II. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa việt nam singapore
1. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại
1.1. Hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản
1.1.1. Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu
Chỉ thị số 31/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 05/2002 của chính phủ đã cho phép mở rộng đối tượng được thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002. Ngày 21/05/2002 vừa qua, Bộ Tài chính đã có quyết định số 63/2002/QĐ-BTC công bố mức thưởng cho những mặt hàng cụ thể như sau:
- Gạo các loại: 180 đồng/USD; Cà phê, trong đó: Cà phê nhân 220 đồng/USD; Cà phê hoà tan các loại và cà phê bột 100 đồng/USD; Thịt gia súc gia cầm các loại: 100 đồng/USD; Chè các loại: 220 đồng/USD; Lạc nhân: 100 đồng/USD; Thủ công mỹ nghệ: 100 đồng/USD; Đồ nhựa: 100 đồng/USD; Hàng cơ khí: 100 đồng/USD; ...
Trong số 13 nhóm mặt hàng được thưởng, có tới 11 nhóm mặt hàng thuộc khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây là cố gắng rất lớn của nhà nước trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp, khó có thể duy trì trong thời gian dài. Vì vậy, các doanh nghiệp cần sử dụng tiền thưởng một cách có hiệu quả.
Để phát huy tác dụng tích cực của chế độ thưởng, tạo thuận lợi cho thương nhân, việc thẩm định hồ sơ đã được phân cấp cho các tỉnh. Khi được phân cấp, UBND các tỉnh cần có sự chỉ đạo sâu sát, bảo đảm thực hiện đúng quy trình, quy định của Nhà nước. Thời gian giải quyết hồ sơ nên được quy định cụ thể và áp dụng cho tất cả các cấp tham gia vào quá trình thẩm định.
1.1.2. Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân
Biện pháp này được đề cập từ nhiều năm nay nhưng chưa phát huy được tác dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu vì 3 lý do. Một là, sản xuất nơng nghiệp của ta cịn khá manh mún. Để có đủ hàng hố, doanh nghiệp phải ký hợp đồng và theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng của rất nhiều hộ nơng dân, địi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Hai là, doanh nghiệp chỉ có thể ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dài hạn với nơng dân khi bản thân họ đã có đầu ra ổn định. Trong bối cảnh kinh doanh còn nhiều thụ động như hiện nay, những trường hợp "có đầu ra ổn định"
như vậy rất ít. Cuối cùng, nếu nông dân không làm đúng theo hợp đồng đã ký, sản xuất hàng không đúng chất lượng hoặc từ chối giao hàng cho doanh nghiệp để bán thẳng ra thị trường với giá cao hơn... thì doanh nghiệp thường phải gánh chịu toàn bộ hậu quả. Đây là lý do quan trọng nhất làm cho khơng ít doanh nghiệp nản lịng. Tuy nhiên để xuất khẩu thực phẩm sang Singapore, vấn đề tiêu chuẩn an toàn về thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện hiện nay, người nơng dân khó có thể tự mình đảm bảo được những quy định đó thì việc các doanh nghiệp trực tiếp kiểm sốt ngay từ khâu ni trồng là hợp lý.
Để triển khai hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nơng dân, trước hết cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm thật rõ ràng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nghiên cứu soạn thảo một số hợp đồng mẫu, trong đó nêu rõ các hình thức chế tài để doanh nghiệp và người nông dân tham khảo. UBND các tỉnh cần tham gia sâu hơn vào việc giám sát và đôn đốc thực hiện hợp đồng. Nếu cần, UBND tỉnh có thể trở thành trung gian bảo lãnh. Trường hợp nơng dân khơng tn thủ hợp đồng đã ký thì UBND tỉnh đền bù cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp khơng thực hiện đúng hợp dồng đã ký thì UBND tỉnh sẽ đền bù cho nơng dân trước, truy địi từ doanh nghiệp sau. Tóm lại, nếu khơng có sự tham gia sâu của UBND các tỉnh để giải quyết vấn đề "tin tưởng lẫn nhau" thì việc tổ chức sản xuất theo hợp đồng sẽ rất khó thành cơng.
Để hỗ trợ cho các tỉnh và các doanh nghiệp, Nhà nước có thể đưa ra một số ưu đãi như dành một phần chỉ tiêu xuất khẩu theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân hoặc cho các doanh nghiệp này được tiếp cận tín dụng của Quỹ hỗ trợ phát triển, xem xét xử lý khó khăn về tài chính do biến động giá cả... Tuy nhiên, không nên quá ỷ lại vào những ưu đãi này bởi trên thực tế đã có một số trường hợp bao tiêu sản phẩm thành công mà khơng cần đến ưu đãi của Chính phủ.
1.1.3. Tiếp tục hạ chi phí đầu vào cho sản xuất nơng nghiệp
Để hạ chi phí đầu vào cho sản xuất hơng nghiệp, có thể xem xét bãi bỏ tồn bộ các khoản thu tại cửa khẩu đối với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
trong đó có thuế VAT. Trên thế giới đã có nước làm việc này. Cụ thể là vào tháng 2/2001 Côlômbia đã bỏ thu thuế VAT tại của khẩu đối với nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Ngân sách của họ dự kiến bị giảm khoảng 26 triệu USD/năm nhưng việc làm này sẽ rất có ích cho sản xuất nơng nghiệp tại nước họ, đặc biệt là cà phê. Đối với phân bón, khơng nên nâng thuế suất nhập khẩu59. 1.1.4 Cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm
Singapore ban hành một đạo luật riêng về hàng thực phẩm (The Sale of Food Act) nhằm quản lý và bảo đảm chất lượng và vệ sinh hàng thực phẩm nhập khẩu và tiêu dùng tại Singapore. Cho đến nay Singapore vẫn là nước khơng có các bệnh dịch lớn phát sinh từ thực phẩm do các loại thịt, rau quả, cá... nhập khẩu gây ra. Vấn đề an toàn thực phẩm được kiểm soát rất chặt chẽ, ngay từ nguồn cung cấp ở nước xuất khẩu. Do đó, nếu khơng giải quyết vấn đề này một cách triệt để thì hàng Việt Nam khó có thể đưa sang thị trường Singapore. Các giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề này là:
- Cấm sử dụng, quy định tiêu chuẩn và điều kiện cho chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu; nâng cao năng lực cho các tổ chức chịu trách nhiệm kiểm tra, phát hiện dư lượng hoá chất. Nghiêm cấm sử dụng các loại kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm sử dụng của Bộ Thuỷ sản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong tất cả các khâu từ nhập khẩu, sản xuất đến lưu thông, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Các trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm, dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Pháp luật nhà nước nên được điều chỉnh bổ sung để quy định rõ các hình thức chế tài cho các vi phạm kiểu này.
- Các cơ quan hải quan, biên phòng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở các cửa khẩu đối với loại hàng này.
- Các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an tồn thực phẩm. Nếu cần, có thể đưa chế biến nơng sản, nhất là nơng sản xuất khẩu vào diện kinh doanh có điều kiện, không thả nổi như hiện nay.
- Nhà nước cần đầu tư cho việc nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu. Nếu cần có thể mời các doanh nghiệp giám định có uy tín của nước ngồi vào ký hợp đồng với Chính phủ để thực hiện dịch vụ kiểm tra. Tỷ trọng nông thuỷ sản xuất khẩu cần qua kiểm tra nhà nước về chất lượng cần tăng lên, thậm chí có những mặt hàng có thể đưa lên 100%.
- Các bộ ngành trung ương cần có sự phối hợp chặt chẽ để tăng cường quản lý từ gốc vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm, cơng bố rõ danh mục các chất kháng sinh và hoá chất; quản lý chặt chẽ nhập khẩu và ngăn chặn có hiệu quả việc nhập lậu các loại kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật vào nước ta.
Từ năm 1997, chính phủ Singapore bắt đầu áp dụng chính sách cấp phép cho các cơ sở chế biến hải sản ở những nước xuất khẩu hải sản sang Singapore. Do đó cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu trong những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thực phẩm sang thị trường này.