II. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa việt nam singapore
1. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại
1.3. Một số biện pháp thị trường và xúc tiến thương mại
1.3.1. Đẩy mạnh sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hố
Trong thời gian chờ đợi để có đủ các điều kiện thành lập thị trường hàng hoá giao sau, có thể xem xét hình thành ngay một số sàn giao dịch hàng hoá để giúp nơng dân và doanh nghiệp có được sự đảm bảo chắc chắn hơn về giá cả và cơ hội tiêu thụ hàng hoá trong tương lai gần. Thuỷ sản và hạt điều đã đi đầu trong lĩnh vực này thông qua việc thành lập Trung tâm Giao dịch thuỷ sản Cần Giờ và mạng giao dịch hạt điều. Các ngành hàng khác, đặc biệt là gạo, chè và cà phê có thể tham khảo kinh nghiệm của các sàn giao dịch này để thiết lập sàn giao dịch riêng mình, góp phần giảm thiểu rủi ro của thị trường hàng hố giao ngay.
1.3.2. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại
Hệ thống xúc tiến thương mại được các nước ASEAN đặc biệt coi trọng phát triển. ở Singapore, Cục Phát triển Thương mại thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về xúc tiến thương mại. Ngồi ra, các Hiệp hội ngành nghề, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp người Hoa, Phịng Thương mại và Công nghiệp người Malaysia, Phòng Thương mại và Công nghiệp người ấn Độ... đều tiến hành công việc xúc tiến thương mại. Các Cơ quan Xúc tiến Thương mại bán thông tin cho các doanh nghiệp với giá rẻ, chỉ bằng 30 - 50% chi phí (Singapore cho rằng cần bán thơng tin vì phải mất tiền mua thì doanh nghiệp mới q trọng thơng tin, nhưng phải bán "lỗ" vì doanh nghiệp - nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần thông tin để điều chỉnh và phát triển sản xuất).
Hiện nay, tại Việt Nam, các tổ chức xúc tiến thương mại đã hình thành theo một hệ thống hồn chỉnh gồm: Cục Xúc tiến Thương mại, các Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Phòng Xúc tiến Thương mại thuộc các Sở Thương mại tỉnh thành phố, các trung tâm thông tin kinh tế cấp bộ ngành; các tổ chức phi chính phủ như VCCI, các hiệp hội ngành nghề, các câu lạc bộ doanh nghiệp...
Tuy thế, hệ thống xúc tiến thương mại vẫn còn manh mún, thiếu sự nối kết thành hệ thống nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Đội ngũ cán bộ chuyên trách phần lớn chưa được đào tạo kỹ lưỡng. Cơ sở hạ tầng cần được hiện đại hoá và xây dựng thêm.
Phần lớn các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc quá mức vào người mua nước ngoài vào Việt Nam để hướng dẫn họ phát triển xuất khẩu. Như vậy sẽ có những hạn chế trong kiểm sốt lợi nhuận, hiểu biết về nhu cầu xuất khẩu và cả cơ hội tăng giá trị gia tăng. Muốn phát triển thương mại hiệu quả, không thể phụ thuộc vào các biện pháp can thiệp tình huống và tạm thời của các tổ chức hỗ trợ thương mại (phần lớn là hỗ trợ bán hàng ra nước ngồi). Cần phải có những cố gắng chiến lược tồn diện hơn, có tổ chức và được điều phối nhịp nhàng để tập trung nguồn lực của các nhà xuất khẩu và các tổ chức hỗ trợ thương mại vào một mục tiêu chung. Phát triển thương mại phải được tổ chức xoay quanh các kế hoạch phát triển xuất khẩu của ngành phù hợp với các thị trường dự định xâm nhập.
Để công tác xúc tiến thương mại hiệu quả hơn, mạng lưới phát triển thương mại Việt Nam cần phải có tính cạnh tranh và hợp tác. Mạng lưới này phải là người phục vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu chứ không phải chủ nhân của họ. Sự hữu ích và hiệu quả của mạng lưới này được đánh giá bằng mức độ mà nó có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Một tiêu chí để đánh giá sự hữu ích và hiệu quả của mạng lưới phát triển thương mại là căn cứ vào mức độ hợp tác giữa các tổ chức hỗ trợ thương mại nòng cốt và vệ tinh để có thể cung cấp nhiều hơn các dịch vụ hỗ trợ mà các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại, chính phủ Việt Nam vẫn đang nỗ lực hỗ trợ cho hoạt động này; cụ thể ngày 12/11/2002 Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng trong báo cáo trình bày trước Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 2002 dự kiến ngân sách nhà nước 2003 và tổng quyết toán ngân sách 2001 đã thơng báo chính phủ sẽ đầu tư để xây
dựng 3 trung tâm xúc tiến thương mại ở nước ngoài, đồng thời tăng mức hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại.