Đánh giá chung về hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 68 - 73)

II. Hợp tác đầu tư và trên các lĩnh vực khác giữa Singapore và Việt Nam

1. Hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam

1.2. Đánh giá chung về hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam

Hiện tại, Singapore vẫn là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Những dự án đầu tư của các doanh nghiệp Singapore đã và đang góp phần quan trọng vào việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước.

Theo đánh giá mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mơ vốn bình qn mỗi dự án của Singapore khoảng 28,6 triệu USD cao nhất trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt nam. Singapore có 26 dự án với quy mơ vốn đầu tư lớn hơn 40 triệu USD, tập trung vào các ngành nghề như xây dựng cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp, khách sạn, văn phịng, căn hộ và công nghiệp. Singapore hiện có gần 160 dự án đã đi vào sản xuất - kinh doanh, với tổng vốn đăng kí 4,73 tỷ USD (chiếm 64% về số dự án, 68,5% về vốn) và gần 45 dự án đang xây dựng cơ bản, với tổng vốn đăng kí khoảng 750 triệu USD (chiếm gần 18% về số dự án, gần 11% về vốn). Nhờ đó, đến nay, khu vực dự án Singapore đã thực hiện được tổng vốn đầu tư trị giá trên 2,27 tỷ USD (chiếm khoảng 32,8%); đồng thời đã có tổng doanh thu trên 3,1 tỷ USD tạo việc làm cho hơn 20 nghìn lao động trực tiếp, chưa kể hàng vạn lao động gián tiếp khác trong xây dựng cơ bản và dịch vụ. Nhìn

chung các dự án triển khai tốt, có thể kể đến hàng loạt dự án được coi là thành công: Bia Heineken, nước giải khát Coca - Cola Việt Nam, cân cán thép Natsteel Vina, Dầu thực vật Cái Lân, Khu cơng nghiệp Việt Nam - Singapore (Bình

Dương), Khách sạn Fortuna, Khách sạn Heritage...51

Chính những dự án này đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố; nâng cao tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm.

Bảng 2.14 : Một số dự án của Singapore kinh doanh hiệu quả

Tên dự án Địa điểm

VĐTĐK (triệu USD) VĐTTH (triệu USD) Doanh thu (triệu USD) Số lao động (người) Coca-Cola Việt Nam TP. HCM 358,6 189,6 156,0 1000 Sơn Nippon Paint Đồng Nai 19,9 4,7 32,0 200 Cty LD NM bia Heineken TP. HCM 93,0 93,0 924,0 528 Thép Natsteel Vina Thái Nguyên 21,7 21,1 155,0 190 Mercedes-Benz VN TP. HCM 70,0 32,3 126,0 310 Dầu thực vật Cái Lân Quảng Ninh 39,1 29,6 223,7 550

Nguồn: Vụ Quản lý Dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tuy nhiên, khu vực dự án đầu tư của Singapore vẫn còn nhiều tồn tại.

Trước hết, tổng vốn chưa thực hiện so với vốn đã đăng ký khá lớn. Trong số vốn chưa thực hiện này chủ yếu tập trung ở các dự án thuộc khu vực cơng nghiệp dầu khí và dịch vụ. Singapore là một trong số 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam chiếm phần vốn chưa thực hiện lớn nhất, trên 4,7 tỷ USD chiếm tới 60% tổng vốn đăng ký với 100 dự án (phần vốn chưa thực hiện của Thái lan là 600 triệu USD và Malaysia có phần vốn chưa thực hiện tương đối nhỏ 137 triệu USD). Vì vậy, nếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thì vị thế 51 Bộ kế hoạch và đầu tư

của khu vực đầu tư Singapore tại Việt Nam sẽ được nâng cao hơn. Điều đó có tính khả thi cao, bởi phần lớn các dự án đầu tư Singapore có nguồn gốc từ những công ty mẹ là các công ty mẹ là các cơng ty đa quốc gia, các tập đồn kinh tế

mạnh trên thế giới như Keppel Corp, Coca-cola, Mercedes-Benz...52

Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư cịn mất cân đối. Các dự án đầu tư của Singapore phần lớn tập trung vào lĩnh vực khách sạn, dân dụng trong khi rất nhiều ngành công nghiệp chế biến khác đang cần gọi vốn đầu tư. Những dự báo chưa sát thực về cung cầu thị trường đã dẫn đến tình trạng thừa, cung vượt cầu trong lĩnh vực khách sạn, văn phịng. Thậm chí cịn có các dự án xây dựng khu đơ thị mới với tổng vốn đăng ký trên 2,2 tỷ USD được cấp giấy phép từ cuối năm 1996 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động".

Sự mất cân đối về cơ cấu đầu tư theo ngành cũng kéo theo sự mất cân đối về cơ cấu theo địa phương. Đa số vốn đầu tư của Singapore tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội (2.822,47 triệu USD) và TP Hồ Chí Minh (1.759,53 triệu USD với trên 95 dự án đầu tư). Số vốn đầu tư vào hai thành phố này chủ yếu vào ngành khách sạn, xây dựng văn phịng, căn hộ, xây dựng khu đơ thị mới. Song do ảnh hưởng của sự mất cân bằng cung cầu dẫn đến việc những dự án vào các ngành này không được triển khai. Hậu quả là đa số vốn chưa thực hiện được lại tập trung ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và tiếp đến là Hà Nội.

Ngồi ra, về hình thức đầu tư cũng còn nhiều bất cập. Phần lớn các dự án đầu tư của Singapore đều dưới hình thức liên doanh. Chủ yếu là do bên Việt Nam quan niệm chỉ có hình thức này mới bảo đảm được chủ quyền quốc gia. Trong khi đó nhóm dự án liên doanh lại có nhiều vốn chưa thực hiện nhất (71% vốn đăng ký); sau đó là đến nhóm dự án 100% vốn nước ngồi và tiếp đến là nhóm dự án theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong các dự án liên doanh, bên Việt Nam chỉ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; mặt khác phải nhờ bên nước ngồi vay để góp vốn pháp định nên phải gánh lãi suất cùng với phía đối tác nước ngồi. Nếu trong trường hợp thua lỗ, phía Việt Nam cũng phải gánh chịu phần thua lỗ, dẫn đến hiệu quả kinh tế đạt được rất thấp.

Thực tế cho thấy nhà đầu tư nước ngồi thích đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi hơn; thậm chí khi đã thành lập cơng ty liên doanh họ cũng tìm cách để chuyển đổi thành cơng ty 100% vốn nước ngồi. Điển hình là năm 1998, liên doanh Coca-Cola Chương Dương và Coca-Cola Ngọc Hồi đã lợi dụng chiêu bài lỗ do các chính sách tiếp thị quảng cáo để gạt bỏ sự có mặt của các đối tác Việt nam. Coca-Cola Chương Dương chi phí quảng cáo khuyến mại, phân phối sản phẩm, quản lý hành chính chiếm tới 41,77% doanh thu, sau đó đã chuyển thành công ty 100% vốn nước ngồi. Lý do là dưới hình thức này, nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức, địa điểm, đối tác đầu tư (trừ lĩnh vực đầu tư có điều kiện); Việt Nam cịn cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hưởng ưu đãi như doanh nghiệp liên doanh; mặt khác còn do thời gian qua ta phát triển mạnh các khu cơng nghiệp, mà ở đó hình thức đầu tư nước ngồi chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (chiếm 85% số dự án được cấp phép trong các khu công nghiệp).

Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước có thể linh hoạt cho đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngồi đối với những dự án công nghệ cao, xuất khẩu phần

lớn sản phẩm, tận dụng những lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm thị trường của Singapore.

Là một trong những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, Singapore đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hố. Suy thối kinh tế tồn cầu đang được thu hẹp, kinh tế khu vực đang được phục hồi; đó là nguồn sinh khí cho dịng vốn đầu tư của Singapore vào Việt Nam sẽ gia tăng, và hoạt động của khu vực dự án Singapore tại Việt Nam sẽ khởi sắc trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)