 31,3 triệu USD doanh thu 126 triệu USD, số lượng lao động là 310 người. Sơn Nippon Paint vốn đầu tư thực hiện là 4,7 triệu USD đạt doanh thu luỹ kế 32 triệu USD sử dụng 200 lao động. Đây là những dự án liên doanh mà các tập đồn, các cơng ty đa quốc gia không đầu tư trực tiếp từ nước mình mà thơng qua chi nhánh, cơng ty con tại Singapore đầu tư vào Việt Nam47.

Cùng với các dự án đầu tư của các công ty đa quốc gia (MNCs), các công ty nội địa của Singapore cũng tham gia tích cực vào hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Điển hình là Cơng ty TNHH kinh doanh bất động sản Straits Steamship Land Limited. Từ năm 1995, công ty này đã liên doanh với Công ty Khách sạn và Du lịch cơng đồn Hà Nội đầu tư xây dựng khu nhà nghỉ tổng hợp Hồng Viên tại Quảng Bá, Hồ Tây (phía Singapore cung cấp 70% nguồn vốn - 51 triệu USD). Dự án đã cung cấp khoảng 300 phòng nghỉ với tiêu chuẩn quốc tế, 155 căn hộ cao cấp và 20 biệt thự với đầy đủ các phương tiện giải trí và thơng tin liên lạc. Tại TP Hồ Chí Minh, Straist Steamship Land Limited cũng hoạt động rất tích cực. Cơng ty này đã liên doanh với công ty First Pacific Davies của Hongkong và với hai công ty của Việt Nam là công ty Vận tải đường thuỷ số 2 và công ty Quản lý và Kinh doanh nhà ở TPHồ Chí Minh xây dựng khu Trung tâm thương mại Sài gòn tại đường Lê Lợi. Đây là một khu Thương mại tổng hợp vào loại lớn ở Việt Nam; cơng trình gồm có tồ nhà 11 tầng làm cơng sở và một tồ tháp cao 19 tầng làm khách sạn 5 sao. Khách sạn West Lake tại Hà nội cũng được một công ty nội địa của Singapore đầu tư xây dựng với số vốn 50 triệu USD; công ty Burton Egineering tiến hành cải tạo khu Hoả Lò thành một Hanoi Tower với số vốn 33,2 triệu USD. Công ty Carmand Metalbox xây dựng nhà máy sản xuất đồ uống với công suất lên tới 460 triệu hộp/ năm48.

47 Vụ Quản lý Dự án Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngồi, tuy mới gia tăng trong những năm gần đây, đến nay đã thu hút hơn 1,01 tỷ USD vốn đăng kí, đạt tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện khá cao (56%) và doanh thu đã xấp xỉ vốn đầu tư thực hiện.

Trong số các dự án đầu tư theo hình thức này có cơng ty KenKen Việt Nam chế biến thực phẩm xuất khẩu đạt doanh thu lớn 10,54 triệu USD (vốn đầu tư là 4,5 triệu USD). Ngồi ra cịn có dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm nhôm của công ty trách nhiệm hữu hạn Mino có số vốn đầu tư 105 triệu USD; công ty trách

nhiệm hữu hạn đường Rajshree sản xuất đường có số vốn đầu tư 29 triệu USD49.

So với hai hình thức trên, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có số dự án khơng đáng kể song vốn đầu tư và doanh thu khá cao so với tỷ lệ về số dự án. Singapore có 13 dự án đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với số vốn đăng kí là 2,75 tỷ USD và đã cho doanh thu 366 triệu USD.

Mới đây, hình thức đầu tư này đã có thêm động lực mới. Đó là dự án điện thoại di động CDMA tại TP Hồ Chí Minh, cùng có vốn đăng kí và vốn pháp định ở mức 229,617 triệu USD được cấp giấy phép tháng 9 năm 2001, đến nay đã thực hiện được 6 triệu USD và dự kiến sẽ có doanh thu vào cuối năm 2002.

Về lĩnh vực đầu tư; hiện nay nhiều nhà đầu tư Singapore rất tâm đắc với lĩnh vực bất động sản; cụ thể là dồn vốn vào xây dựng khu đô thị mới, khách sạn - du 49 Vụ Quản lý Dự án Bộ Kế hoạch và Đầu tư

lịch và văn phòng - căn hộ cho thuê. Ba lĩnh vực này đã thu hút trên 4,24 tỷ USD; chiếm hơn 61% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, vốn đầu tư vào các ngành cơng nghiệp (nhất là công nghiệp thực phẩm), xây dựng, tài chính - ngân hàng, dịch vụ, tuy chỉ gần bằng 1,66 tỷ USD, chiếm tỷ lệ khoảng 24% nhưng đã mang lại cho nhà đầu tư Singapore doanh thu lớn. Có thể nói, sở dĩ doanh thu của tồn khu vực dự án đã đạt trên 31 tỷ USD, bằng 1,36 lần số vốn đầu tư thực hiện chính là nhờ kết quả của nhóm dự án này. Singapore hiện là nước dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh khách sạn, văn phịng cho th, khu cơng nghiệp và phát triển kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Điển hình theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu công nghiệp Singapore - Việt Nam (tỉnh Bình Dương) với vốn đăng kí hơn 52,9 triệu USD, đã thực hiện trên 49,5 triệu USD và đang sử dụng trên 80 lao động trực tiếp, từ tháng 7 năm 1997 bắt đầu đã đi vào hoạt động có doanh thu luỹ kế đến nay vào khoảng 33,4 triệu USD. Đến nay khu công nghiệp này đã thu hút được 58 dự án đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đăng kí gần 500 triệu USD (đã thực hiện gần 152 triệu USD) và hai dự án trong nước với tổng số vốn đăng kí 107 tỷ đồng (đã thực hiện 50 tỷ đồng). Những dự án này đã thuê 90 ha, bằng 44,12% diện tích. Đây là 1 trong những khu công nghiệp được đánh giá là hoạt động hiệu quả, trong khi các khu công nghiệp như Loteco tại Đồng Nai, khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội), khu công nghiệp Đà Nẵng, khu công nghiệp Daewoo - Hanel và hai khu cơng nghiệp Thăng Long (Hà Nội), Nomura (Hải Phịng)... có tỷ lệ lấp đầy diện tích mới đạt khoảng 15%50.

Tuy nhiên, do dự báo chưa sát thực về nhu cầu của thị trường, đã dẫn tới tình trạng cung vượt cầu lớn về số khách sạn và văn phòng - căn hộ cho thuê, nên đến nay, hiệu quả trong lĩnh vực này vẫn còn thấp. Đây cũng là điều bất cập của FDI Singapore vào Việt Nam; ngoài ra cơ cấu đầu tư mất cân đối; nhiều ngành công nghiệp chế biến đang cần gọi vốn đầu tư chưa được chú trọng đúng mức.

Biểu đồ 2.2: Vốn và dự án đầu tư của Singapore tại Việt Nam phân theo ngành*

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 64 - 68)