Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 97)

II. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa việt nam singapore

2. Chính sách thu hút đầu tư

2.3. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật của một quốc gia và một địa phương tiếp nhận FDI luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thơng qua các quyết định và triển khai các dự án đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu, cảng, đường xá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống thông tin liên lạc viễn thông hiện đại; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, quảng

cáo, kỹ thuật...) phát triển rộng khắp và có chất lượng cao. Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài tiện nghi và sự thoải mái dễ chịu như ở nhà họ, và giúp họ giảm được chi phí sản xuất về giao thơng vận tải, trong khi khơng hề bị cản trở trong việc duy trì và phát triển các quan hệ làm ăn bình thường với các đối tác của họ trong cả nước, cũng như khắp toàn cầu. Trong các điều kiện và chính sách hạ tầng phục vụ FDI, chính sách đất đai và bất động sản có sức chi phối mạnh mẽ đến các luồng FDI đổ vào Việt Nam; nếu giải quyết được ổn thoả những vướng mắc của lĩnh vực này, cụ thể là việc giải phóng mặt bằng cho các dự án thì các nhà đầu tư sẽ càng mở rộng hầu bao đầu tư lớn và lâu dài hơn nữa.

Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để tăng sự hấp dẫn của mơi trường đầu tư mà đó cịn là cơ hội để chúng ta có thể và có khả năng thu lợi đầy đủ hơn từ dịng vốn nước ngồi đã thu hút được (thơng qua thu nhập từ dịch vụ vận tải, thương mại, tài chính, tư vấn thơng tin phục vụ các dự án đầu tư đang và sẽ triển khai).

2.4. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học, cơng nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước

Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là một trong những điều kiện hàng đầu để một nước trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Việc thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba cùng với sự lạc hậu về trình độ khoa học cơng nghệ trong nước sẽ khó lịng đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư để triển khai các dự án của họ. ở Việt Nam lao động giản đơn dư thừa quá nhiều, trong khi đó lại thiếu các chun viên có trình độ kỹ thuật, quản lý cao. Do cung không đủ cầu nên tiền lương trả rất cao làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Trong khi đó, Singapore nổi tiếng là nước có lực lượng lao động quy củ vào bậc nhất thế giới. Những bất cập của lao động Việt Nam chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến quyết định bỏ vốn đầu tư của những nhà đầu tư Singapore.

Một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức tiếp thu công nghệ chuyển giao và là đối tác ngày càng bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện cần thiết để có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn nước ngồi. Hệ thống các doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất lẫn dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đủ sức giữ được thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mạng lưới các doanh nghiệp dịch vụ về tài chính - ngân hàng có vai trị quan trọng trong hệ thống đó, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển vốn trong nước và quốc tế.

2.5. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự ánFDI đã triển khai FDI đã triển khai

Lực cản lớn nhất làm nản lịng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Đây cũng chính là điểm yếu làm giảm lợi thế cạnh tranh của mơi trường đầu tư Việt Nam. Bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn nước ngồi mà cịn của tồn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của quốc gia. Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén về chính sách với những thủ tục hành chính, những quy định pháp lý có tính chất tối thiểu, đơn giản, công khai và nhất quán được thực hiện bởi những cán bộ có trình độ chun mơn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật, tơn trọng pháp luật.

Để có thể xây dựng được một mơi trường đầu tư hấp dẫn thoả mãn các tiêu chí trên, trước hết chính phủ Việt Nam cần coi thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2000 - 2010 là ưu tiên đặc biệt. Muốn vậy cần tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt về cạnh tranh với các nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia...vốn là những thị trường đầu tư truyền thống của Singapore nhằm thu hút lượng vốn FDI trước khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế khi hội nhập đầy đủ với thế giới. Các chính sách ưu đãi đầu tư phải được cụ thể hố. Các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp, kể cả các dự án đầu tư mở rộng, chính sách một giá, miễn giảm tiền thuê đất... cần được sửa đổi nhanh chóng linh hoạt. Khơng nên quy định thời gian tồn tại của dự án. Khơng vì sự vi phạm của một vài doanh nghiệp hay một vài nhà đầu tư mà thắt chặt thêm các quy định luật lệ làm khó khăn hơn cho số đơng các doanh nghiệp và nhà đầu tư khác.

Mặt khác cần xây dựng quy hoạch tổng thể đầu tư ở Việt Nam. Nên chăng chính phủ nên lập bản đồ quy hoạch về đầu tư, kể cả đầu tư trong và ngoài nước trên từng lĩnh vực, từng nhóm mặt hàng với ngun tắc khơng hạn chế số lượng dự án sản xuất hàng xuất khẩu; chỉ hạn chế về số lượng, quy mô dự án sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa để tránh hỗn loạn cung cầu trên thị trường, tránh lãng phí đầu tư. Các địa phương được phân cấp và chủ động cấp giấy phép đầu tư nhưng phải tuân thủ quy hoạch về đầu tư để tránh rối loạn thị trường nội địa, gây khó khăn cho điều hành của chính phủ và thiệt hại cho nhà đầu tư. Chính việc quản lý khơng tốt trong quy hoạch cụ thể đầu tư ở Việt Nam đã dẫn đến hậu quả các nhà đầu tư Singapore đầu tư quá nhiều vào bất động sản, xây dựng khách sạn và văn phòng, gây nên khủng hoảng thừa trong các lĩnh vực này. Chính phủ Việt Nam cần dành sự quan tâm hơn nữa đến các công ty FDI đang hoạt động tại Việt Nam vì theo kinh nghiệm các nhà đầu tư mới trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam đều tham khảo ý kiến nhận xét của lãnh đạo các công ty FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Họ coi đánh giá, nhận xét này là khách quan và là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đi đến quyết định cuối cùng. Vì vậy, chính phủ cần quan tâm giải quyết những vướng mắc, khó khăn và cùng các doanh nghiệp này tháo gỡ ngay các rào cản. Chính phủ cần xem xét cẩn trọng lộ trình hội nhập AFTA và các cam kết khi Việt Nam tham gia khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và WTO; khi đó các hàng rào đối với đầu tư được loại bỏ, các ngành công nghiệp được mở cửa cho các nhà đầu tư. Do Việt Nam đi sau các nước trong khu vực hàng chục năm vì vậy cần bảo vệ sản xuất trong nước kể cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong những nỗ lực thu hút đầu tư nói chung và đầu tư của Singapore nói riêng, tháng 2/2001, với chủ đề “Tiến tới thành công: Việt Nam - Điểm đến của các nhà đầu tư”, phái đoàn vận động đầu tư do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã đến Singapore, nơi có nhiều cơng ty đa quốc gia đặt văn phịng khu vực. Cùng với những cố gắng của chính phủ Việt Nam và thiện chí của Singapore trên cơ sở đơi bên cùng có lợi, hy vọng trong tương lai, quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Singapore sẽ ngày càng phát triển.

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về thực trạng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore, chúng ta đã thấy được sự phát triển nhanh chóng của mối

quan hệ này cũng như những nỗ lực của hai nước để có được những kết quả đáng khích lệ đó. Với sự hợp tác chặt chẽ khơng chỉ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, Singapore trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trong những năm qua Singapore liên tục là bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam, về lâu dài Singapore vẫn là một trong những thị trường quan trọng của ta. Các nhà đầu tư Singapore có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, khu vực đầu tư của Singapore tại Việt Nam đứng thứ nhất về tổng vốn đầu tư trong các quốc gia lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ngồi ra, hàng năm Singapore cịn dành cho Việt Nam những hỗ trợ trong một số lĩnh vực như đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường...

Cũng qua việc nghiên cứu đề tài có thể khẳng định rõ ràng việc phát triển kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Singapore là cần thiết, là nhu cầu của cả hai bên. Trong bối cảnh mới của kinh tế khu vực và thế giới, bên cạnh những cơ hội thuận lợi cịn tồn tại khơng ít khó khăn, cản trở tác động đến sự hợp tác phát triển giữa hai quốc gia.

Khoá luận đã phần nào đề cập đến những vấn đề này và đưa ra một số giải pháp cần thiết để có thể khai thác tiềm năng kinh tế trên mối quan hệ hợp tác giữa ta và nước bạn. Trong khn khổ của Khố luận, một số vấn đề cịn chưa có điều kiện nghiên cứu sâu. Nếu có dịp trở lại với đề tài, em sẽ phát triển đề tài này ở mức cao hơn và có tính thực tiễn hơn, đặc biệt là về vấn đề hợp tác đầu tư với Singapore khi mà thời hạn triển khai của khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đang đến gần và việc Việt Nam đang nỗ lực vận động gia nhập WTO.

Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn, nên khố luận sẽ cịn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy, cơ và các bạn để Khố luận hồn thiện hơn nữa. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã quan tâm giúp đỡ.

Lời mở đầu....................................................................................................................................1

Chương 1.....................................................................................................................................................................................3

Khái quát về đất nước và kinh tế Singapore.................................................................................3

I. Vài nét về điều kiện tự nhiên, chính trị, xã hội của Singapore..............................................................3

1. Điều kiện địa lý, tự nhiên.....................................................................................3

1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................3

1.2. Khí hậu......................................................................................................................4

2. Mơi trường văn hoá xã hội..................................................................................4

2.1. Đặc điểm dân cư.......................................................................................................4

2.2. Đặc điểm ngơn ngữ và tơn giáo...............................................................................5

3. Hệ thống chính trị, pháp luật...............................................................................6

II. Nền kinh tế Singapore trong những năm qua......................................................................................7

1. Thành tựu trong phát triển kinh tế của Singapore...........................................7

1.1. Singapore - trung tâm lọc dầu................................................................................8

1.2. Singapore - trung tâm chế tạo và lắp ráp các đồ điện tử.....................................9

1.3. Singapore - trung tâm dịch vụ thương mại thế giới...........................................10

1.4. Singapore - trung tâm dịch vụ hàng hải, cảng biển quốc tế...............................12

1.5. Singapore - trung tâm dịch vụ hàng không quốc tế............................................13

1.6. Singapore - trung tâm dịch vụ viễn thông..........................................................14

1.7. Singapore - trung tâm tài chính ngân hàng.........................................................16

2. Những thành cơng, hạn chế và nguyên nhân.................................................17

III. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của Singapore đối với Việt Nam.....................................................23

1. So sánh................................................................................................................23

2. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................24

2.1. Sớm "mở cửa" nền kinh tế, chủ động thực hiện hội nhập.................................24

2.2. Chính sách cơ cấu kinh tế hợp lý..........................................................................26

2.3. Chính sách thị trường và thương mại..................................................................26

2.4. Chính sách khoa học cơng nghệ............................................................................27

2.5. Chính sách đào tạo nhân lực.................................................................................29

2.6. Chính sách cạnh tranh..........................................................................................30

Chương 2...................................................................................................................................................................................31

Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 1995-2001...............31

I. Vị trí của nền kinh tế Singapore..........................................................................................................31

1. Vị trí của kinh tế Singapore trong kinh tế thế giới và ASEAN......................31

2. Vị trí của kinh tế Singapore trong quan hệ với Việt Nam...............................36

II. Hiện trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Singapore giai đoạn 1995 - 2001.........................38

1. Tình hình xuất khẩu từ Việt Nam vào Singapore............................................39

1.1. Kim ngạch...............................................................................................................39

1.2. Cơ cấu xuất khẩu...................................................................................................41

2. Tình hình nhập khẩu...........................................................................................47

2.1. Kim ngạch nhập khẩu...........................................................................................47

2.2. Cơ cấu nhập khẩu..................................................................................................49

3. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Singapore...........53

II. Hợp tác đầu tư và trên các lĩnh vực khác giữa Singapore và Việt Nam............................................58

1. Hiện trạng đầu tư của Singapore vào Việt Nam..............................................58

1.1. Hình thức và lĩnh vực đầu tư................................................................................61

2. Hợp tác trên các lĩnh vực khác.........................................................................70

Chương 3...................................................................................................................................................................................72

triển vọng và các giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại việt nam - singapore............72

I. Những khó khăn và thuận lợi trong quan hệ hai nước việt nam - singapore........................................72

1. Thuận lợi..............................................................................................................72

2. Khó khăn..............................................................................................................76

II. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa việt nam - singapore.......................79

1. Các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại......................................79

1.1. Hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.................................................80

1.1.1. Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu...................................................................80

1.1.2. Ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nơng dân..................................................81

1.1.3. Tiếp tục hạ chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp.....................................82

1.1.4 Cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm................................................................82

1.2. Hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.............................84

1.2.1. Rà sốt để hạ chi phí đầu vào xuống mức hợp lý.............................................84

1.2.2. Hồn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu...........................85

1.3. Một số biện pháp thị trường và xúc tiến thương mại.........................................88

1.3.1. Đẩy mạnh sự ra đời của các sàn giao dịch hàng hố........................................88

1.3.2. Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại.............................................88

2. Chính sách thu hút đầu tư.................................................................................90

2.1. Sự ổn định về kinh tế, chính trị xã hội.................................................................91

2.2. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài...............................................................................................................................92

2.3. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng............................................................................93

2.4. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học, cơng nghệ và hệ thống doanh nghiệp trong nước..................................................................................94

2.5. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển khai........................................................................................................................95

Kết luận.......................................................................................................................................98 Phụ lục

Mục lục bảng, biểu

Bảng 1.1: Ngoại thương Singapore 9

Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore 19

Bảng 2.1: Thương mại hàng hoá thế giới năm 2001: các nước xuất,

nhập khẩu chính

32

Bảng 2.2: Thương mại dịch vụ thế giới năm 2001: Các nước xuất, nhập

khẩu chính

33

Bảng 2.3: Xuất khẩu hàng hố của các nước ASEAN 34

Bảng 2.4: Nhập khẩu hàng hoá của các nước ASEAN 35

Bảng 2.5: Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN 6 tháng

2002

37

Bảng 2.6: Ba nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN tại Việt Nam 38

Bảng 2.7: Kim ngạch buôn bán của Việt Nam với Singapore. Tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu với thế giới

39

Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 40

Bảng 2.9: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang

Singapore

46

Bảng 2.10: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore 47

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển củng cố quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước việt nam singapore (Trang 97)